Không nhận thừa kế, có phải trả nợ thay khi cha mẹ đã chết không? Có bắt buộc phải thanh toán khoản nợ tiền vay do người chết để lại không?
Từ bao đời nay, con cái phải có nghĩa vụ phụng dưỡng, chăm sóc cha mẹ là lẽ thường. Nhưng đường đời vạn biến, nhiều người cha, người mẹ ra đi để lại những khoản vay nợ, chưa trả. Trường hợp con cái không nhận thừa kế tài sản thì có phải trả nợ thay hay không? Trong bài viết dưới đây của
Mục lục bài viết
1. Quyền và nghĩa vụ của con theo quy định pháp luật
Theo quy định của điều 71 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 con cái có quyền và nghĩa vụ với bố mẹ cụ thể như sau:
1. Được cha mẹ thương yêu, tôn trọng, thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản theo quy định của pháp luật; được học tập và giáo dục; được phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức.
2. Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.
3. Con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì có quyền sống chung với cha mẹ, được cha mẹ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc.
Con chưa thành niên tham gia công việc gia đình phù hợp với lứa tuổi và không trái với quy định của pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
4. Con đã thành niên có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, nơi cư trú, học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội theo nguyện vọng và khả năng của mình. Khi sống cùng với cha mẹ, con có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động, sản xuất, tạo thu nhập nhằm bảo đảm đời sống chung của gia đình; đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình phù hợp với khả năng của mình.
5. Được hưởng quyền về tài sản tương xứng với công sức đóng góp vào tài sản của gia đình.
Theo quy định trên ta có thể thấy con cái có bổn phận phải yêu quý, kính trọng thương yêu và hiếu thảo với cha mẹ, có trách nhiệm phụng dưỡng cha mẹ , khi con đã thành niên thì có quyền lựa chọn nghề nghiệp, nơi cư trú sinh sống làm việc và học tập, nâng cao trình độ văn hóa hoặc chuyên môn nghề nghiệp và nghiệp vụ ,lựa chọn các hoạt động chính trị , kinh tế, văn hóa xã hội theo nguyên vọng và khả năng của mình. Nếu con còn sống chung cùng với cha mẹ và có tạo ra thu nhập thì khi đó có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình như các hoạt động ngày lễ, tết, giỗ,.. đóng góp thu nhập của mình vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình làm sao cho phù hợp với khả năng mà thu nhập của mình tạo ra.
2. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay theo quy định của pháp luật
1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;
b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Khi hết hạn của hợp đông vay, bên vay có nghĩa vụ trả tiền vay. Nếu đối tượng vay là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng như tài sản vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Nếu đối tượng là vật mà bên vay không có hoặc không thể tìm được vật cùng loại, thì có thể thỏa thuận với bên cho vay trả bằng tiền trị giá của vật vay tại địa điểm vầ thời điểm trả nợ.
Trường hợp bên cho vay không đồng ý thì có thể khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại. Hết hạn của hợp đồng vay, bên vay phải trả tài sản vay tại địa điểm do các bên thỏa thuận khi giao kết hợp đồng cho vay. Nếu không có thỏa thuận về địa điểm trả tài sản vay thì địa điểm trả tài sản vay là nơi cư trú của bên cho vay là cá nhân hoặc nơi đạt trụ sở của pháp nhân, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Về nghĩa vụ trả lãi: Lãi ở đây được hiểu là số tài sản phải trả ngoài tài sản gốc mà bên vay phải trả cho bên cho vay ( lãi trên nợ gốc). Lãi trên nợ gốc được tính bằng cách lấy số nợ gốc nhân với lãi suất vay và nhân với thời hạn vay. Trong đó nợ gốc là tài sản vay ban đầu và thời hạn vay là khoảng thời gian các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định. Thời hạn vay bao gồm cả thời hạn gia hạn nghĩa vụ trả nợ của bên vay.
Trường hợp vay không có lãi mà khi đến thời hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất là 50% mức lãi suất giới hạn trên số tiền chậm trả lương ứng với thời gian chậm trả. Lãi suất giới hạn là mức lãi suất do pháp luật quy định, các bên không được cho vay vượt quá mức lãi suất đó. Lãi suất giới hạn là 20%/năm/ khoản tiền vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật khác có quy định khác. Một trong các luật có quy định khác là luật các tổ chức tín dụng quy định mức lãi suất theo thỏa thuận.
Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau: Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả, trường hợp chậm trả lãi thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất bằng 50% mức lãi suất giới hạn/số tiền lãi chậm trả/tương ứng với thời hạn chậm trả.
Trường hợp bên vay chậm trả nợ gốc thì mức lãi suất trên nợ gốc chậm trả phải cao hơn mức lãi suất trong hợp đồng. Đây là một biện pháp phạt do pháp luật quy định nhằm răn đe người vay chiếm dụng vốn của bên cho vay. Theo quy định lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời hạn chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
3. Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại theo quy định của pháp luật
Theo quy định tại điều 615 Bộ luật dân sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về việc thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại cụ thể như sau:
1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.
3. Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.
Sau khi mở thừa kế thì những người thừa kế có thể thỏa thuận phân chia di sản và thực hiện nghĩa vụ của người để lại di sản. Trường hợp không thỏa thuận được thì yêu cầu
Theo quy định tại khoản 1 điều 370
Trường hợp nay được coi là chuyển nghĩa vụ do pháp luật quy định. Do vậy, khi người thừa kế nhận di sản, đồng thời nghĩa vụ do pháp luật quy định. Do vậy, khi người thừa kế nhận di sản, đồng thời nghĩa vụ tài sản của người chết cũng được chuyển cho người thừa kế. Người thừa kế được nhận một phần di sản, cho nên họ phải thực hiện một phần nghĩa vụ tài sản trong phạm vi giá trị phần di sản nhận được. Nếu phần nghĩa vụ vượt quá giá trị phần di sản thừa kế, thì người thừa kế không phải thực hiện phần vượt quá đó. Thông thường sau khi mở thừa kế, người thừa kế chưa thể hiện nhận hay từ chối nhận di sản hoặc đồng ý nhận những di sản chưa chia.
Vậy trong những trường hợp này, việc thực hiện nghĩa vụ của người chết theo phương thức nào và nếu di sản gây thiệt hại cho người khác thì trách nhiệm thuộc về ai. Kể từ thời điểm mở thừa kế, di sản chưa xác định được chủ sở hữu, vì những người thừa kế cần phải thể hiện ý chí là nhận phần di sản thì họ mới có quyền sở hữu. Vậy, kể từ thời điểm mở thừa kế đến thời điểm người thừa kế nhận di sản thì di sản chưa xác định được ai là chủ sở hữu, cho nên người nào đang quản lý di sản thì tiếp tục quản lý và thực hiện nghĩa vụ của người quản lý di sản đến khi xác định được chủ sở hữu.
Như vậy, với quy định nói trên thì con có quyền từ chối nhận di sản thừa kế của cha ,mẹ để lại. Tuy nhiên, việc này có thể không cần thiết bởi như đã phân tích ở trên, con không có trách nhiệm phải trả phần vượt quá phần mà cha mẹ nợ. Hơn nữa, việc con từ chối nhận di sản cũng không làm thay đổi nghĩa vụ tài sản do cha,mẹ để lại đối với chủ nợ. Nếu con từ chối, chủ nợ vẫn có quyền yêu cầu người thừa kế tiếp theo thanh toán nợ cho họ trong phạm vi số tài sản cha mẹ để lại