Đông Nam Á là tiểu vùng địa lý phía đông nam của châu Á, bao gồm các khu vực phía nam của Trung Quốc, phía đông nam của tiểu lục địa Ấn Độ và phía tây bắc của Úc. Diện tích vùng Đông Nam Á chiếm 4,5 triệu km2 bao gồm 11 quốc gia: Việt Nam, Lào, Campuchia, Singapore, Thái Lan, Mianmar, Malaysia, Indonesia, Philippin, Brunei, Đông timor. Vậy khu vực Đông Nam Á có nhóm đất chính nào sau đây?
Mục lục bài viết
1. Khu vực Đông Nam Á có nhóm đất chính nào sau đây?
A. Đất pốtdôn hoặc đất đài nguyên.
B. Đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm, đất đen.
C. Đất đỏ hoặc đất nâu đỏ xavan.
D. Đất feralit hoặc đất đen nhiệt đới.
Đáp án đúng: D
Phương pháp giải: Khu vực Đông Nam Á có nhóm đất chính là đất đỏ vàng (feralit) hoặc đất đen nhiệt đới.
2. Đặc điểm đất đai khu vực Đông Nam Á:
Đất đai ở khu vực Đông Nam Á có những đặc điểm nổi bật, ảnh hưởng đáng kể đến nông nghiệp, môi trường và phát triển kinh tế. Dưới đây là những đặc điểm chính:
– Đất phù sa:
Phân bố: Phổ biến dọc theo các con sông lớn như sông Mekong, sông Chao Phraya, sông Irrawaddy.
Đặc tính: Đất phù sa rất màu mỡ, giàu dinh dưỡng, thích hợp cho việc trồng lúa nước và các loại cây trồng khác.
– Đất đỏ bazan:
Phân bố: Phổ biến ở vùng cao nguyên và một số khu vực đồi núi ở Việt Nam (Tây Nguyên), Lào, Campuchia và Thái Lan.
Đặc tính: Đất đỏ bazan có độ phì nhiêu cao, thoát nước tốt, thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp như cà phê, cao su, chè và hồ tiêu.
– Đất phèn:
Phân bố: Chủ yếu ở các vùng đồng bằng ven biển và một số vùng đồng bằng thấp.
Đặc tính: Đất phèn thường có độ chua cao, cần được cải tạo để có thể trồng trọt. Cần áp dụng kỹ thuật nông nghiệp đặc biệt để khắc phục vấn đề này.
– Đất mặn:
Phân bố: Phổ biến ở các vùng ven biển, các khu vực ngập mặn, nơi nước biển xâm nhập.
Đặc tính: Đất mặn có độ mặn cao, khó trồng trọt nếu không được cải tạo. Tuy nhiên, có thể sử dụng cho nuôi trồng thủy sản hoặc trồng các loại cây chịu mặn.
– Đất feralit:
Phân bố: Phổ biến ở vùng đồi núi, cao nguyên, đặc biệt là ở các vùng nhiệt đới ẩm.
Đặc tính: Đất feralit thường chua, nghèo dinh dưỡng, nhưng nếu được cải tạo, có thể trồng cây lâu năm và cây công nghiệp.
– Đất phù sa cũ và đất bạc màu:
Phân bố: Rải rác ở các vùng trung du, đồng bằng ven sông.
Đặc tính: Đất bạc màu và đất phù sa cũ cần được cải tạo và bón phân thường xuyên để duy trì năng suất cây trồng.
– Tác động đến nông nghiệp và phát triển:
+ Nông nghiệp: Đặc điểm đất đai phong phú và đa dạng giúp Đông Nam Á trở thành khu vực có nền nông nghiệp phát triển mạnh mẽ với nhiều loại cây trồng như: lúa, cà phê, cao su, trái cây nhiệt đới, và cây công nghiệp.
+ Phát triển kinh tế: Nền nông nghiệp phát triển sẽ cung cấp nguyên liệu dồi dào cho công nghiệp chế biến, xuất khẩu, góp phần quan trọng vào nền kinh tế của các quốc gia trong khu vực.
+ Thách thức: Một số loại đất như đất phèn, đất mặn và đất feralit đòi hỏi các biện pháp cải tạo và quản lý đất đai hợp lý để đảm bảo năng suất và bảo vệ môi trường.
Việc hiểu rõ và quản lý tốt các đặc điểm đất đai này là chìa khóa để phát triển bền vững trong khu vực Đông Nam Á.
3. Bài tập trắc nghiệm về khu vực Đông Nam Á:
Câu 1: Một trong những hạn chế lớn của lao động các nước Đông Nam Á là?
A. Lao động trẻ, thiếu kinh nghiệm.
B. Thiếu lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn cao.
C. Lao động không cần cù, siêng năng.
D. Thiếu sự dẻo dai, năng động.
Đáp án:
Các nước Đông Nam Á có nguồn lao động dồi dào, tuy nhiên phần lớn lao động có trình độ thấp, thiếu lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn cao.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 2: Điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới ở Đông Nam Á là?
