Việc bầu ban Thanh tra nhân dân thường được tiến hành tại các Hội nghị Cán bộ, công chức, viên chức hoặc Hội nghị người lao động. Để có một hội nghị thành công tốt đẹp thì người dẫn chương trình đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc dẫn dắt hội nghị. Dưới đây là kịch bản dẫn chương trình bầu ban thanh tra nhân dân chuẩn.
Mục lục bài viết
1. Kịch bản dẫn chương trình bầu ban thanh tra nhân dân chuẩn:
ĐIỀU HÀNH BẦU BAN THANH TRA NHÂN DÂN
ĐƠN VỊ TỔ CHỨC ………..
NHIỆM KỲ…………
1. Đọc đề án nhân sự Ban thanh tra nhân dân nhiệm kỳ………:
– Đồng chí: ……….đọc đề án nhân sự Ban Thanh tra nhân dân nhiệm kỳ…:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐỀ ÁN NHÂN SỰ BAN THANH TRA NHÂN DÂN
NHIỆM KỲ………….
– Căn cứ vào
– Căn cứ vào tình hình đặc điểm của (cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp)…………
Sau khi xin ý kiến chỉ đạo của (đơn vị trực tiếp quản lý)……….. Ban chấp hành công đoàn cơ sở………. xây dựng đề án nhân sự Ban thanh tra nhân dân nhiệm kỳ ……… như sau:
1. Tiêu chuẩn của Ban thanh tra nhân dân:
– Thành viên ban Thanh tra nhân dân phải là người đáp ứng phẩm chất trung thực, công tâm, có uy tín và là những người có hiểu biết về chính sách, pháp luật và phải là người có tinh thần tự nguyện vào Ban Thanh tra nhân dân;
– Có năng lực làm chủ bản thân và đặt lợi ích của tập thể lên trên lợi ích cá nhân;
– Có tinh thần dám nghĩ, dám làm và vươn lên trong công việc và cuộc sống;
– Có năng lực khá trở lên về chuyên môn nghiệp vụ;
– Có đạo đức, lối sống trung thực, lành mạnh, tích cực chống tiêu cực.
2. Về số lượng, cơ cấu của Ban thanh tra nhân dân:
– Theo hướng dẫn của
Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp (Đã ký) |
3. Bầu Ban thanh tra nhân dân
( Tiến hành phần 2 sau khi đồng chí…..Đọc xong đề án nhân sự ban Thanh tra nhân dân)- Người dẫn nói:
– Qua trình bày đề án nhân sự Ban thanh tra nhân dân nhiệm kỳ …………… Xin Hội nghị cho ý kiến về số lượng và cơ cấu của Ban thanh tra nhân nhân.
– Nếu hội nghị nhất trí số lượng là … và cơ cấu … trưởng ban và … phó ban thì cho biểu quyết.
– Hội nghị còn ý kiến nào khác….. (để cho các đại biểu trình bày ý kiến)
– Như vậy Hội nghị chúng ta đã thống nhất là bầu … đồng chí vào Ban thanh tra nhân dân nhiệm kỳ ……… Theo như trình tự bầu cử thì chúng ta có 2 cách bầu như sau:
+ Cách 1: Bầu tròn 3 lấy 3
+ Cách 2: Bầu 4 lấy 3 hoặc 5 lấy 3
– Hội nghị chúng ta nhất trí theo cách nào cho ý kiến biểu quyết:
+ Cho biểu quyết lựa chọn phương án: (Ai lựa chọn phương án 1 dơ tay, Ai lựa chọn phương án 2 dơ tay)
+ Ai có ý kiến khác (dơ tay và trình bày ý kiến)
– Hội nghị tiến hành ứng cử và đề cử
Ứng cử | Bầu cử |
1…………….. 2…………….. 3…………….. | 1…………….. 2…………….. 3…………….. |
– Đọc danh sách bầu cử (hỏi xem Hội nghị còn ý kiến nào khác hay không)
4. Bầu ban kiểm phiếu:
– Để tiến hành việc bỏ phiếu bầu Ban thanh tra nhân dân Hội nghị chúng ta sẽ bầu ra Ban kiểm phiếu.
– Để giúp cho hội nghị xem xét quyết định. Đoàn chủ tịch xin trình dự kiến danh sách Ban kiểm phiếu gồm có 3 đồng chí có tên sau đây.
1……………………
2……………………
3……………………
Xin Hội nghị cho ý kiến về Ban kiểm phiếu. Nếu hội nghị không có ý kiến gì khác thì xin cho biểu quyết (để đại biểu dơ tay biểu quyết, thông thường sẽ là đồng ý 100%, trừ trường hợp nghi ngờ ban kiểm phiếu sẽ gian lận do thân quen với một trong số các ứng viên)
– Mời Ban kiểm phiếu lên làm việc
5. Công bố kết quả kiểm phiếu:
Sau khi ban kiểm phiếu hoàn thành nhiệm vụ kiểm phiếu thì gửi kết quả lên đoàn chủ toạ.
Nhận được kết quả từ Ban kiểm phiếu thì Chủ toạ xin trân trọng giới thiệu đồng chí:…….- Trưởng ban Bầu cử lên công bố kết quả bầu Ban Thanh tra nhân dân nhiệm kỳ…..
Đại hội thông qua kết quả và ban Thanh tra nhân dân mới ra mắt đại hội.
2. Tại sao phải bầu ra ban Thanh tra nhân dân?
Thanh tra nhân dân là hình thức giám sát của nhân dân thông qua Ban thanh tra nhân dân đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước.
Căn cứ theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Luật Thanh tra năm 2010 và Điều 2 Nghị định số 159/2016/NĐ-CP của Chính phủ ban hành thì Thanh tra nhân dân được quy định là một hình thức giám sát của nhân dân thông qua Ban Thanh tra nhân dân trong việc thực hiện các chính sách, quy định của pháp luật và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo cũng như việc thực hiện quy định của pháp luật về dân chủ ở cấp cơ sở của cơ quan, tổ chức, đơn vị hay cá nhân có trách nhiệm ở xã, phường, thị trấn, cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước.
Như vậy, có thể hiểu ngắn gọn, thanh tra nhân dân chính là một hình thức thực hiện quyền giám sát của nhân dân thông qua ban Thanh tra nhân dân được bầu ra. Nhận thấy tầm quan trọng đó của ban Thanh tra nhân dân thì hoạt động bầu cử, thành lập ban Thanh tra nhân dân được thực hiện theo từng nhiệm kỳ đã quy định.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của ban Thanh tra nhân dân:
Thanh tra nhân dân là những người được nhân dân tín nhiệm, bầu cử để thực hiện việc giám sát các hoạt động trong thực hiện chính sách, các quy định của pháp luật,…Do đó, ban Thanh tra nhân dân có những quyền hạn và nhiệm vụ sau:
3.1. Nhiệm vụ của ban Thanh tra nhân dân:
Ban Thanh tra nhân dân có những nhiệm vụ cụ thể được quy định tại Điều 66 Luật Thanh tra năm 2010 như sau:
Ban Thanh tra nhân dân có nhiệm vụ bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân cũng như người lao động. Phải đảm bảo thực hiện trách nhiệm, tổ chức biểu dương những cá nhân, đơn vị có thành tích xuất sắc;
Ban Thanh tra nhân dân có nhiệm vụ là thực hiện việc giám sát có hoạt động thực hiện chính sách, quy định của pháp luật; giám sát việc giải quyết tố cáo, khiếu nại của nhân dân với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; giám sát việc thực hiện các quy định pháp luật về dân chủ ở cấp cơ sở của các cơ quan, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm ở cấp xã, phường, thị trấn, cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các doanh nghiệp Nhà nước;
3.2. Quyền hạn của ban Thanh tra nhân dân:
Bên cạnh những nhiệm vụ đặt ra để thực hiện thì ban Thanh tra nhân dân còn được đảm bảo những quyền hạn cụ thể được quy định tại Điều 67 Luật Thanh tra năm 2010 như sau:
Ban Thanh tra nhân dân có quyền kiến nghị với cá nhân có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật khi phát hiện ra những dấu hiệu, hành vi vi phạm pháp luật và giám sát việc thực hiện kiến nghị đó của cá nhân có thẩm quyền;
Khi cần thiết thì Ban Thanh tra nhân dân được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập hoặc người đứng đầu doanh nghiệp Nhà nước để xác minh một số nhiệm vụ nhất định;
Ban Thanh tra nhân dân có quyền kiến nghị với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn hoặc người đứng đầu của các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp Nhà nước để khắc phục những sơ hở, thiếu sót được ban Thanh tra phát hiện ra trong quá trình giám sát.
4. Ban Thanh tra nhân dân hiện nay được quy định thực hiện những hoạt động nào?
Hiện nay hoạt động của ban Thanh tra nhân dân được thực hiện theo từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Cụ thể được phân ra thành hoạt động của ban Thanh tra nhân dân ở xã/ phường/ thị trấn và hoạt động của ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp Nhà nước.
Thứ nhất, ban Thanh tra nhân dân ở xã/ phường/ thị trấn thường thực hiện những hoạt động sau:
– Thực hiện hoạt động giám sát các hoạt động của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại địa phương đó…;
– Thực hiện hoạt động xác minh theo sự phân công của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã/ phường/ thị trấn.
Thứ hai, ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp Nhà nước thường thực hiện những hoạt động sau;
– Xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân;
– Thực hiện giám sát các hoạt động của cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp Nhà nước;
– Thực hiện hoạt động xác minh theo sự chỉ đạo của người đứng đầu cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp Nhà nước.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Thanh tra năm 2010;
– Nghị định số 159/2016/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 21/11/2016 Quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật thanh tra về tổ chức và hoạt động của Ban thanh tra nhân dân