Không đăng tải kết quả đấu thầu bị xử phạt như thế nào? Hình thức đấu thầu qua mạng?
Hiện nay, hình thức đấu thầu đang rất phổ biến, thông qua đó để lựa chọn nhà thầu phù hợp với dự án của chủ đầu đầu hay được gọi là bên mời thầu. Khi đã có kết quả về đấu thầu thì các cơ quan, chủ thể có thẩm quyền, đơn vị đấu thầu phải có trách nhiệm cung cấp thông tin và đăng tải thông tin đấu thầu lên trạng mạng đấu thầu quốc gia, Báo đấu thầu, Tuy nhiên nếu không thực hiện việc đó thì sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Vậy Không đăng tải kết quả đấu thầu bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ pháp lý:
– Luật Đấu thầu 2013.
1. Không đăng tải kết quả đấu thầu bị xử phạt như thế nào?
Theo Điểm đ, Khoản 1, Điều 8, Luật Đấu thầu 2013:
“Các thông tin phải được đăng tải trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, Báo đấu thầu bao gồm:
đ) Kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư”.
Theo quy định của Luật Đấu thầu 2013, kết quả lựa chọn nhà thầu phải được đăng tải trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, Báo đấu thầu. Đồng thời theo quy định thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải có trách nhiệm đăng tải về đấu thầu. Khi phát hiện những thông tin không hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải có trách nhiệm thông báo trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, Báo đấu thầu để các đơn vị cung cấp thông tin biết, chỉnh sửa, hoàn thiện để được đăng tải. Nếu như không đăng tải thông tin trong đấu thầu thì các đơn vị sẽ bị xử lý vi phạm.
Theo Điều 22,
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi đăng tải kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư muộn hơn so với quy định nhưng trước thời điểm
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Đăng tải kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư sau thời điểm
b) Đăng tải thông tin về đấu thầu không đầy đủ nội dung hoặc không đúng thẩm quyền.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không đăng tải các thông tin về đấu thầu.”
Như vậy trong trường hợp không đăng tải thông tin đấu thầu về kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Hay khi không thực hiện việc đăng tải thông tin đấu thầu thì sẽ bị phát từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
2. Hình thức đấu thầu qua mạng
Theo quy định Khoản 13, Điều 4, Luật Đấu thầu 2013: “Đấu thầu qua mạng là đấu thầu được thực hiện thông qua việc sử dụng hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.”
Đấu thầu trên có thể hiểu đơn giản đấu thầu là quá trình được quy định chi tiết của bên có nhu cầu mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ hay cần thực hiện một công việc trong đó bên có nhu cầu sẽ đưa ra các yêu cầu để lựa chọn được bên cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đáp ứng các yêu cầu của mình dựa trên sự cạnh tranh công khai , minh bạch nhằm đem lại hiệu quả kinh tế tối ưu cho bên có yêu cầu Như vậy bản chất của đấu thầu là phải có sự cạnh tranh, ganh đua về kỹ thuật và giá thành sản phẩm giữa các nhà cung cấp với nhau để được Bên mời thầu lựa chọn thực hiện theo công việc theo yêu cầu của bên mời thầu.
Đấu thầu qua mạng lựa chọn nhà thầu được thực hiện thông qua hệ thống mạng đấu thầu Quốc giá được thực hiện bởi chứng thư số của bên mới thầu và nhà thầu nhằm cung cấp đăng tại thông tin đấu thầu, hồ sơ liên quan đến quá trình lựa chọn nhà thầu.
2.1. Đấu thầu qua mạng sẽ có những đặc điểm sau đây:
Một là, Đấu thầu qua mạng là một phương thức lựa chọn nhà thầu ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình đấu thầu. Thông qua hệ thống mạng đấu thầu Quốc gia tất cả các thông tin liên quan đến dự án, dự toán mua sắm hàng hóa, xây lắp, phi tư vấn tư vấn sẽ được công khai nhờ vậy những đơn vị tổ chức quan tâm đến hoạt động mua sắm cũng đều có thể theo dõi thông tin chính thức và dễ dàng chỉ cần có kết nối mạng internet là có thể truy cập và tim kiếm thông tin.
Hai là, Tài khoản chứng thư số của Bên mời thầu và nhà thầu là thông tin kết nối giữa các bên trong quá trình lựa chọn nhà thầu Chứng thư số của bên mời thầu và nhà thầu được đăng ký tại Cục quăn lý đấu thầu. Thông qua chẳng thư số các bên có thể đăng tải thông tin hợp lệ thông qua tài khoản của mình, đồng thời Cục quản lý đấu thầu có thể quản lý tập trung thông tin của Bên mời thầu và nhà thầu.
Ba là, Đấu thầu qua mạng là phương thức mới được đưa vào áp dụng tại Việt Nam , tiến tới lộ trình đấu thầu 100 % qua hệ thống mạng đấu thầu quốc gia kéo theo đó là việc phải hoàn thiện hệ thống với tất cả các chức năng, nâng cấp hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Ngoài việc đồng bộ hệ thống để xây dựng một chính phủ điện tử, phương thức mới này giúp hạn chế tiêu cực xảy ra trong quá trình lựa chọn nhà thầu, xóa tan mọi khoảng cách vật lý, tăng sức cạnh tranh cho các nhà thầu đáp ứng yêu cầu của Bên mời thầu. Với những ưu điểm trên, đấu thầu qua mạng là một xu thế tất yếu trong quá trình hội nhập của Việt Nam hiện nay.
