Không đồng ý với bản án phúc thẩm thì phải làm thế nào? Thực hiện hai cấp xét xử tại Tòa án. Giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất.
Không đồng ý với bản án phúc thẩm thì phải làm thế nào? Thực hiện hai cấp xét xử tại Tòa án. Giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất.
Tóm tắt câu hỏi:
Xin luật sư tư vấn cho tôi. Sau khi tòa án tỉnh có quyết định phúc thẩm vụ án tranh chấp đất đai. Tôi không đồng tình với quyết định của tòa án tỉnh, vì bản án phúc thẩm có những quyết định thiệt thòi cho gia đình tôi, vậy tôi có thể kháng cáo lên tòa án tối cao không?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
2. Giải quyết vấn đề:
Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp. Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Thông qua hoạt động xét xử, Tòa án góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác.
Nguyên tắc hai cấp xét xử được quy định tại điều 17 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 như sau:
“Điều 17. Bảo đảm chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm
1. Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm.
Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật này.
Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm trong thời hạn do Bộ luật này quy định thì có hiệu lực pháp luật. Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án bị kháng cáo, kháng nghị thì vụ án phải được xét xử phúc thẩm. Bản án, quyết định phúc thẩm có hiệu lực pháp luật.
2. Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới theo quy định của Bộ luật này thì được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.”
>>> Luật sư tư vấn không đồng ý với bản án phúc thẩm thì phải làm thế nào: 1900.6568
Như vậy, chỉ có hai cấp xét xử là sơ thẩm và phúc thẩm còn thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm là hai thủ tục đặc biệt không được coi là cấp xét xử.
Theo thông tin bạn cung cấp, vụ án của bạn đã được xét xử sơ thẩm tại toà án nhân dân huyện và xét xử cấp phúc thẩm tại Toà án nhân dân Tỉnh. Do đó, nếu vụ án của bạn có tình tiết mới làm thay đổi toàn bộ nội dung của bản án hoặc có sự vi phạm pháp luật trong quá trình tố tụng thì bạn có quyền làm đơn tới các chủ thể có quyền yêu cầu giám đốc thẩm hoặc tái thẩm để xét lại bản án của Tào án.
Nếu không có các tình tiết trên thì bạn không có quyền yêu cầu giám đốc thẩm hoặc tái thẩm để xét lại bản án.