Bảo hiểm ô tô giúp bảo vệ tài sản của chủ sở hữu phương tiện khỏi những thiệt hại không mong muốn. Hành vi không có hoặc mang bảo hiểm ô tô hết hạn trong quá trình tham gia giao thông đường bộ sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Mục lục bài viết
1. Không có hoặc bảo hiểm ô tô hết hạn bị phạt bao nhiêu?
Bảo hiểm ô tô được xem là loại bảo hiểm mà chủ sở hữu bất kỳ phương tiện xe ô tô nào cũng cần phải ký kết với một công ty bảo hiểm nhất định nhằm bảo vệ cho chủ xe và bảo vệ cho phương tiện trong quá trình tham gia giao thông đường bộ. Vì thế bảo hiểm ô tô đóng vai trò vô cùng quan trọng. Trên thị trường hiện nay có nhiều loại bảo hiểm ô tô, trong đó có bảo hiểm xe ô tô bắt buộc và bảo hiểm không bắt buộc. Hành vi sử dụng phương tiện xe ô tô lưu thông trên đường bộ không có hoặc có mang bảo hiểm ô tô tuy nhiên bảo hiểm ô tô bị hết hạn sẽ bị coi là một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật. Căn cứ theo quy định tại Điều 21 của
Thứ nhất, phạt cảnh cáo đối với những đối tượng được xác định là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có hành vi điều khiển xe mô tô hoặc điều khiển xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô, có hành vi điều khiển xe ô tô hoặc máy kéo hoặc các loại xe khác tương tự xe ô tô.
Thứ hai, phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với những đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
– Người điều khiển xe mô tô hoặc điều khiển xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô, các loại xe tương tự xe gắn máy, nhưng không có và không mang theo giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự còn hiệu lực;
– Người điều khiển xe mô tô hoặc xe gắn máy, người điều khiển các loại xe tương tự xe mô tô hoặc các loại xe tương tự xe gắn máy không mang theo giấy đăng ký xe được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền;
– Người điều khiển phương tiện xe mô tô và các loại xe tương tự xe mô tô không mang theo giấy phép lái xe được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền.
Thứ ba, phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với những đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
– Điều khiển xe ô tô hoặc máy kéo hoặc các loại xe tương tự xe ô tô nhưng không mang theo giấy phép lái xe theo quy định của pháp luật;
– Điều khiển xe ô tô hoặc máy kéo hoặc các loại xe tương tự xe ô tô nhưng không mang theo giấy đăng ký xe theo quy định của pháp luật;
– Người điều khiển phương tiện xe ô tô hoặc mấy kéo hoặc các loại xe tương tự xe ô tô nhưng không mang theo giấy chứng nhận về vấn đề kiểm định an toàn kĩ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
Thứ tư, phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
– Những đối tượng được xác định là người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi có hành vi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên;
– Người điều khiển phương tiện xe ô tô và các loại xe khác tương tự xe ô tô không có vật không mang theo bảo hiểm xe ô tô, hay còn được gọi là giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ phương tiện xe cơ giới còn hiệu lực pháp luật;
– Người điều khiển phương tiện xe ô tô và các loại xe khác tương tự xe ô tô có giấy phép lái xe nhưng đã hết thời hạn sử dụng dưới 06 tháng.
như vậy có thể nói, hành vi không có hoặc mang bảo hiểm xe ô tô hết hạn trong quá trình tham gia giao thông đường bộ sẽ bị xử phạt từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng theo như phân tích nêu trên.
2. Lỗi không có hoặc bảo hiểm ô tô hết hạn có bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 9 Điều 21 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (sau được sửa đổi bởi Nghị định số 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng), thì có thể nói ngoài việc bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng theo như phân tích nêu trên, người có hành vi không có hoặc bảo hiểm ô tô hết hạn (điểm b khoản 4) có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung cụ thể như sau:
– Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm c khoản 5; điểm b, điểm d khoản 7; điểm b, điểm d khoản 8 Điều 21 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, giấy phép lái xe bị tẩy xóa, giấy phép lái xe không hợp lệ;
– Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 5, điểm d khoản 7, điểm d khoản 8 Điều 21 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe được cấp mới nhất trong hệ thống thông tin quản lý giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
Như vậy có thể nói, người không có hoặc bảo hiểm ô tô hết hạn trong quá trình tham gia giao thông đường bộ sẽ chỉ đối mặt với mức phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng theo như phân tích nêu trên và không bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung.
3. Quy định về thời hạn và hiệu lực của bảo hiểm ô tô:
Thời hạn và hiệu lực bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với chủ xe cơ giới là xe ô tô được quy định tại Điều 9 của Nghị định số 67/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng, cụ thể như sau:
– Thời hạn bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với các đối tượng được xác định là chủ phương tiện xe cơ giới có thời gian tối thiểu là 01 năm và tối đa là 03 năm;
– Trong trường hợp chủ phương tiện xe cơ giới có nhiều xe tham gia bảo hiểm bao nhiêu thời điểm khác nhau trong năm theo quy định của pháp luật tuy nhiên đến năm tiếp theo có nhu cầu đưa về cùng một thời điểm bảo hiểm để dễ dàng trong quá trình quản lý, thì theo quy định của pháp luật hiện nay thời gian bảo hiểm của các loại phương tiện này có thể nhỏ hơn 01 năm hoặc bằng thời gian hiệu lực còn lại của hợp đồng bảo hiểm đã được ký kết đầu tiên trong năm đó, thời hạn bảo hiểm của năm tiếp theo đối với các hợp đồng bảo hiểm và giấy chứng nhận bảo hiểm sau khi được đưa về cùng thời điểm sẽ được thực hiện phù hợp với quy định của pháp luật;
– Trong thời hạn còn hiệu lực được ghi nhận trên giấy chứng nhận bảo hiểm, nếu như chủ cần kiệm có sự chuyển dịch quyền sở hữu xe cơ giới thì chủ xe cơ giới cũ sẽ có quyền chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm đối với phương tiện đó.
Như vậy có thể nói, thời hạn bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ phương tiện xe ô tô sẽ được xác định tối thiểu là 01 năm và tối đa là 03 năm theo phân tích nêu trên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Giao thông đường bộ năm 2019;
– Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt;
– Nghị định số 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng.