Với sự phát triển không ngừng nghỉ của nền kinh tế thì các doanh nghiệp luôn tìm cách mở rộng hoạt động kinh doanh của mình và những địa điểm kinh doanh nhất định. Nhiều chủ thể thắc mắc rằng: Không kinh doanh tại địa điểm đăng ký thì bị phạt bao nhiêu?
Mục lục bài viết
1. Không kinh doanh tại địa điểm đăng ký bị phạt bao nhiêu?
1.1. Các trường hợp kinh doanh không đúng địa điểm đăng ký:
Có thể nói, hiện nay có rất nhiều trường hợp kinh doanh không đúng địa điểm kinh doanh trên giấy phép đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Theo quy định của pháp luật hiện hành về doanh nghiệp thì các trường hợp sau đây sẽ thể hiện doanh nghiệp kinh doanh không đúng địa điểm, cụ thể như sau:
– Các doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh tại trụ sở chính khác với trụ sở chính đã đăng ký trong giấy đăng ký kinh doanh được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo đúng trình tự và thủ tục do pháp luật quy định với 1 trong các loại hình doanh nghiệp như sau: Doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần hoặc công ty hợp danh;
– Các chủ thể là doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh tại trụ sở khác với địa chỉ trụ sở hộ kinh doanh được ghi trong giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo đúng trình tự và thủ tục do pháp luật quy định;
– Trường hợp các chủ thể thực hiện kinh doanh tại các địa điểm kinh doanh khác với địa điểm đăng ký trong thông báo về việc đăng ký hoạt động chi nhánh, hoặc hoạt động của văn phòng đại diện, khác với địa chỉ được đăng ký là địa điểm kinh doanh.
1.2. Không kinh doanh tại địa điểm đăng ký bị phạt bao nhiêu?
Có thể thấy theo như phân tích ở trên, thì hành vi không kinh doanh tại địa điểm kinh doanh đã đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền chính là một hoạt động vi phạm quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm tùy vào tính chất và mức độ vi phạm khác nhau. Cụ thể là căn cứ tại Điều 3 của nghị định số 17/2022/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp; điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hoạt động dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí, thì hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo giấy phép kinh doanh, cụ thể ở đây là không kinh doanh tại địa điểm đã đăng ký sẽ bị xử phạt với mức như sau:
– Doanh nghiệp sẽ bị phạt với mức từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với hành vi kinh doanh không đúng địa điểm theo giấy phép kinh doanh đã được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền phù hợp với quy định của pháp luật;
– Bên cạnh đó, đối với trường hợp các doanh nghiệp hoạt động dưới mô hình sản xuất rượu công nghiệp, chế biến và mua bán các nguyên vật liệu thuốc lá hoặc sản xuất các sản phẩm thuốc lá, kinh doanh phân phối và bán buôn rượu hoặc các sản phẩm thuốc lá mà thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về kinh doanh, đó là không kinh doanh những địa điểm trong giấy phép kinh doanh được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì sẽ bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 40 triệu đồng, do đây là những sản phẩm mang tính chất đặc thù, khi đưa vào lưu thông trên thị trường thì cần phải đảm bảo và kiểm soát nhằm mục đích tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng.
Ngoài ra thì hình thức xử phạt bổ sung đối với hành vi không thực hiện kinh doanh đúng địa điểm kinh doanh như đã đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền là tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh với thời gian từ 1 tháng đến 3 tháng. Thời gian này được đánh giá là một khoảng thời gian hợp lý và cũng đảm bảo tính răn đe đối với các chủ thể vi phạm. Biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi kinh doanh không đúng địa điểm kinh doanh như đã đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là, buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp đã thu được từ hành vi vi phạm pháp luật nêu trên.
2. Không đăng ký địa điểm kinh doanh có bị phạt không?
Căn cứ theo quy định tại Nghị định số 17/2022/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp; điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hoạt động dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí, thì hành vi không đăng ký địa điểm kinh doanh được xác định là vi phạm quy định pháp luật, bởi địa điểm kinh doanh là một trong những điều kiện khi đăng ký kinh doanh tại cơ quan có thẩm quyền, địa điểm kinh doanh và trụ sở doanh nghiệp có thể khác nhau hoặc trùng nhau. Cụ thể nếu không thực hiện thì có thể bị áp dụng mức phạt như sau:
Thành lập địa điểm kinh doanh mới mà không thông báo | Chuyển trụ sở kinh doanh mà không thông báo |
– Phạt tiền từ 05 triệu đồng đến 10 triệu đồng; – Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thông báo nơi đặt địa điểm kinh doanh với Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh. | – Phạt tiền từ 05 triệu đồng đến 10 triệu đồng; – Hình thức phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh từ 01 – 03 tháng trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm. |
Tuy nhiên cũng cần phải lưu ý rằng, các trường hợp sau đây sẽ không thuộc diện phải đăng ký địa điểm kinh doanh. Bởi trên thực tế thì địa điểm kinh doanh hai trụ sở kinh doanh đều sẽ được thể hiện bằng địa chỉ thông qua số nhà hoặc số đường … Việc các chủ thể là doanh nghiệp không đăng ký địa điểm kinh doanh ở một địa chỉ khác có thể thuộc hai trường hợp sau đây:
– Doanh nghiệp đó mở địa điểm kinh doanh mới mà không gửi thủ tục thông báo trong khi vẫn hoạt động kinh doanh ở trụ sở chính theo như giấy đăng ký kinh doanh được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Doanh nghiệp đó chuyển trụ sở chính sang địa chỉ khác và không thực hiện thủ tục thông báo thay đổi tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Trình tự và thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh theo quy định pháp luật:
Bước 1: Chuẩn bị một hồ sơ đăng ký địa điểm kinh doanh phù hợp với quy định của pháp luật. Và có 02 cách thức để nộp hồ sơ, có thể nộp trực tiếp tại bộ phận một cửa của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Phòng Đăng ký kinh doanh trực thuộc Sở Kế hoạch và đầu tư nơi mà doanh nghiệp đặt địa điểm kinh doanh hoặc chi nhánh. Nếu như không có điều kiện để nộp hồ sơ trực tiếp thì có thể đăng ký qua mạng tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Bước 2: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết hồ sơ theo đúng trình tự và thủ tục do pháp luật quy định. Như vậy có thể thấy tất cả các doanh nghiệp khi muốn hoạt động đều phải thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Nhìn chung thì cơ quan có thẩm quyền đăng ký kinh doanh sẽ bao gồm: Ở cấp tỉnh sẽ là Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và đầu tư. Còn ở cấp huyện sẽ là Phòng Tài chính kế hoạch trực thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện thực hiện nhiệm vụ đăng ký hộ kinh doanh (hay còn được gọi là cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện). Như vậy thì có thể thấy cơ quan có trách nhiệm đăng ký kinh doanh là hai cơ quan nêu trên. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện thì không có chức năng đăng ký doanh nghiệp mà chỉ chịu trách nhiệm đăng ký hộ kinh doanh trên địa bàn cấp quận huyện mà mình quản lý.
Bước 3: Chủ thể có nhu cầu đến nhận kết quả theo như giấy hẹn, thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật đó là 03 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ hợp lệ. sau đó sẽ hướng dẫn cho các chủ thể thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định số 17/2022/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp; điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hoạt động dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí.