Khủng bố là một hiện tượng chính trị - xã hội tiêu cực liên quan đến nhiều lĩnh vực trong đời sống cộng đồng. Khủng bố quốc tế là mối đe dọa nguy hại đối với nội bộ các quốc gia nói riêng và cả thế giới nói chung. Vậy khủng bố quốc tế là gì? Bản chất chủ nghĩa khủng bố quốc tế như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Khủng bố quốc tế là gì?
1.1. Khủng bố là gì?
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 3 Luật phòng, chống khủng bố năm 2013 quy định về khái niệm khủng bố như sau:
Khủng bố là một, một số hoặc tất cả hành vi sau đây của tổ chức, cá nhân nhằm chống chính quyền nhân dân, ép buộc chính quyền nhân dân, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế, gây khó khăn cho quan hệ quốc tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc gây ra tình trạng hoảng loạn trong công chúng:
– Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tự do thân thể hoặc đe dọa xâm phạm tính mạng, uy hiếp tinh thần của người khác
– Chiếm giữ, làm hư hại, phá hủy hoặc đe dọa phá hủy tài sản; tấn công, xâm hại, cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet, thiết bị số của cơ quan, tổ chức, cá nhân
– Hướng dẫn chế tạo, sản xuất, sử dụng hoặc chế tạo, sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán vũ khí, vật liệu nổ, chất phóng xạ, chất độc, chất cháy và các công cụ, phương tiện khác nhằm phục vụ cho việc thực hiện hành vi quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 3 Luật phòng, chống khủng bố năm 2013
– Tuyên truyền, lôi kéo, xúi giục, cưỡng bức, thuê mướn hoặc tạo điều kiện, giúp sức cho việc thực hiện hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 3 Luật phòng, chống khủng bố năm 2013
– Thành lập, tham gia tổ chức, tuyển mộ, đào tạo, huấn luyện đối tượng nhằm thực hiện hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 3 Luật phòng, chống khủng bố năm 2013
– Các hành vi khác được coi là khủng bố theo quy định của điều ước quốc tế về phòng, chống khủng bố mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
1.2. Khủng bố quốc tế là gì?
Hiện nay, khủng bố quốc tế chưa có một định nghĩa cụ thể trong văn bản pháp luật quốc tế hiện đại nào. Thực tế có thể hiểu khủng bố quốc tế là một hiện tượng chính trị – xã hội tiêu cực, vượt qua hẳn biên giới quốc gia mỗi đất nước. Khủng bố quốc tế là tổ chức được một quốc gia thực hiện nhằm mục đích chống lại một quốc gia khác, khủng bố này có thể do công dân một quốc gia tổ chức và thực hiện nhằm chống lại quốc gia mình trên cùng một lãnh thổ.
Mục đích của khủng bố quốc tế là mang đến nỗi khiếp sợ cho một nhóm người hoặc dân cư trên thế giới nói chung.
2. Nguyên nhân phát sinh chủ nghĩa khủng bố:
Phát sinh vấn đề khủng bố phải xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Do hoạt động khủng bố rất đa dạng, nhiều kiểu và xuất hiện từ rất nhiều các vùng miền, quốc gia khác nhau với những điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế – xã hội khác nhau nên tất thảy, nguyên nhân xuất phát cũng đa dạng. Thực tế, có thể tìm hiểu các nguyên nhân cơ bản như sau:
Thứ nhất, thế giới phẳng với sự phát triển của kinh tế, thị trưởng mở rộng nên việc xóa nhòa đi biên giới quốc gia là điều hiển nhiên. Và từ đó ắt hẳn dẫn đến việc phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, phương thức vận chuyển và thông tin xuyên biên giới. Chính những yếu tố này vô hình chung trở thành “đồng minh” của chủ nghĩa khủng bố quốc tế, điều đó làm bàn đẩy cho việc hoạt động khủng bố một cách dễ dàng, thuận lợi hơn bao giờ hết. Bên cạnh đó, việc phát triển của thế giới khiến con người cũng kéo gần nhau lại hơn, mọi văn hóa, dân tộc được kết nối, và chính vì vậy, nhiều kẻ lợi dụng điều này để tác động nhằm mục đích kích động tâm lý, tuyên truyền những thông tin vô nhân đạo trong dân chúng, tạo nên sự phản kháng chính quyền từ một số bộ phận người dân.
Thứ hai, xuất phát từ chủ nghĩa cực đoan, phải kể đến chủ nghĩa dân tộc cực đoan và chủ nghĩa tôn giáo cực đoan. Đây là nguyên nhân khá quan trọng và phổ biến trong thế giới hiện nay. Chủ nghĩa dân tộc cực đoan bảo thủ có thể dẫn đến chủ nghĩa bài ngoại hoặc chủ nghĩa ly khai. Đây là nguyên nhân có thể nói là nguồn gốc sâu xa và mạnh mẽ nhất. Còn chủ nghĩa tôn giáo mang tính mu muội, sự mê tín dị đoan khiến các tín đồ tôn giáo tin về một vấn đề gì đó một cách tuyệt đối hóa và dẫn đến việc khủng bố đấu tranh trên thế giới.
Thứ ba, có thể kể đến nguyên nhân xuất phát từ sự đói nghèo, dân trí thấp của người dân ở mỗi quốc gia trên thế giới. Chính vì nghèo đói, mất niềm tin vào tương lai hay xã hội, chính quyền đã rất dễ dàng bị dụ dỗ, lôi kéo theo sự chỉ dẫn của các tổ chức khủng bố, làm theo lời của những tên cầm đầu tổ chức khủng bố để vận chuyển vũ khí hay thậm chí là sản xuất vũ khí.
3. Bản chất chủ nghĩa khủng bố quốc tế?
Thứ nhất, khủng bố quốc tế mang tính khách quan tất yếu vì nó tồn tại dưới rất nhiều hình thức bất kể ở giai đoạn nào, thời đại nào, quốc gia nào. Hiện nay, các cuộc chiến tranh giữa các quốc gia được hiểu ở giai đoạn “
Thứ hai, khủng bố quốc tế mang những mục tiêu có thể kể đến như sau:
– Mục tiêu quân sự, chính trị: có thể nói đây là mục tiêu mà tổ chức khủng bố hướng đến nhiều nhất, bởi nó tạo được tiếng vang lớn vì đánh vào chế độ chính quyền của cả một quốc gia
– Mục tiêu kinh tế: mong muốn làm ảnh hưởng đến nền kinh tế của các tổ chức khủng bố rất lớn như đánh vào ngân hàng, các trung tâm thương mại, cầu, cảng hay thị trường chứng khoán…
– Mục tiêu nhằm vào các hệ thống thông tin như các cục mạng nội bộ, đài phát thanh truyền hình làm ảnh hưởng đến đường truyền gián đoạn thông tin.
– Mục tiêu gây mất trật tự an ninh chính trị, tạo sự phản động nhằm gây bất ổn hệ thống chính trị của các quốc gia, tạo sự cạnh tranh, xung đột giữa các nước.
– Mục tiêu muốn phá rối sự đoàn kết quả các quốc gia, dân tộc, phá hoại sự yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Đây là mục tiêu rất vô nhân đạo của các tổ chức khủng bố, xuất phát từ sự ganh ghét cá nhân hay vì lý do thù oán mà gây nên sự xáo trộn giữa các quốc gia trên thế giới.
4. Các giải pháp chống khủng bố:
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 37 Luật Phòng, chống khủng bố năm 2013 nội dung hợp tác quốc tế quy định như sau:
– Trao đổi thông tin về phòng, chống khủng bố;
– Huấn luyện, diễn tập phòng, chống khủng bố;
– Nâng cao năng lực pháp luật; đào tạo, huấn luyện kiến thức, kỹ năng về phòng, chống khủng bố;
– Tăng cường điều kiện vật chất về phòng, chống khủng bố;
– Giải quyết vụ khủng bố;
– Thực hiện các nội dung hợp tác quốc tế khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan giúp Chính phủ đàm phán, đề xuất ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế có liên quan đến phòng, chống khủng bố; chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan trong hợp tác quốc tế về phòng, chống khủng bố.
Như vậy, cần hợp tác quốc tế để phòng, chống khủng bố, cụ thể tiến hành huấn luyện, diễn tập phòng, chống khủng bố; tăng cường điều kiện vật chất về phòng, chống khủng bố; thực hiện các nội dung hợp tác quốc tế như kí kết điều ước quốc tế về hòa bình.
Trên đây là những quy định cơ bản nhất thế nào là khủng bố quốc tế, về bản chất của khủng bố quốc tế. Đối tượng bị khủng bố gây thiệt hại có thể là tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm, tài sản (của cá nhân, tổ chức hay của nhà nước) hoặc sự vững mạnh của một chính quyền nhà nước. Trên cơ sở tìm hiểu bản chất nguy hiểm của khủng bố quốc tế, chính quyền các quốc gia cần có sự hợp tác bền vững để đẩy mạnh việc xóa bỏ khủng bố, tạo một môi trường sống hòa bình giữa các quốc gia.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: Luật phòng, chống khủng bố năm 2013