Bình chữa cháy vô cùng quan trọng trong cuộc sống hằng ngày, cháy nổ là hiện tượng xảy ra bất ngờ, trang bị bình chữa cháy là một trong những hành vi cần thiết và bắt buộc phải thực hiện để đảm bảo an toàn về tính mạng con người và tài sản. Vậy không trang bị bình chữa cháy thì sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?
Mục lục bài viết
1. Không trang bị bình chữa cháy bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật hiện nay đã có những quy định cụ thể về mức xử phạt đối với hành vi không trang bị bình chữa cháy theo quy định của pháp luật. Căn cứ theo quy định tại Điều 44 của Nghị định số 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình, có quy định về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về trang bị bảo quản và sử dụng phương tiện phòng cháy chữa cháy. Theo đó thì, mức xử phạt đối với hành vi công trang bị bình chữa cháy được quy định cụ thể như sau:
Thứ nhất, phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với những chủ thể thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
– Làm che khuất hoặc cảm cho lối tiếp cận phương tiện phòng cháy chữa cháy của các đối tượng trong xã hội;
– Sử dụng các phương tiện phòng cháy chữa cháy thông dụng không đảm bảo chất lượng theo quy định của pháp luật;
– Không tiến hành hoạt động lập hồ sơ quản lý phương tiện phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với những đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
– Không tiến hành hoạt động kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống phương tiện phòng cháy chữa cháy định kỳ;
– Không bảo quản các trang phục và các trang thiết bị bảo hộ cá nhân, không bảo quản các chất chữa cháy theo quy định của pháp luật;
– Trang bị phương tiện phòng cháy chữa cháy không đầy đủ hoặc không đồng bộ theo quy định của pháp luật;
– Không trang bị phương tiện phòng cháy chữa cháy thông dụng (bình chữa cháy) cho các phương tiện giao thông cơ giới theo quy định của pháp luật;
– Làm mất mát hoặc hư hỏng hoặc làm mất tác dụng của các phương tiện phòng cháy chữa cháy thông dụng, chất chữa cháy hoặc các thiết bị dụng cụ thông tin liên lạc phục vụ cho hoạt động phòng cháy chữa cháy.
Thứ ba, phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với các chủ thể thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
– Trang bị hoặc lắp đặt và sử dụng các phương tiện phòng cháy chữa cháy trái quy định của pháp luật và chưa được kiểm định về phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật;
– Trang bị các phương tiện phòng cháy chữa cháy không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cháy nổ của các cơ sở theo quy định của pháp luật;
– Sử dụng nguồn nước phòng cháy chữa cháy sai mục đích hoặc không tiến hành dự trữ đầy đủ nguồn nước chữa cháy theo quy định của pháp luật;
– Di chuyển hoặc thay đổi vị trí lắp đặt các phương tiện phòng cháy chữa cháy mà không đúng với thiết kế đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt trước đó;
– Không trang bị đầy đủ các phương tiện phòng cháy chữa cháy thông dụng cho các phương tiện giao thông cơ giới trong quá trình vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy nổ theo quy định của pháp luật.
Thứ tư, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với các chủ thể thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
– Không trang bị đầy đủ các phương tiện phòng cháy chữa cháy thông dụng cho nhà cửa và công trình cùng với các phương tiện giao thông cơ giới có yếu tố đặc biệt về vấn đề bảo đảm an toàn phòng cháy chữa cháy trong quá trình vận chuyển hành khách theo quy định của pháp luật;
– Làm mất mát hoặc hư hỏng hoặc làm mất tác dụng của các phương tiện chữa cháy cơ giới và hệ thống
– Có hành vi tẩy xóa hoặc sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy chữa cháy được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền;
– Không duy trì chế độ hoạt động thường trực của các phương tiện phòng cháy chữa cháy cơ giới và hệ thống báo cháy đã được trang bị theo quy định của pháp luật.
Thứ năm, biện pháp khắc phục hậu quả có thể được áp dụng trong trường hợp này như sau:
– Bắt buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu;
– Bắt buộc phải nộp lại giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy chữa cháy được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền.
Vì vậy, hành vi không trang bị bình chữa cháy có thể bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng theo như phân tích nêu trên.
2. Các phương tiện bắt buộc phải trang bị bình chữa cháy?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Thông tư 148/2020/TT-BCA sửa Thông tư
– Ô tô trên 09 chỗ ngồi, các phương tiện là xe rơ moóc hoặc các phương tiện là xe sơ mi rơ moóc chở khách được kéo bởi xe ô tô, các phương tiện là xe máy kéo theo quy định tại khoản 18 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ và TCVN 6211:2003 phương tiện giao thông đường bộ – Kiểu – Thuật ngữ và định nghĩa, TCVN 7271:2003 Phương tiện giao thông đường bộ – Ô tô – Phân loại theo mục đích sử dụng;
– Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ vận chuyển chất, các phương tiện chuyên vận chuyển các loại hàng nguy hiểm về cháy, nổ thuộc các loại 1, loại 2, loại 3, loại 4 và loại 9 quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 42/2020/NĐ-CP không phụ thuộc vào số chỗ ngồi.
Dẫn chiếu đến quy định tại Điều 4 của Nghị định số 42/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định Danh mục hàng hóa nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa, cụ thể có quy định về việc phân loại hàng hóa nguy hiểm. Theo đó thì tùy theo tính chất hóa, lý, hàng hoá nguy hiểm được phân thành 9 loại và nhóm loại sau đây:
Loại 1 | Chất nổ và vật phẩm dễ nổ |
Loại 2 | Khí |
Loại 3 | Chất lỏng dễ cháy và chất nổ lỏng khử nhạy |
Loại 4 | Chất rắn dễ cháy, chất tự phản ứng và chất nổ rắn được ngâm trong chất lỏng hoặc bị khử nhạy |
Loại 5 | Chất ôxi hóa và Perôxít hữu cơ. |
Loại 6 | Chất độc và chất gây nhiễm bệnh |
Loại 7 | Chất phóng xạ. |
Loại 8 | Chất ăn mòn |
Loại 9 | Chất và vật phẩm nguy hiểm khác. |
Như vậy có thể nói, các phương tiện trên đây sẽ thuộc đối tượng cần phải trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy.
3. Nguyên tắc trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ:
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Thông tư 148/2020/TT-BCA sửa Thông tư
– Tuân thủ quy định của Luật phòng cháy và chữa cháy, tuân thủ đầy đủ quy định của Luật Giao thông đường bộ và các quy định được ghi nhận tại các văn bản pháp luật khác có liên quan;
– Phù hợp với yêu cầu, phù hợp với tính chất, phù hợp với đặc điểm hoạt động của phương tiện và tiêu chuẩn, cũng như phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy;
– Bảo đảm tiết kiệm, hợp lý và cần phải đúng định mức, đúng mục đích.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Phòng cháy chữa cháy năm 2013;
– Thông tư 148/2020/TT-BCA sửa Thông tư 57/2015/TT-BCA phương tiện phòng cháy chữa cháy;
– Nghị định số 42/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định Danh mục hàng hóa nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa;
– Nghị định số 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.