Không thành lập công đoàn cơ sở có phải đóng kinh phí công đoàn không? Kinh phí công đoàn được đóng từ lúc nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư em có câu hỏi muốn nhờ luật sư giải đáp giúp em. Công ty thành lập năm 2013, chưa thành lập công đoàn, vậy công ty em không thành lập mà chỉ đóng kinh phí công đoàn không có được không? Vậy em đóng kinh phí bắt đầu từ lúc đăng ký giấy phép hay từ lúc đăng ký đóng kinh phí công đoàn? Cảm ơn Luật sư!
Luật sư tư vấn:
1. Căn cứ pháp lý:
2. Giải quyết vấn đề:
Theo Khoản 1 Điều 6 Luật Công đoàn thì công đoàn được thành lập trên cơ sở tự nguyện, tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
Như vậy, việc thành lập công đoàn đối với doanh nghiệp là hoàn toàn tự nguyện. Tuy nhiên, đối tượng đóng kinh phí công đoàn theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Luật công đoàn được cụ thể tại Điều 4 Nghị định 191/2013/NĐ-CP là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà không phân biệt cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở. Công ty bạn thành lập năm 2013, chưa thành lập công đoàn cấp cơ sở nhưng vẫn thuộc đối tượng đóng kinh phí công đoàn.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật về đóng kinh phí công đoàn cơ sở:1900.6568
Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 191/2013/NĐ-CP thì doanh nghiệp bắt đầu đóng kinh phí công đoàn từ ngày 01/01/2013, thời gian đóng kinh phí công đoàn đối với doanh nghiệp là đóng mỗi tháng 1 lần cùng thời điểm đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động, kinh phí công đoàn của tháng trước đóng vào 10 ngày đầu của tháng sau. Công ty bạn thành lập vào thời gian nào thì sẽ bắt đầu phải đóng kinh phí công đoàn từ thời gian đấy và đóng vào trước mùng 10 của tháng sau. Mức phí công đoàn được tính bằng 2% trên quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.
Mục lục bài viết
Quy định về kinh phí công đoàn mới nhất
Ngày 21/11/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 191/2013/NĐ-CP quy định chi tiết về tài chính Công đoàn. Trong đó, có quy định về mức đóng và căn cứ đóng kinh phí công đoàn như sau:
Điều 5. Mức đóng và căn cứ đóng kinh phí công đoàn
Mức đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Quỹ tiền lương này là tổng mức tiền lương của những người lao động thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Riêng đối với đơn vị thuộc lực lượng vũ trang quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định này, quỹ tiền lương là tổng mức tiền lương của những cán bộ, công nhân viên chức quốc phòng, lao động làm việc hưởng lương trong các nhà máy, doanh nghiệp, đơn vị cơ sở trong Quân đội nhân dân; cán bộ, công nhân, viên chức, lao động làm việc hưởng lương trong các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị khoa học-kỹ thuật, sự nghiệp và phục vụ trong Công an nhân dân.
Điều 6. Phương thức đóng kinh phí công đoàn
1. Cơ quan, đơn vị được ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ hoặc một phần kinh phí hoạt động thường xuyên đóng kinh phí công đoàn mỗi tháng một lần cùng thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động.
Kho bạc Nhà nước nơi cơ quan, đơn vị mở tài khoản giao dịch căn cứ giấy rút kinh phí công đoàn, thực hiện việc kiểm soát chi và chuyển tiền vào tài khoản tiền gửi của tổ chức công đoàn tại ngân hàng.
2. Tổ chức, doanh nghiệp đóng kinh phí công đoàn mỗi tháng một lần cùng thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động.
3. Tổ chức, doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả tiền lương theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh đóng kinh phí công đoàn theo tháng hoặc quý một lần cùng với thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động trên cơ sở đăng ký với tổ chức công đoàn.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568
Điều 7. Nguồn đóng kinh phí công đoàn
1. Đối với cơ quan, đơn vị được ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên, ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ nguồn đóng kinh phí công đoàn và được bố trí trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của cơ quan, đơn vị theo quy định của pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước.
2. Đối với cơ quan, đơn vị được ngân sách nhà nước bảo đảm một phần kinh phí hoạt động thường xuyên, ngân sách nhà nước bảo đảm nguồn đóng kinh phí công đoàn tính theo quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho số biên chế hưởng lương từ ngân sách nhà nước và được bố trí trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của cơ quan, đơn vị theo quy định của pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước. Phần kinh phí công đoàn phải đóng còn lại, đơn vị tự bảo đảm theo quy định tại Khoản 3 và 4 Điều này.
3. Đối với doanh nghiệp và đơn vị có hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, khoản đóng kinh phí công đoàn được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong kỳ.
4. Đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị còn lại, khoản đóng kinh phí công đoàn được sử dụng từ nguồn kinh phí hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quy định của pháp luật.
Theo đó, các doanh nghiệp dù chưa có tổ chức công đoàn hay đã có tổ chức công đoàn vẫn phải đóng kinh phí công đoàn là 2% trên quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10/01/2014. Riêng quy định về mức đóng phí công đoàn (Điều 5 Nghị định này) được thực hiện từ ngày Luật Công đoàn có hiệu lực thi hành.
Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có trách nhiệm đóng kinh phí công đoàn đầy đủ, đúng thời hạn cho tổ chức Công đoàn theo đúng quy định tại Nghị định này và quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về phân cấp thu, phân phối nguồn thu kinh phí công đoàn; Cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin, tài liệu có liên quan đến trách nhiệm đóng kinh phí công đoàn khi có yêu cầu của tổ chức công đoàn, cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Đối tượng phải đóng kinh phí công đoàn theo Luật công đoàn?
Đối tượng đóng kinh phí công đoàn được quy định như sau:
Đối tượng đóng kinh phí công đoàn theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Luật công đoàn là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà không phân biệt cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở, bao gồm:
– Cơ quan nhà nước (kể cả Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn), đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.
– Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp.
– Đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập.
– Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư.
– Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật hợp tác xã.
– Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có liên quan đến tổ chức và hoạt động công đoàn, văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong
– Tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568
Như vậy, pháp luật về công đoàn đã quy định tương đối cụ thể những đối tượng sẽ phải tiến hành đóng kinh phí công đoàn, yêu cầu cần được tiến hành một cách trung thực và khách quan.
Mức đóng và phương thức đóng kinh phí công đoàn
Mức đóng và phương thức đóng kinh phí công đoàn được quy định như sau:
Thứ nhất: Mức đóng và căn cứ đóng kinh phí công đoàn
Mức đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Quỹ tiền lương này là tổng mức tiền lương của những người lao động thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Riêng đối với đơn vị thuộc lực lượng vũ trang quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định 191/2013/NĐ-CP, quỹ tiền lương là tổng mức tiền lương của những cán bộ, công nhân viên chức quốc phòng, lao động làm việc hưởng lương trong các nhà máy, doanh nghiệp, đơn vị cơ sở trong Quân đội nhân dân; cán bộ, công nhân, viên chức, lao động làm việc hưởng lương trong các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị khoa học-kỹ thuật, sự nghiệp và phục vụ trong Công an nhân dân.
Thứ hai: Phương thức đóng kinh phí công đoàn
– Cơ quan, đơn vị được ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ hoặc một phần kinh phí hoạt động thường xuyên đóng kinh phí công đoàn mỗi tháng một lần cùng thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động.
Kho bạc Nhà nước nơi cơ quan, đơn vị mở tài khoản giao dịch căn cứ giấy rút kinh phí công đoàn, thực hiện việc kiểm soát chi và chuyển tiền vào tài khoản tiền gửi của tổ chức công đoàn tại ngân hàng.
– Tổ chức, doanh nghiệp đóng kinh phí công đoàn mỗi tháng một lần cùng thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568
– Tổ chức, doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả tiền lương theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh đóng kinh phí công đoàn theo tháng hoặc quý một lần cùng với thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động trên cơ sở đăng ký với tổ chức công đoàn.
Các đối tượng phải đóng kinh phí công đoàn
Các đối tượng phải đóng kinh phí công đoàn. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có phải đóng kinh phí công đoàn không?
Tóm tắt câu hỏi:
Công ty em là công ty TNHH 1 thành viên, có tất cả 7 nhân viên. Vậy công ty em có phải đóng kinh phí công đoàn không và nộp ở đâu ạ?
Luật sư tư vấn:
Ngày 21 tháng 11 năm 2013, Chính phủ ban hành Nghị định 191/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết về tài chính công đoàn. Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 191/2013/NĐ-CP, đối tượng đóng kinh phí công đoàn là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà không phân biệt cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở, bao gồm:
– Cơ quan nhà nước (kể cả Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn), đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.
– Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp.
– Đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập.
– Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư.
– Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật hợp tác xã.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568
– Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có liên quan đến tổ chức và hoạt động công đoàn, văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam.
– Tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
Như vậy công ty bạn là một trong những đối tượng phải đóng kinh phí công đoàn. Mức đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Quỹ tiền lương này là tổng mức tiền lương của những người lao động thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. Kinh phí công đoàn này sẽ được đóng mối tháng một lần (cùng thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động) và đóng tại Liên đoàn lao động cấp huyện nơi công ty có trụ sở.
Việc truy thu kinh phí công đoàn là đúng hay sai?
Luật sư tư vấn đối tượng đóng kinh phí công đoàn. Tài chính công đoàn.
Tóm tắt câu hỏi:
Thưa Luật sư: Công ty Chúng tôi hôm nay nhận được thông báo truy lĩnh số tiền từ năm 2014 là kinh phí công đoàn đến bây giờ là hơn 25 triệu, nhưng trước đó chúng tôi chưa nhận được bất kỳ thông báo gì về công đoàn, đùng 1 phát, họ gửi thông báo, còn trả lời là sót, bên công ty tôi rất bức xúc vì không nhận được bất cứ thông báo gì mà đòi truy lĩnh?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ khoản 2 Điều 26
Đổi tượng đóng kinh phí công đoàn theo quy định tại Điều 4 Nghị định 191/2013/NĐ-CP như sau:
“Điều 4. Đối tượng đóng kinh phí công đoàn
Đối tượng đóng kinh phí công đoàn theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Luật công đoàn là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà không phân biệt cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở, bao gồm:
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568
1. Cơ quan nhà nước (kể cả Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn), đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.
2. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp.
3. Đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập.
4. Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư.
5. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật hợp tác xã.
6. Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có liên quan đến tổ chức và hoạt động công đoàn, văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam.
7. Tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.”
Như vậy, theo quy định trên, công ty bạn có nghĩa vụ đóng phí công đoàn. Nếu công ty bạn không đóng phí công đoàn thì sẽ bị truy thu khoản phí này.