Không treo biển kinh doanh có bị quản lý thị trường kiểm tra không? Hoạt động kinh doanh nhưng không treo biển có được không?
Không treo biển kinh doanh có bị quản lý thị trường kiểm tra không? Hoạt động kinh doanh nhưng không treo biển có được không?
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư cho mình hỏi một số câu hỏi như sau ạ:
1. Mình kinh doanh tại tầng 2 của 1 căn nhà mặt phố nhưng không để biển thì có được gọi là kinh doanh hay không ạ?
2. Nếu mình thuê 1 căn nhà (cả nhà) và lấy tầng 1 để kinh doanh (không treo biển ở ngoài cửa) thì có bị quản lý thị trường vào kiểm tra không ạ?
3. Người Quản lý thị trường được làm những gì khi đến kiểm tra cửa hàng của mình?
4. Quản lý thị trường có được tự ý lục lọi đồ trong cửa hàng hay kiểm tra túi quần, túi áo của mình không?
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
I. Cơ sở pháp lý:
– Luật xử lý vi phạm hành chính;
– Luật hải quan 2014;
– Thông tư 09/2013/TT-BCT.
II. Luật sư tư vấn:
1. Khoản 16 Điều 4
16. Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình, đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.
Như vậy, theo quy định của pháp luật, nếu bạn thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình, đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi thì sẽ coi là kinh doanh. Việc xác định một hoạt động có phải là kinh doanh hay không phụ thuộc vào bản chất của hoạt động đó, không phụ thuộc vào việc đề biểnhay không để biển kinh doanh.
2. Thông tư 09/2013/TT-BCT quy định về hoạt động kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính của quản lý thị trường như sau:
"Điều 4. Đối tượng và nội dung kiểm tra
1. Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về thương mại, công nghiệp của các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trên thị trường.
2. Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về các lĩnh vực quản lý nhà nước có thẩm quyền xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính."
Như vậy, Quản lý thị trường hoàn toàn có quyền kiểm tra đối với các đối tượng có hoạt động kinh doanh trên thị trường. Bạn có hoạt động kinh doanh có nghĩa là bạn có thể bị quản lý thị trường kiểm tra.
3. Các nội dung mà quản lý thị trường được kiểm tra đối với cửa hàng của bạn được quy định cụ thể trong Quyết định kiểm tra của cơ quan quản lý thị trường, các nội dung này phải phù hợp với quy định tại Điều 4 Thông tư 09/2013/TT-BCT như đã trích dẫn trên.
4. Như đã trình bày ở trên, Quản lý thị trường có quyền kiểm tra có nội dung được ghi trong Quyết định kiểm tra (trong đó có thể bao hàm nội dung kiểm tra đồ đạc trong cửa hàng bạn). Trong trường hợp người của cơ quan quản lý thị trường thực hiện kiểm tra các nội dung không có trong Quyết định kiểm tra (theo cách bạn nói là: "tự ý lục lọi") mới là trái với quy định của pháp luật.
Về vấn đề khám người, Luật xử lý vi phạm hành chính được sửa đổi bởi
"Điều 127. Khám người theo thủ tục hành chính
1. Việc khám người theo thủ tục hành chính chỉ được tiến hành khi có căn cứ cho rằng người đó cất giấu trong người đồ vật, tài liệu, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
2. Những người được quy định tại khoản 1 Điều 123 của Luật này có quyền quyết định khám người theo thủ tục hành chính.
Trong trường hợp có căn cứ để cho rằng nếu không tiến hành khám ngay thì đồ vật, tài liệu, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính bị tẩu tán, tiêu hủy, thì ngoài những người được quy định tại khoản 1 Điều 123 của Luật này, chiến sĩ cảnh sát nhân dân, cảnh sát viên cảnh sát biển, chiến sĩ bộ đội biên phòng, kiểm lâm viên, công chức hải quan, kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ được khám người theo thủ tục hành chính và báo cáo ngay bằng văn bản cho thủ trưởng của mình là một trong những người được quy định tại khoản 1 Điều 123 của Luật này và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc khám người.
3. Việc khám người phải có quyết định bằng văn bản, trừ trường hợp cần khám ngay theo quy định tại đoạn 2 khoản 2 Điều này.
4. Trước khi tiến hành khám người, người khám phải thông báo quyết định cho người bị khám biết. Khi khám người, nam khám nam, nữ khám nữ và phải có người cùng giới chứng kiến.
5. Mọi trường hợp khám người đều phải lập biên bản. Quyết định khám người và biên bản khám người phải được giao cho người bị khám 01 bản.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568
Điều 123. Thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính
1. Trong trường hợp có hành vi gây rối trật tự công cộng, gây thương tích cho người khác hoặc có căn cứ cho rằng có hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới quy định tại khoản 1 Điều 122 của Luật này, thì những người sau đây có quyền quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính:
a) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, Trưởng Công an phường;
b) Trưởng Công an cấp huyện;
…
g) Đội trưởng Đội quản lý thị trường;"
Như vậy, người của quản lý thị trường được quyền khám người (khám túi quần, túi áo bạn) trong trường hợp có quyết định khám người bằng văn bản của Đội trưởng Đội quản lý thị trường hoặc căn cứ cho rằng trên người bạn cất giấu trong người đồ vật, tài liệu, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính nếu không tiến hành khám ngay thì đồ vật, tài liệu, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính sẽ bị tẩu tán, tiêu hủy.