Một trong những câu hỏi được nhiều người thắc mắc là khi không làm chủ tốc độ, tay lái gây tai nạn bị xử lý thế nào? Bài viết dưới đây sẽ tìm hiểu về vấn đề trên.
Mục lục bài viết
1. Không làm chủ tốc độ, tay lái gây tai nạn bị xử lý thế nào?
1.1. Không làm chủ tốc độ là như thế nào?
Lỗi là dấu hiệu thuộc mặt chủ quan của tội phạm để phản ánh chủ thể đã lựa chọn thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội khi có đủ các điều kiện để lựa chọn và thực hiện hành vi khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội.
Đối với lỗi không làm chủ tốc độ được coi là lỗi phổ biến đối với những người điều khiển xe máy và xe ô tô trên đường. Việc chạy quá tốc độ quy định là rất nguy hiểm không chỉ đối với người điều khiển phương tiện mà còn ảnh hưởng tới những người tham gia giao thông trên đường.
Đối với các trường hợp cụ thể thì pháp luật quy định tốc độ giới hạn cho phép chính là tốc độ có thể xác định để các tài xế điều khiển phương tiện ở tốc độ hợp lý và phù hợp với những điều kiện về quy định của giao thông, đủ khả năng để có thể xử lý được các tình huống khẩn cấp xảy ra. Việc người tham gia giao thông không chấp hành nghiêm và chạy xe vượt quá tốc độ là vượt quá giới hạn cho phép theo quy định của pháp luật khi điều khiển các phương tiện tham gia giao thông trên đường.
1.2. Quy định pháp luật về không làm chủ tốc độ:
Hiện nay pháp luật quy định rất rõ ràng và chi tiết về tốc độ khi tham gia giao thông của các phương tiện. Cụ thể:
Thứ nhất: Đối với xe ô tô, máy kéo, xe mô tô quy định tốc độ tối đa được cho phép khi tham gia giao thông trên đường bộ trong khu vực đông dân cư:
+ Không quá 60 km/h trên đường đôi (có dải phân cách giữa), đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên
+ không quá 50km/h trên đường hai chiều không có dải phân cách giữa, đường một chiều có 1 làn xe cơ giới.
Thứ hai: Tốc độ tối đa được cho phép tham gia giao thông trên đường bộ ở ngoài khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc) đối với xe ô tô con, xe ô tô chở người đến 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải đến 3,5 tấn được quy định:
+ Không quá 90 km/h trên đường đôi (có dải phân cách giữa), đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên;
+ Không quá 80 km/h trên đường hai chiều không có dải phân cách giữa; đường một chiều có 1 làn xe cơ giới.
Thứ ba: Tốc độ tối đa được cho phép tham gia giao thông trên đường bộ ở ngoài khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc) đối với xe ô tô chở người trên 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải trên 3,5 tấn:
+ Không quá 80 km/h trên đường đôi (có dải phân cách giữa); đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên;
+ Không quá 70 km/h trên đường hai chiều không có dải phân cách giữa; đường một chiều có 1 làn xe cơ giới.
Thứ tư: Tốc độ tối đa được cho phép tham gia giao thông trên đường bộ ở ngoài khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc) đối với xe ô tô buýt; ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc; ô tô chuyên dùng; xe mô tô:
+ Không quá 70 km/h trên đường đôi (có dải phân cách giữa); đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên;
+ Không quá 60 km/h trên đường hai chiều không có dải phân cách giữa; đường một chiều có 1 làn xe cơ giới.
Thứ năm: Tốc độ tối đa được cho phép tham gia giao thông trên đường bộ ngoài khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc) đối với loại xe ô tô kéo rơ moóc; ô tô kéo xe khác:
+ Không quá 60 km/h trên đường đôi (có dải phân cách giữa); đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên;
+ Không quá 50 km/h trên đường hai chiều không có dải phân cách giữa; đường một chiều có 1 làn xe cơ giới.
