Việc phân loại rác tại đóng vai trò vô cùng quan trọng trong công tác quản lý chất thải và bảo vệ môi trường. Vậy hành vi không phân loại rác thải sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Mục lục bài viết
1. Không phân loại rác sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Phân loại rác thải đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vì tùy loại rác thải khác nhau mà sự phân hủy của chúng cũng sẽ khác nhau. Nếu như để các loại rác thải lẫn vào nhau thì rất khó để tái chế hoặc thậm chí là phân hủy trên thực tế. Xã hội ngày càng phát triển, pháp luật nước ta ngày càng đặc biệt quan tâm đến vấn nạn về ô nhiễm môi trường. Vì vậy vấn đề phân loại rác thải cũng đặc biệt được chú trọng. Hành vi không phân loại rác thải là một trong những hành vi đi phạm quy định về phân loại rác căn cứ theo quy định của pháp luật hiện nay. Căn cứ theo quy định tại Điều 26 của Nghị định số 45/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, có quy định về mức xử phạt đối với hành vi phân loại rác không đúng quy định. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với những đối tượng được xác định là hộ gia đình hoặc cá nhân có hành vi không phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo quy định của pháp luật, các đối tượng có hành vi không sử dụng bao bì chứa các loại chất thải rắn sinh hoạt theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, hành vi vi phạm của các tổ chức cơ quan và các chủ cơ sở sản xuất, chủ cơ sở kinh doanh và kinh doanh dịch vụ có phát sinh chất thải rắn công nghiệp sẽ bị xử phạt với mức phạt cụ thể như sau:
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với các đối tượng nêu trên có hành vi không có biên bản bàn giao chất thải rắn công nghiệp thông thường sẽ phải xử lý theo quy định của pháp luật cho mỗi lần chuyển giao;
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi không phân loại tại nguồn chất thải rắn công nghiệp thông thường phù hợp với quy định của pháp luật, các thiết bị và dụng cụ chứa chất thải rắn công nghiệp không đáp ứng được đầy đủ yêu cầu kỹ thuật về vấn đề bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật, kho chứa hoặc các khu vực lưu giữ chất thải rắn công nghiệp không đáp ứng được đầy đủ yêu cầu kỹ thuật về vấn đề bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật, không tiến hành hoạt động ký kết hợp đồng với các đơn vị có chức năng thu gom và xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường theo quy định của pháp luật;
– Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi không lưu giữ riêng chất thải rắn công nghiệp thông thường đã được phân loại phù hợp với quy định của pháp luật, không có các loại thiết bị dụng cụ và khu vực lưu giữ các loại chất thải rắn công nghiệp thông thường theo quy định của pháp luật;
– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.00.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi tái chế hoặc xử lý hoặc thu hồi năng lượng từ các loại chất thải rắn thông thường khi không đáp ứng được đầy đủ yêu cầu về vấn đề bảo vệ môi trường.
Như vậy có thể nói, người nào có hành vi không phân loại rác sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng theo như phân tích nêu trên.
2. Cách phân loại rác thải đúng quy định của pháp luật:
Pháp luật hiện nay đã có những quy định cụ thể về phân loại chất thải rắn trong quá trình sinh hoạt, căn cứ theo quy định tại Điều 75 của Luật bảo vệ môi trường năm 2022. Theo đó thì chất thải rắn phát sinh từ quá trình sinh hoạt của các hộ gia đình hoặc cá nhân theo quy định của pháp luật hiện nay sẽ được phân loại dựa trên nguyên tắc cơ bản sau:
– Chất thải rắn sẽ có khả năng tái chế hoặc sử dụng trên thực tế để bảo vệ môi trường;
– Chất thải thực phẩm;
– Chất thải rắn sinh hoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật, ngoài những trường hợp nêu trên.
Theo đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền ra quyết định phù hợp với việc phân loại cụ thể các loại chất thải rắn sinh hoạt được căn cứ theo điều luật nêu trên trên địa bàn mà mình quản lý, sao cho phù hợp với hướng dẫn của Bộ tài nguyên và môi trường, cần phải đưa ra các chính sách phù hợp để khuyến khích việc phân loại các chất thải rắn từ các hộ gia đình và cá nhân trên thực tế. Ngoài ra, các đối tượng được xác định là hộ gia đình và cá nhân ở các khu vực đô thị sẽ phải chứa hoặc đựng chất thải rắn sinh hoạt sau khi thực hiện hoạt động phân loại vào các bao bì để chuyển giao phù hợp với quy định của pháp luật, cụ thể như sau:
– Chất thải rắn có khả năng tái chế và sử dụng trên thực tế để bảo vệ môi trường một cách tối đa được chuyển giao cho các tổ chức hoặc cá nhân tái sử dụng hoặc tái chế hoặc các cơ sở có chức năng thu gom và vận chuyển các loại chất thải rắn sinh hoạt đó;
– Chất thải thực phẩm hoặc các loại chất thải rắn sinh hoạt khác theo quy định của pháp luật sẽ phải được chứa đựng trong bao bì và sau đó sẽ được chuyển giao cho các cơ sở có chức năng thu gom và vận chuyển các loại chất thải rắn sinh hoạt, còn đối với các loại chất thải thực phẩm thì có thể được sử dụng làm phân bón hữu cơ trong chăn nuôi hoặc được sử dụng để làm thức ăn chăn nuôi cho các loài động thực vật.
Ngoài ra, cũng căn cứ theo quy định tại Điều 75 của Luật bảo vệ môi trường năm 2022 có quy định thêm về việc, các đối tượng được xác định là hộ gia đình và cá nhân ở các khu vực nông thôn có phát sinh các loại chất thải rắn trong quá trình sinh hoạt sau khi thực hiện hoạt động phân loại phù hợp với nguyên tắc theo như phân tích nêu trên thì thực hiện quản lý như sau:
– Cơ quan nhà nước có thẩm quyền khuyến khích người dân tận dụng tối đa các loại chất thải thực phẩm để sử dụng trong phân bón hữu cơ và làm thức ăn trong quá trình chăn nuôi các loại động thực vật tại các khu vực nông thôn này;
– Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng hoặc chất thải rắn có khả năng tái chế rác được chuyển giao cho các tổ chức hoặc cá nhân thực hiện hoạt động tái sử dụng hoặc tái chế hoặc các cơ sở có chức năng thu gom và vận chuyển các loại chất thải rắn sinh hoạt đó;
– Chất thải rắn sinh hoạt khác sẽ phải được chứa đựng trong bao bì phù hợp với quy định của pháp luật và phải được thực hiện hoạt động chuyển giao cho các cơ sở có chức năng thu gom và vận chuyển các loại chất thải rắn trong sinh hoạt phù hợp với quy định của pháp luật.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền hiện nay cũng khuyến khích các hộ gia đình và cá nhân ở khu vực nông thôn có phát sinh chất thải rắn trong quá trình sinh hoạt thực hiện hoạt động phân loại và chuyển giao các loại chất thải rắn đó. Nhìn chung thì có thể nói, phân loại và xử lý chất thải rắn, mà đặc biệt là những loại chất thải có tính chất cồng kềnh thì sẽ được thực hiện theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Như vậy, cần phải phân loại rác phù hợp với nguyên tắc và quy định nêu trên để tránh trường hợp phân loại sai quy định của pháp luật.
3. Tại sao phải thực hiện hoạt động phân loại rác thải:
Nhìn chung thì có thể nói, phân loại rác thải là một trong những hành động vô cùng cần thiết trong đời sống hiện nay, nhưng hầu hết không phải ai cũng làm được vấn đề này và không phải ai cũng có ý thức để phân loại rác thải trên thực tế. Ngày nay do sự phát triển ngày càng nhanh chóng của khoa học và công nghệ, các loại chất thải cũng ngày càng được thải ra với một số lượng và khối lượng vô cùng lớn, việc phân loại rác thải là một trong những hoạt động giúp giảm thiểu lượng chất thải và bảo vệ môi trường tại các khu vực công cộng nói chung và khu vực nhà riêng nói riêng. Hoạt động phân loại rác thải đóng vai trò vô cùng quan trọng, có thể kể đến một số lợi ích khiến cho pháp luật phải quy định cụ thể về vấn đề này như sau:
– Phân loại rác thải giúp giảm thiểu một lượng rác thải ra môi trường một cách đáng kể và tiết kiệm thêm vào khoản chi phí phù hợp cho quá trình thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải;
– Phân loại rác thải còn giúp góp phần giảm đi sự ô nhiễm môi trường và nâng cao ý thức của cộng đồng, nâng cao ý thức người dân trong quá trình sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên môi trường;
– Xây dựng ý thức phân loại rác thải trong đời sống và để rác đúng nơi quy định sẽ giúp cho người dân giảm chất thải từ rác, và mang lại nguồn kinh tế vô cùng lớn lao từ các loại chất thải có khả năng tái chế và sử dụng lại.
Như vậy có thể nói, việc phân loại rác thải và tái chế các nguồn rác thải đặc biệt là từ hộ gia đình và cá nhân sẽ giúp cho công cuộc xử lý chất thải trở nên đơn giản và dễ dàng hơn. Mỗi người cần phải tự xây dựng ý thức và thói quen này để cùng nhau chung tay bảo vệ môi trường sống của chúng ta.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Bảo vệ môi trường năm 2022;
– Nghị định số 45/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.