Hiện nay, người chồng hoặc người vợ đồng ý để lại toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu và quyền sử dụng của mình cho người còn lại. Điều này, được gọi là việc khước từ tài sản chung vợ chồng khi ly hôn. Vậy, Khước từ tài sản là gì? Quy định thủ tục khước từ tài sản chung?
Mục lục bài viết
1. Khước từ tài sản là gì?
Khước từ tài sản được hiểu là văn bản sử dụng trong lĩnh vực pháp luật đặc biệt là thừa kế, hôn nhân và gia đình có nghĩa là một người từ chối tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản đó.
– Trường hợp khước từ tài sản là di sản thừa kế thì việc khước từ tài sản chính là từ chối nhận di sản thừa kế. Căn cứ theo quy định tại Điều 620
– Trường hợp khước từ tài sản là tài sản chung của vợ và chồng. Khước từ tài sản trong trường hợp này được hiểu là văn bản thỏa thuận của hai vợ, chồng về chế độ tài sản chung của họ, nội dung văn bản ghi rõ ràng các thỏa thuận về tài sản và tài sản có thể là tài sản riêng của người vợ, người chồng, người còn lại không quyền đối với tài sản đó hoặc tài sản chung của hai vợ chồng.
Do đó, từ những phân tích nêu trên có thể hiểu khước từ tài sản chính là việc ghi nhận bằng văn bản với nội dung không nhận hoặc từ chối tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng của mình. Hay nói cách khác, việc khước từ tài sản thông thường là việc từ chối di sản thừa kế hoặc trường hợp thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng mà trong đó một bên vợ hoặc chồng không nhận tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng của mình.
2. Quy định thủ tục khước từ tài sản chung:
Hiện nay, theo quy định pháp
– Trường hợp 1: Một là vợ chồng tự thỏa thuận với nhau về việc phân chia tài sản chung, do đó trường hợp một bên vợ, chồng làm đơn khước từ tài sản chung vợ chồng.
– Trường hợp 2: Hai bên vợ, chồng có thể yêu cầu tòa án phân chia tài sản chung.
Căn cứ theo quy định tại Điều 38
– Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung,Trường hợp không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng trong một số trường hợp, việc khước từ tài sản chung của vợ, chồng trong một số trường hợp nhất định, đó là trường hợp chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân vô hiệu, cụ thể căn cứ theo quy định tại Điều 42 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:
+ Ảnh hưởng quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình; ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình;
+ Nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ sau đây: Nghĩa vụ thanh toán khi bị Tòa án tuyên bố phá sản; Nghĩa vụ trả nợ cho cá nhân, tổ chức; Nghĩa vụ nộp thuế hoặc nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước; Nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng; Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại; Nghĩa vụ khác về tài sản theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, Bộ luật dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Nhằm đảm bảo sự thỏa thuận của hai bên vợ, chồng thì việc thỏa thuận về việc chia tài sản chung của hai vợ chồng phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật. Nội dung văn bản từ chối tài sản chung vợ, chồng ghi nhận, thể hiện ý chí khước từ tài sản chung của một bên vợ, chồng đối với tài sản chung của hai bên vợ, chồng.
3. Thủ tục khước từ tài sản chung:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Quý bạn chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ sau:
(1) Văn bản thỏa thuận khước từ tài sản chung của hai bên vợ, chồng;
(2) Giấy tờ tùy thân của hai bên vợ, chồng: Căn cước công dân/chứng minh nhân dân, giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, sổ hộ khẩu, hộ chiếu,…
(3) Giấy tờ liên quan, chứng minh tài sản chung vợ, chồng: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ); Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở; giấy tờ đăng ký xe; hợp đồng chuyển nhượng tài sản;…
Lưu ý:
– Khi một bên vợ, chồng khước từ tài sản thì có trách nhiệm phải chứng minh tài sản đó thuộc quyền sử dụng, sở hữu của mình trong khối tài sản chung của hai vợ chồng.
Bước 2: Tiến hành công chứng, chứng thực hồ sơ
– Quý bạn đọc, cần tiến hành ra Văn phòng công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã/phường nơi quý bạn đọc đang cư trú tiến thành thủ tục công chứng, chứng thực hồ sơ. Hai bên vợ, chồng tiến hành điền thông tin vào phiếu, giấy tờ theo yêu cầu Công chứng viên hoặc cán bộ tư pháp tại xã.
Công chứng viên tiếp nhận hồ sơ, trường hợp hồ sơ hợp lệ công chứng viên tiếp hành ghi vào sổ công chứng. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, công chứng viên hướng dẫn các bên bổ sung hồ sơ.
– Tiếp theo, công chứng viên tiến hành hướng dẫn hai bên vợ, chồng ký vào văn bản thỏa thuận về việc khước từ tài sản và kiểm tra thông tin trong hồ sơ. Công chứng viên tiến hành ghi lời chứng, ký và đóng dấu theo đúng quy định pháp luật.
– Căn cứ theo quy định tại Điều 43 Luật Công chứng năm 2014, thời hạn công chứng được thực hiện theo thời hạn sau:
+ Kể từ ngày thụ lý hồ sơ yêu cầu công chứng đến ngày trả kết quả công chứng được xác định là thời hạn công chứng. Thời gian giám định, xác minh nội dung liên quan đến hợp đồng, giao dịch, niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, dịch giấy tờ, văn bản khai nhận di sản, văn bản không tính vào thời hạn công chứng.
+ Thời hạn công chứng không quá 02 ngày làm việc. Tuy nhiên, đối với hợp đồng, giao dịch có nội dung phức tạp thì thời hạn công chứng có thể kéo dài hơn nhưng không được quá 10 ngày làm việc.
Bước 3: Tiến hành thủ tục sang tên
Hiện nay, pháp luật quy định đối với những tài sản yêu cầu phải thực hiện đăng ký thì quý bạn đọc cần tiến hành thêm thủ tục sang tên. Đặc biệt đối với những tài sản có giá trị như đất đai thì tốt nhất cần phải tiến hành thủ tục đăng ký biến động đất đai theo quy định pháp luật Đất đai. Cụ thể, căn cứ theo quy định tại Khoản 6 Điều 95 Luật Đất đai năm 2013 quy định: Các trường hợp đăng ký biến động như sau dưới đây thì trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày có biến động, người sử dụng đất phải thực hiện thủ tục đăng ký biến động. Trường hợp thừa kế quyền sử dụng đất thì thời hạn đăng ký biến động được tính từ ngày phân chia xong quyền sử dụng đất là di sản thừa kế.
– Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện các quyền thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;
– Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được phép đổi tên;
– Chuyển quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất và tài sản khác gắn liền với đất của vợ hoặc của chồng thành quyền sử dụng đất chung, quyền sở hữu tài sản chung của vợ và chồng;
– Chia tách quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất và tài sản khác gắn liền với đất của tổ chức hoặc của hộ gia đình hoặc của vợ và chồng hoặc của nhóm người sử dụng đất chung, nhóm chủ sở hữu tài sản chung gắn liền với đất;
– Thay đổi, xác lập hoặc chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề.
– Thay đổi quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền công nhận; quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai, quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đã được thi hành; văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật; thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp để xử lý nợ;
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014;
– Luật Công chứng năm 2014.