A. Khí hậu nóng ẩm, hệ đất trồng phong phú, mạng lưới sông ngòi dày đặc.
B. Vùng biển rộng lớn giàu tiềm năng (trừ Lào).
C. Hoạt động của gió mùa với một mùa đông lạnh.
D. Địa hình đồi núi chiếm ưu thế và có sự phân hóa của khí hậu.
Đáp án:
Khu vực Đông Nam có khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, hệ đất trồng phong phú (đất phù sa màu mỡ, đất badan và freralit đồi núi), mạng lưới sông ngòi dày đặc thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 3: Những khó khăn về tự nhiên của khu vực Đông Nam Á trong phát triển kinh tế là?
A. Nghèo tài nguyên khoáng sản
B. Không có đồng bằng lớn
C. Lượng mưa quanh năm không đáng kể
D. Chịu ảnh hưởng nặng nề của các thiên tai
Đáp án:
Khu vực Đông Nam Á chịu ảnh hưởng nặng nề của các thiên tai (bão, lũ, động đất, núi lửa…).
Đáp án cần chọn là: D
Câu 4: Các nước Đông Nam Á có nhiều loại khoáng sản vì?
A. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa.
B. Có nhiều kiểu, dạng địa hình.
C. Nằm trong vành đai sinh khoáng.
D. Nằm kề sát vành đai núi lửa Thái Bình Dương.
Đáp án:
Đông Nam Á nằm trong vành đai sinh khoáng, có nhiều khoáng sản -> thuận lợi cho phát triển công nghiệp.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 5: Phong tục tập quán, sinh hoạt văn hóa của người dân có nhiều nét tương đồng là một trong những điều kiện thuận lợi để các nước Đông Nam Á?
A. Hợp tác cùng phát triển.
B. Phát triển du lịch.
C. Ổn định chính trị.
D. Hội nhập kinh tế.
Đáp án:
Phong tục tập quán, sinh hoạt văn hóa của người dân có nhiều nét tương đồng là một trong những điều kiện thuận lợi để các nước Đông Nam Á hợp tác cùng phát triển trên nhiều lĩnh vực (văn hóa, chính trị, kinh tế,..)
Đáp án cần chọn là: A
Câu 6: Điểm khác nhau cơ bản của địa hình Đông Nam Á biển đảo so với Đông Nam Á lục địa là?
A. Đồng bằng phù sa nằm đang xen giữa các dãy núi.
B. Có nhiều núi lửa đang hoạt động.
C. Ít đồng bằng, nhiều khối núi cao và đồ sộ.
D. Núi thường thấp dưới 3000m.
Đáp án:
Đông Nam Á biển đảo có địa hình gồm nhiều núi và núi lửa (nằm gần với vành đai núi lửa Thái Bình Dương).
Đông Nam Á lục địa địa hình gồm nhiều núi, đồng bằng ven biển nhưng đặc điểm địa chất ổn định hơn và không có núi lửa hoạt động.
=> Vậy điểm khác nhau cơ bản của địa hình Đông Nam Á biển đảo với Đông Nam Á lục địa là :có nhiều núi lửa đang hoạt động
Đáp án cần chọn là: B
Câu 7: Đông Nam Á tiếp giáp với các đại dương nào dưới đây?
A. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.
B. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
C. Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.
D. Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương.
Đáp án:
Đông Nam Á tiếp giáp với hai đại dương là Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 8: Đông Nam Á có vị trí địa – chính trị rất quan trọng vì?
A. Khu vực này tập trung rất nhiều loại khoáng sản.
B. Là nơi đông dân nhất thế giới, tập trung nhiều thành phần dân tộc.
C. Nền kinh tế phát triển mạnh và đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
D. Là nơi tiếp giáp giữa hai đại dương, vị trí cầu nối hai lục địa và là nơi các cường quốc thường cạnh tranh ảnh hưởng.
Đáp án:
Khu vực Đông Nam Á là nơi tiếp giáp giữa hai đại dương Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, vị trí cầu nối hai lục địa (Á –Âu và Ô-xtrây-li-a) và là nơi các cường quốc thường cạnh tranh ảnh hưởng => Vì vậy Đông Nam Á có vị trí địa – chính trị rất quan trọng.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 9: Phần lớn Đông Nam Á lục địa có khí hậu?
A. Xích đạo.
B. Cận nhiệt đới.
C. Ôn đới.
D. Nhiệt đới gió mùa.
Đáp án:
Phần lớn Đông Nam Á lục địa có khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 10: Đông Nam Á biển đảo có dạng địa hình chủ yếu nào?
A. Đồng bằng châu thổ rộng lớn.
B. Núi và cao nguyên.
C. Đồi, núi và núi lửa.
D. Các thung lũng rộng.
Đáp án:
Đông Nam Á biển đảo có dạng địa hình chủ yếu là đồi, núi và núi lửa.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 11: Đông Nam Á có truyền thống văn hóa phong phú, đa dạng là do?
A. Có số dân đông, nhiều quốc gia.
B. Nằm tiếp giáp giữa các đại dương lớn.
C. Vị trí cầu nối giữa lục địa Á – Âu và lục địa Ô-xtrây-li-a.
D. Là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn.
Đáp án:
Đông Nam Á là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn ở phương Đông và phườn Tây như: văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Âu, Mĩ; tiếp nhận nhiều giá trị văn hóa tôn giáo (Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Hồ giáo.).
=> Điều này đã làm nên truyền thống văn hóa phong phú đa dạng ở khu vực Đông Nam Á.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 12: Đâu không phải là đặc điểm tự nhiên của Đông Nam Á lục địa?
A. Địa hình bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi chạy hướng bắc – nam hoặc tây bắc – đông nam.
B. Plớn có khí hậu xích đạo.
C. Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa.
D. Ven biển có các đồng bằng phù sa màu mỡ
Đáp án:
Đặc điểm tự nhiên của Đông Nam Á lục địa là:
– Địa hình: hình bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi chạy hướng bắc – nam hoặc tây bắc – đông nam. => Nhận xét A đúng
– Khí hậu nhiệt đới gió mùa => Nhận xét B. Phần lớn có khí hậu xích đạo là không đúng
– Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa => Nhận xét C đúng.
– Ven biển có các đồng bằng phù sa màu mỡ được bồi đắp bởi các hệ thống sông lớn => Nhận xét D đúng.
=> Phần lớn có khí hậu xích đạo không phải là đặc điểm tự nhiên của Đông Nam Á lục địa
Đáp án cần chọn là: B
Câu 13: Đặc điểm nào sau đây không đúng với dân cư Đông Nam Á?
A. Có dân số đông, mật độ dân số cao
B. Tỉ suất gia tăng dân số hiện nay có chiều hướng gia tăng
C. Dân số trẻ, số người trong tuổi lao động chiếm trên 50%
D. Lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn còn hạn chế
Đáp án:
Dân cư Đông Nam Á có đặc điểm:
– Dân số đông, mật độ dân số cao
– Dân số trẻ
– Lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn còn hạn chế
=> Nhận xét A, C, D đúng
– Tỉ suất gia tăng dân số hiện nay có chiều hướng giảm (nhờ thực hiện các chính sách dân số)
=> Nhận xét: B. Tỉ suất gia tăng dân số hiện nay có chiều hướng gia tăng là không đúng
Đáp án cần chọn là: B
Câu 14: Việc phát triển giao thông ở Đông Nam Á lục địa theo hướng Đông – Tây không thuận lợi là do?
A. Biển ngăn cách.
B. Phải phá nhiều rừng đặc dụng.
C. Không mang lại hiệu quả kinh tế – xã hội.
D. Các dãy núi và sông ngòi có hướng bắc – nam hoặc tây bắc – đông nam.
Đáp án:
Đông Nam Á lục địa có địa hình bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi chạy hướng bắc – nam hoặc tây bắc – đông nam -> điều này gây khó khăn cho việc phát triển giao thông ở Đông Nam Á lục địa theo hướng Đông – Tây.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 15: “Phần lớn lãnh thổ Đông Nam Á lục địa có khí hậu nhiệt đới gió mùa, tuy vậy một phần lãnh thổ phía Bắc Mi-an-ma và Việt Nam có mùa đông lạnh”. Nguyên nhân là do?
A. Lãnh thổ phía Bắc Mi-an-ma và Việt Nam có địa hình núi cao làm nhiệt độ hạ thấp vào mùa đông.
B. Hai khu vực này có vị trí nằm ở vĩ độ cao nhất (phía Bắc lãnh thổ) kết hợp hướng địa hình nên đón khối khí lạnh từ phương Bắc xuống.
C. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.
D. Hai khu vực này nằm trong đới khí hậu ôn hòa.
Đáp án:
– Lãnh thổ phía Bắc Mi-an-ma và Việt Nam nằm ở vĩ độ cao nhất của khu vực Đông Nam Á lục địa
– Vị trí lãnh thổ trên kết hợp với hướng địa hình đón gió: Mi-an-ma có địa hình dạng lòng máng được nâng cao hai đầu, phía Bắc Việt Nam địa hình gồm các cánh cung hướng mở rộng về phía Bắc và phía Đông => tạo hành lang hút gió mạnh.
=> Do vậy khối không khí lạnh phương Bắc dễ dàng xâm nhập và ảnh hưởng sâu đến lãnh thổ phía Bắc Mi-an-ma và Việt Nam, đem lại một mùa đông lạnh.
Đáp án cần chọn là: B
THAM KHẢO THÊM: