Điều kiện hưởng chế độ thai sản. Mẹ đơn thân có được hưởng chế độ thai sản không? Không đăng ký kết hôn có được hưởng thai sản không?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, tôi năm nay 25 tuổi, tôi có yêu một anh đã có gia đình làm cùng công ty. Do yêu anh nên tôi tự nguyện tất cả và hi sinh mọi thứ, nhưng khi biết tôi có thai thì anh tránh tôi rất nhiều và anh lo sợ (vì bố vợ anh là giám đốc công ty) và nói tôi nghỉ việc, tôi kiên quyết không nghỉ việc và đi làm tôi nói tôi và anh coi như không quen biết nhau. Dự kiến tháng 5/2016 tôi sinh cháu. Nếu tôi không đăng ký kết hôn và làm mẹ đơn thân thì tôi có được hưởng chế độ thai sản không?
Luật sư tư vấn:
Theo như bạn nói thì tháng 5/2016 bạn sinh con, như vậy bạn sẽ áp dụng quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2014. Theo luật này,
Đối tượng hưởng chế độ thai sản bao gồm:
– Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
– Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
– Cán bộ, công chức, viên chức;
– Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
– Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
– Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
– Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
– Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
Theo quy định này thì không phân biệt người lao động có đăng ký kết hôn hay không, chỉ xác định là bạn là đối tượng hưởng bảo hiểm.
Luật sư
Mặt khác, cũng tại quy định tại Luật này thì:
Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.
Như vậy, nếu bạn đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi thì bạn sẽ được hưởng chế độ thai sản kể cả khi không đăng ký kết hôn.
Mục lục bài viết
- 1 1. Thủ tục chốt sổ và hưởng chế độ thai sản như thế nào?
- 2 2. Đã dừng đóng bảo hiểm có được hưởng chế độ thai sản không?
- 3 3. Nghỉ không lương có được hưởng chế độ thai sản không?
- 4 4. Điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con?
- 5 5. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi nào?
- 6 6. Hỏi về điều kiện hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con
1. Thủ tục chốt sổ và hưởng chế độ thai sản như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Em đã đóng bảo hiểm được 18 tháng và đến tháng 09/2014 này em sinh em bé và muốn chốt bảo hiểm vào tháng 08/2014. Vậy thủ tục chốt của em là như chốt bình thường hay phải theo mẫu của người chốt thai sản? và thủ tục như thế nào?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 14 Nghị định 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) về BHXH bắt buộc và Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30/1/2007 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn Nghị định 152/2006/NĐ-CP thì điều kiện hưởng chế độ thai sản của lao động nữ sinh con là phải đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Về thủ tục, hồ sơ hưởng chế độ thai sản: Theo quy định tại Khoản 2, Điều 53, Nghị định 152/2006/NĐ-CP thì hồ sơ hưởng chế độ thai sản khi sinh con của người lao động không còn quan hệ lao động, đã thôi việc trước thời điểm sinh con, gồm có:
Luật sư
– Sổ bảo hiểm xã hội.
– Bản sao Giấy chứng sinh hoặc bản sao Giấy khai sinh của con.
– Đơn xin hưởng chế độ thai sản (theo mẫu);
Nộp hồ sơ tại BHXH cấp huyện hoặc BHXH tỉnh nơi đã đóng BHXH.
2. Đã dừng đóng bảo hiểm có được hưởng chế độ thai sản không?
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư có thể giải đáp thắc mắc này cho em được không ạ:
Em đóng bảo hiểm xã hội từ tháng 10/2/2014 cho đến tháng 10/7/2014, sau đó thì em nghỉ việc nên không đóng bảo hiểm nữa, đến cuối tháng 9 thì em sinh em bé. vậy em có được hưởng chế độ thai sản do bảo hiểm trả không ạ?
Rất mong nhận được câu trả lời từ phía luật sư.
Em xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Công ty Luật DƯƠNG GIA xin tư vấn cho bạn như sau:
Theo khoản 5 Điều 3 “Luật bảo hiểm xã hội năm 2021” quy định: “ Thời gian đóng bảo hiểm xã hội là thời gian được tính từ khi người lao động đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi dừng đóng. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội”.
Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 28 “Luật bảo hiểm xã hội năm 2021” quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ mang thai thì lao động đó phải có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con.
Như vậy, bạn mới tham gia đóng bảo hiểm xã hội được 5 tháng (từ 10/2/2014 – 10/7/2014), mà theo khoản 2 Điều 28 ở trên thì bạn phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên thì mới được hưởng chế độ thai sản.
Đồng thời, điều kiện để được hưởng chế độ thai sản phải là người lao động (Tức là người có hợp đồng lao động, đang làm việc bình thường). Nên rất tiếc, bạn chưa đủ điều kiện để được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật.
3. Nghỉ không lương có được hưởng chế độ thai sản không?
Tóm tắt câu hỏi:
Vui lòng cho hỏi: Tôi xin nghỉ không lương từ ngày 01/11/2015, trong đó tôi đã đóng BHXH từ 10/2014 đến ngày nghỉ là 01/11/2015. Trong trường hợp đến ngày 07/05/2016 tôi sinh con thì có đủ điều kiện để được hưởng chế độ thai sản theo qui định hiện nay Trân trọng cảm ơn?
Luật sư tư vấn:
Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định điều kiện hưởng chế độ thai sản:
“1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.”
Như vậy, lao động nữ khi sinh con được hưởng chế độ thai sản khi đáp ứng điều kiện đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Trường hợp lao động nữ sinh con đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐXH, thời gian 12 tháng trước khi sinh con được tính như sau:
“1. Thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được xác định như sau:
a) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
b) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Trường hợp tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này.”
Theo như bạn trình bày, bạn nghỉ không hưởng lương từ ngày 1 tháng 11 năm 2015 nhưng không nói rõ thời gian nghỉ không lương là bao nhiêu lâu. Như vậy, bạn cần đối chiếu với các quy định trên của Luật bảo hiểm xã hội 2014 để xem có đủ điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội không. Bạn sinh vào ngày 7 tháng 5 năm 2016 nên thời hạn 12 tháng trước khi sinh được tính từ tháng 5/2015 đến tháng 4/2016. Nếu trong khoảng thời gian này bạn đóng bảo hiểm từ đủ 6 tháng trở lên, bạn sẽ được hưởng chế độ thai sản khi sinh con.
Nếu bạn nghỉ việc không hưởng lương để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và đáp ứng điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng (tính từ tháng 5/2015 đến tháng 05/2015 ) trước khi sinh con thì bạn được hưởng chế độ thai sản.
4. Điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Luật sư cho tôi hỏi: Tôi đã đóng bảo hiểm xã hội hơn 10 năm và nghỉ việc hơn 1 năm đến nay (không đóng bảo hiểm xã hội hơn 1 năm), vậy nếu tôi sinh con có được hưởng bảo hiểm xã hội không? Hoặc tôi tiếp tục đóng bao lâu thì khi sinh mới được hưởng bảo hiểm xã hội? Cảm ơn luật sư!
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 30, Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội 2014 xác định điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:
Thứ nhất, đối tượng hưởng chế độ thai sản. Căn cứ Điều 30 Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì đối tượng hưởng chế độ thai sản bao gồm:
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
c) Cán bộ, công chức, viên chức;
d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu
đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
Thứ hai, điều kiện hưởng chế độ thai sản theo Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội 2014 phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội 2014 đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội 2014 mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật bảo hiểm xã hội 2014.
Trong trường hợp này của bạn, bạn đóng bảo hiểm xã hội được 10 năm. Nhưng bạn đã nghỉ việc hơn 1 năm và bây giờ bạn mới sinh thì bạn không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản.
Nếu bạn muốn hưởng chế độ thai sản thì bạn phải làm một công việc và thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội và phải đảm bảo:
+ Tham gia ít nhất 6 tháng trong khoảng 12 tháng trước khi sinh;
+ Hoặc đóng ít nhất 3 tháng trong khoảng 12 tháng trước khi sinh tại thời điểm mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền..
5. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư xin cho em hỏi vấn đề sau: Em có đóng bảo hiểm ở công ty cũ được 3 tháng từ tháng 1/2017 – 3/2017 nhưng vì công ty có vấn đề nên em nghỉ việc. Sau khi nghỉ việc em có lấy lại số sổ bảo hiểm và chuyển sang công ty mới đóng tiếp từ tháng 4/4017. Tuy nhiên, do công ty cũ vẫn nợ tiền bảo hiểm nên em không thể lấy được sổ bảo hiểm về. Vậy xin hỏi nếu em sinh con vào tháng 8/2017 em có lấy được tiền thai sản khi không có sổ bảo hiểm hay không? Xin cảm ơn luật sư nhiều!?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội 2014 về điều kiện hưởng chế độ thai sản:
“1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.”
Do không rõ bạn sẽ nghỉ từ khi nào để sinh con, vì nếu bạn nghỉ tại công ty thì công ty sẽ ngừng đóng bảo hiểm cho bạn, nếu kể từ thời điểm bạn nghỉ mà bạn đã đóng đủ 6 tháng trong thời hạn 12 tháng trước khi sinh thì bạn sẽ có đủ điều kiện để hưởng chế độ thai sản . Về
Căn cứ theo Mục 3
“Đối với các doanh nghiệp thực sự gặp khó khăn nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội thì cho phép doanh nghiệp đóng bảo hiểm xã hội cho những người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, người lao động thôi việc để giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội và chốt sổ bảo hiểm xã hội nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động theo quy định.”.
Căn cứ quy định tại Điều 101 Luật bảo hiểm xã hội 2014:
“1. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con bao gồm:
a) Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;
b) Bản sao giấy chứng tử của con trong trường hợp con chết, bản sao giấy chứng tử của mẹ trong trường hợp sau khi sinh con mà mẹ chết;
c) Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con;
d) Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh;
đ) Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 31 của Luật này.
…”
6. Hỏi về điều kiện hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi đi làm từ tháng 9/2016 nhưng đến tháng 11/2016 tôi mới được ký hợp đồng và đóng bảo hiểm xã hội và 6/2017 tôi nghỉ thai sản. Vậy tôi hỏi tôi có được hưởng tiền của chế độ thai sán không?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 31
“Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.”
Luật sư tư vấn điều kiện hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con:1900.6568
Đối với lao động nữ sinh con, để được hưởng chế độ thai sản thì người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội đủ 06 tháng trong 12 tháng trước khi nghỉ sinh.
Thời điểm bạn sinh con là tháng 6/2017, tính lui về 12 tháng là tháng 6/2016, bạn tham gia bảo hiểm xã hội từ tháng 11/2016. Từ tháng 6/2016 đến tháng 6/2017 bạn đóng đủ 06 tháng bảo hiểm xã hội do đó bạn sẽ được hưởng chế độ thai sản khi sinh con.
Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản của bạn là 06 tháng. Mức hưởng chế độ thai sản bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Hồ sơ hưởng chế độ thai sản gồm các giấy tờ sau:
– Sổ bảo hiểm xã hội
– Giấy khai sinh của con/Giấy chứng sinh
– Giấy ra viện của mẹ
– Chứng minh thư nhân dân của mẹ có chứng thực.
Sau đó bạn gửi hồ sơ tới công ty để giải quyết chế độ thai sản cho bạn.