2.2. ý nghĩa của đấu thầu qua mạng
+ Đấu thầu qua mạng thể hiện sự công khai, minh bạch về mặt thông tin. Tính đến thời điểm hiện tại các thông tin lên quan đến quá trình lựa chọn nhà thầu đã được đăng tải công khai trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, nơi mà nhà thầu có thể kiểm tra được giá dự toán của gói thầu mà nhà thầu đang quan tâm được phê duyệt là bao nhiêu để nhà thầu có mức chào giá phù hợp tăng tỷ lệ trúng thầu.
+ Đấu thầu qua mạng góp phần tăng sức cạnh tranh của các nhà thầu cung cấp trên thị trường trong và ngoài nước. Nước ta có rất nhiều các siêu dự án có sự tham gia của các nhà thầu nước ngoài như dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn, dự án Lọc hóa dầu Long Sơn, dự án mở rộng đường vành đai 3 đến cầu Thăng Long sự tham gia của nhà thầu nước ngoài là một trong những yếu tố giúp nhà thầu trong nước phải tự nâng cao năng lực cạnh tranh của mình về năng lực chuyên môn, nguồn nhân sự chất lượng cao, ứng dụng khoa học công nghệ để có thể có đủ năng lực tham gia vào thị trường mua sắm công bằng, cạnh tranh.
+ Đấu thầu qua mạng giúp đảm bảo mục tiêu, kế hoạch được giao và kiểm soát nguồn chi ngân sách hiệu quả. Sự công khai thông tin dự án, dự toán nên hàng tháng Cục quản lý đấu thầu sẽ có thống kê tổng hợp chi tiết về số lượng gói thầu được đăng tải, tổng giá trị dự toán được phê duyệt, cuối năm trong các báo cáo thống kê về tỷ lệ tiết kiệm, tỷ lệ đấu thầu qua mạng từ đó nguồn ngân sách được kiểm soát từ không chỉ từ cơ quan quản lý đấu thầu, cơ quan kiểm soát và thậm chí từ chính các nhà thầu. Các nhà thầu có thể theo dõi đơn giá dự thầu của nhà thầu trúng thầu khi bên mời thầu đăng tải kết quả lựa chọn nhà thầu lên hệ thống mang Đấu thầu qua mạng đơn giản hóa thủ tục và hạn chế sự gặp gỡ giữa nhà thầu và bên mời thầu nên hạn chế được các hành vi gian lận trong đấu thầu.
2.3. Nội dung pháp luật đấu thầu qua mạng
Pháp luật về đấu thầu qua mạng là lĩnh vực còn khá mới tại nước ta hiện nay, tác giả triển khai nội dung của pháp luật về đấu thầu qua mạng trên các khía cạnh cụ thể sau:
– Chủ thể của pháp luật về đấu thầu qua mạng là những tổ chức cá nhân đáp ứng các điều kiện của pháp luật để có tư cách hợp lệ trực tiếp tham gia vào quá trình lựa chọn nhà thầu qua mạng đó là bên mời thầu, nhà thầu tham dự, các đơn vị tư vấn giúp việc cho bên mời thầu để tiến hành đúng quy trình lựa chọn nhà thầu qua mạng theo quy định của pháp luật.
– Trách nhiệm của chủ thể trong quá trình lựa chọn nhà thầu qua mạng, ngoài những trách nhiệm chung của bên mời thầu, nhà thầu còn có trách nhiệm rêng biệt đối với chủ thể tham gia quá trình lựa chọn nhà thầu mạng, đảm bảo được sự công bằng , cạnh tranh, hiệu quả kinh tế.
– Trình tự thủ tục đối với quá trình lựa chọn nhà thầu qua mạng là các bước tiến hành trên thực tế khi triển khai đấu thầu qua mạng. Trình tự thủ tục về cơ bản không quá khác biệt với đấu thầu truyền thống tuy nhiên với cách thức mới trong quá trình lựa chọn nhà thấu đã có những ưu điểm hơn từ đó giup cho quá trình lựa chọn nhà thầu qua mạng triển khai áp dụng mạnh mẽ hơn trên thực té thay thế cho phương pháp đấu thầu truyền thống.
– Quy định về các lĩnh thức nở lý vi phạm và giải quyết tranh chấp trong đấu thầu qua mạng Quá trình lựa chọn nhà thầu để sử dụng nguồn vốn ngân sách hiệu quả luôn có thể xảy ra các vấn đề tiêu cực đo đó các quy định về thanh tra, kiểm soát, xử lý vi phạm, giải quyết tranh chấp khi tiến hành lựa chọn nhà thầu qua mạng luôn được chú trọng và triển khai có hiệu quả trên thực tế. Các quy định cụ thể này không chỉ được quy định nêng tại
Pháp luật về đấu thầu qua mạng đã và đang được tin khai một cách thích cực, mạnh mẽ trong vài năm trở lại đây. Quá trình học hỏi kinh nghiệm từ xây đựng hệ thống văn bản pháp luật về đấu thầu qua mạng đến xây dựng hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin để phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của nước ta là một quá trình từng bước hoàn thiện và thích ứng để sử dụng nguồn vốn ngân sách được hiệu quả và kinh tế hơn.