Nhìn chung thì các khu đô thị là các khu vực mang những giá trị về mặt kinh tế chính trị cũng như quân sự và phục vụ cho quá trình giao lưu của con người. Nhiều người ffặt ra câu hỏi: Khu đô thị là gì? Và dự án như thế nào thì được gọi là khu đô thị?
Mục lục bài viết
1. Khu đô thị được hiểu như thế nào?
Sự phát triển của phân công lao động xã hội, đặc biệt là sư hình thành và phát triển của công nghiệp và thương mại đã dẫn tới sự hình thành và phát triển một loại hình kết cấu kinh tế – xã hội mới là các điểm dân cư gắn với hoạt động sản xuất tập trung có tính công nghiệp, mang tính chuyên môn hóa và mang sắc thái khác với hoạt động sản xuất nông nghiệp. Đó là hình thái ban đầu của khu đô thị.
Theo quan điểm của hầu hết các quốc gia trên thế giới thì, khu đô thị được hiểu là nơi tập trung dân cư đông đúc, là trung tâm của một vùng lãnh thổ với hoạt động kinh tế chủ yếu là công nghiệp và dịch vụ. Còn theo từ điển bách khoa Việt Nam, thì khu đô thị là định nghĩa để chỉ một không gian cư trú của cộng đồng người sống tập trung vào hoạt động trong những khu vực kinh tế phi nông nghiệp. Dưới góc độ pháp lý thì khu đô thị được hiểu là nơi tập trung dân cư sinh sống ta có mật độ cao, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp và là trung tâm chính trị hành chính cũng như trung tâm kinh tế văn hóa hoặc chuyên ngành, khu đô thị có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ hoặc một địa phương nhất định bao gồm cả nội thành và ngoại thành của thành phố, nội thị và ngoại thị của thị xã và thị trấn.
Để được công nhận là khu đô thị thì dân cư ở đó phải đạt được các tiêu chuẩn nhất định bao gồm:
– Là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành cấp quốc gia hoặc cấp liên tỉnh hoặc cấp tỉnh hoặc cấp huyện, hoặc là một trung tâm của vùng trong tỉnh;
– Có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của cả nước hoặc một vùng lãnh thổ nhất định;
– Quy mô dân số phải đặt tối thiểu từ 4000 người trở lên;
– Mật độ dân số phù hợp với quy mô và tính chất cũng như đặc điểm của từng loại đô thị và được tính trong phạm vi nội thành và nội thị và khu phố xây dựng tập trung của thị trấn;
– Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp được tính trong phạm vi ranh giới nội thành bà nội thị và khu vực này xây dựng tập trung phải đặt tối thiểu 65% so với tổng số lao động;
– Hệ thống công trình hạ tầng bao gồm hệ thống công trình hạ tầng xã hội và hệ thống công trình hạ tầng kĩ thuật;
– Kiến trúc và cảnh quan đô thị phải được xây dựng và phát triển theo quy chế quản lý kiến trúc được duyệt và phải có các khu kiểu mẫu cũng như các tuyến phố văn minh đồng thời phải có không gian công cộng phục vụ đời sống tinh thần của cư dân, ngoài ra thì phải có các tổ hợp kiến trúc cùng công trình kiến trúc tiêu biểu phù hợp với môi trường và cảnh quan thiên nhiên. Đó cũng là tiêu chuẩn cơ bản để phân loại các khu đô thị của một quốc gia.
Như vậy nhìn chung thì khu đô thị là điểm tập trung dân cư với mật độ cao chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, có cơ sở hạ tầng thích hợp và là trung tâm tổng hợp hai chuyên ngành đồng thời có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của cả nước hoặc của một vùng lãnh thổ hoặc của một địa phương nhất định.
2. Dự án như thế nào thì được gọi là khu đô thị?
Để xác định thể nào được coi là sự án khu đô thị thì cần dựa trên một định nghĩa nhất định. Nhìn chung thì dự án đầu tư xây dựng khu đô thị được giải thích cụ thể tại Điều 2 Nghị định số 11/2013/NĐ-CP của Chính phủ: Về quản lý đầu tư phát triển đô thị, như sau: Dự án đầu tư xây dựng khu đô thị là dự án đầu tư xây dựng các công trình (có thể bao gồm: Nhà ở, hạ tầng kỹ thuật, công trình công cộng…) trên một khu đất được giao trong khu vực phát triển đô thị theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Pháp luật đã liệt kê những dự án sau đây sẽ được coi là dự án khu đô thị:
– Các dự án xây dựng tại các khu đô thị mới vào làm dự án đầu tư xây dựng trên khu đất được phép chuyển đổi từ các loại hình đất khác nhau thành đất xây dựng khu đô thị;
– Các dự án nhằm mục đích tái thiết khu đô thị, hay còn gọi là các dự án xây dựng mới đối với các công trình kiến trúc cũng như các cơ sở hạ tầng trên nền của các công trình hiện trạng hiện đã được phá vỡ theo đúng quy hoạch kế hoạch của khu đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép phê duyệt;
– Các dự án để nhằm mục đích cải tạo hoặc chỉnh trang lại khu đô thị, thay được hiểu là các dự án để nâng cấp kết cấu cũng như các mặt ngoài của các công trình được xây dựng trong khu đô thị những sự cải tạo sẽ không được làm thay đổi quá 10% các chỉ tiêu sử dụng đất trong khu vực;
– Các dự án bảo tồn hoặc tôn tạo cải tạo khu đô thị, đây là các dự án để nhằm mục đích tôn tạo tân trang lại các giá trị văn hóa lịch sử cũng như kiến trúc của các cảnh quan và công trình tại các khu di sản văn hóa hiện diện trong khu đô thị;
– Các dự án tiến hành đầu tư và xây dựng các khu đô thị hỗn hợp, được hiểu là các dự án xây dựng đầu tư các khu đô thị trong đó bao gồm các công trình xây dựng mới hoặc các công trình tái thiết, chỉnh trang, tôn tạo và bảo tồn khu đô thị.
3. Cơ chế chính sách về phát triển khu đô thị:
Chính sách khu đô thị là hệ thống các quan điểm và mục tiêu cũng như giải pháp bao gồm các kế hoạch hành động của chính quyền về khu đô thị để đạt được chỉ tiêu trong quản lý của mình. Cơ chế chính sách là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của đô thị nói chung và khu đô thị nói riêng. Cơ chế chính sách thông thoáng và hấp dẫn thuận tiện sẽ tạo thuận lợi phát triển cho nền kinh tế cũng như phát triển khu đô thị. Đối tượng của chính sách khu đô thị là tất cả các vấn đề của đô thị trên ba phương diện bao quát nhất đó là kinh tế và xã hội bao gồm cả môi trường. Tuy nhiên với quan điểm của nhà nước là nhà nước tạo điều kiện, những gì mà cá nhân công dân không tự làm được thì nhà nước phải tạo điều kiện và phải có chính sách. Do đó chính sách của đô thị sẽ hướng vào để đảm bảo các hạ tầng của khu đô thị cũng như bảo vệ môi trường và tạo điều kiện cho thị trường phát triển đồng thời đó cũng chính là ba chức năng cơ bản của chính quyền đô thị.
Việc tăng cường hiệu lực của bộ máy quản lý khu đô thị giúp đổi mới cơ chế và chính sách đồng thời tạo nguồn vốn phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở quản lý quy hoạch kiến trúc khu đô thị, giúp phát triển quý đất về nhà ông bà quỹ đất đô thị đồng thời quản lý tốt môi trường đô thị. Cơ chế chính sách tốt sẽ tạo động lực và hỗ trợ quá trình phát triển kinh tế cũng như xã hội nói riêng và sự phát triển của đô thị nói chung đồng thời cũng sẽ hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống và môi trường dân cư.
4. Giải quyết tranh chấp và xử lí vi phạm trong lĩnh vực quản lí quy hoạch đô thị:
Trong nội dung thanh tra và kiểm tra thực hiện các quy định về quản lý quy hoạch đô thị phát hiện ra các hành vi vi phạm về quy hoạch xây dựng nhà ở đô thị và trong thực tế thường phát sinh như: phát hiện và xử lý các trường hợp cấp phép giấy xây dựng nhưng không đúng thẩm quyền, tiến hành xây dựng hoặc tháo dỡ công trình xây dựng khi chưa được cấp phép xây dựng hay chưa có sự đồng ý của cơ quan quản lý có thẩm quyền, vi phạm việc bảo vệ cảnh quan môi trường sống, các vi phạm về sử dụng và khai thác các công trình kết cấu hạ tầng kĩ thuật đô thị như cấp nước sinh hoạt hoặc điện dân dụng… nhưng không có giấy phép.
Ủy ban nhân dân xã phường thị trấn thực hiện chức năng kiểm tra giám sát hoạt động của các tổ chức và cá nhân trên địa bàn về thực hiện các quy định quản lý quy hoạch đô thị và pháp luật cũng như thực hiện cưỡng chế thi hành các quyết định xử lý của cơ quan quản lý nhà nước.
Ủy ban nhân dân cấp quận huyện thị xã và thành phố thuộc tỉnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc thanh tra kiểm tra và chỉ đạo ủy ban nhân dân cấp dưới xử lý các vi phạm về quy hoạch và xây dựng khai thác cũng như sử dụng công trình trong khu đô thị theo quy định của pháp luật.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành phố trực thuộc trung ương ban hành các quy định và chỉ đạo ủy ban nhân dân cấp dưới thực hiện việc thanh tra và kiểm tra xử lý các vi phạm về quản lý quy hoạch xây dựng khu đô thị trong địa phương.
Các sở ban ngành chịu trách nhiệm trước ủy ban nhân dân cấp tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương quản lý nhà nước về việc quy hoạch đô thị cũng như hướng dẫn ủy ban nhân dân cấp dưới về chuyên môn nghiệp vụ và chịu trách nhiệm về hậu quả quản lý của ngành mình phụ trách. Ủy ban nhân dân các cấp phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn được giao quản lý có trách nhiệm kiểm tra và phát hiện các vi phạm đồng thời có các biện pháp xử lý kịp thời.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất Luật Quy hoạch đô thị năm 2020;
– Nghị định số 11/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý đầu tư phát triển đô thị.