Thứ sáu: Tốc độ tối đa được cho phép tham gia giao thông trên đường bộ (trừ đường cao tốc) đối với loại xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự không quá 40 km/h.
+ Không vượt quá 120 km/h tốc độ khai thác tối đa cho phép trên đường cao tốc; trường hợp vượt quá 120 km/h do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
1.3. Hình phạt đối với không làm chủ tốc độ:
Với những người điều khiển xe máy, thì căn cứ theo quy định tại khoản 7 điều 6
– Đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây thì bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng:
+ Người điều khiển xe chạy nhanh vượt quá tốc độ quy định trên 20 km/h;
+ Trường hợp không chú ý quan sát và điều khiển xe chạy quá tốc độ được quy định làm gây tai nạn giao thông; đi vào đường cao tốc, chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông; dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe, lùi xe, tránh xe, vượt xe, chuyển hướng, không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông hoặc người điều khiển xe đi vào đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 8 Điều 6;
+ Người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở”.
Do đó, từ quy định trên thì đối với hành vi không làm chủ tốc độ gây tai nạn thì có thể bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe có hành vi vi phạm.
2. Xử phạt vi phạm hành chính khi gây tai nạn giao thông:
– Mức phạt đối với người điều khiển xe ô tô, hoặc các xe tương tự:
Việc gây tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường hoặc có ý định bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn: cụ thể phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 123/2019/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt
– Mức phạt đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy:
Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 123/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Đối với việc gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn.
3. Trách nhiệm của người tham giao giao thông để giảm thiểu tai nạn giao thông:
– Tuân thủ quy định giao thông: Hãy luôn là một người tham gia giao thông văn minh. Phải luôn luôn tuân thủ các quy tắc và biển báo giao thông như dừng đèn đỏ đúng quy định, nhường đường cho người đi bộ, không được vượt quá tốc độ cho phép và giữ khoảng cách an toàn với các phương tiện khác.
– Hãy luôn lịch sự và tôn trọng đối với người tham gia giao thông khác chẳng hạn như nhường đường, không lái xe quá gắn kết, không được xâm phạm đường dây sống và phải tôn trọng các phương tiện khác đang lưu hành trên đường.
– Không được sử dụng điện thoại di động khi lái xe: Việc sử dụng điện thoại di động khi lái xe rất nguy hiểm đây cũng là một nguyên nhân gây tai nạn giao thông. Do đó, hãy đảm bảo việc tham gia giao thông không sử dụng điện thoại
– Kiểm tra định kỳ tình hình sức khỏe của mình, để đảm bảo rằng bạn có thể ddurt sức khỏ khi tham gia giao thông.
– Không uống rượu hay sử dụng chất gây nghiện khi lái xe. Điều này sẽ giúp bạn tập trung khi lái xe và phản ứng nhanh trong trường hợp xảy ra tình huống bất ngờ.
– Khi lái xe, hãy giữ khoảng cách an toàn với các phương tiện khác nhất là những xe đi sauy, luôn đảm bảo được khoảng cách với xe đi trước. Điều này sẽ đảm bảo rằng bạn có thời gian đủ để phản ứng và tránh va chạm trong trường hợp xảy ra tình huống bất ngờ.
– Luôn luôn học tập và cập nhật, nâng cao kỹ năng lái xe của mình. Tham gia các khóa đào tạo lái xe an toàn và cập nhật thông tin về luật giao thông và các kỹ thuật lái xe mới để trở thành một người lái xe thông thạo và an toàn.
– Luôn đảm bảo sử dụng các thiết bị an toàn khi lái xe như đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, cài đặt ghế ngồi trẻ em, và sử dụng dây an toàn khi đi xe ô tô. Và các thiết bị an toàn khác giúp bảo vệ chúng ta khỏi nguy cơ chấn thương và giảm thiểu tỷ lệ chấn thương nghiêm trọng khi xảy ra tai nạn.
Theo dõi và điều chỉnh tốc độ lái xe phải phù hợp với điều kiện môi trường như thời tiết xấu, đèn chiếu sáng kém, đường trơn trượt hoặc đường xấu.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung