Thế nào là hành vi chống người thi hành công vụ? Không chấp hành quyết định xử phạt có phải hành vi chống người thi hành công vụ?
Mục lục
1. Thế nào là hành vi chống người thi hành công vụ?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Tôi được biết kể từ tháng 12, Công an thành phố Hà Nội sẽ triển khai xử phạt “nguội” đối với những lỗi vi quy định về trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Vậy, khi tiến hành xử phạt nguội, người vi phạm không tiến hành nộp phạt, cũng như không hợp tác với phía cảnh sát giao thông thì có được coi là hành vi chống người thi hành công vụ không ạ? Xin cám ơn Luật sư!
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 257, “Bộ luật hình sự 2015”, sửa đổi, bổ sung 2009 và Điều 20, Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ thì hành vi chống người thi hành công vụ đều được coi là hành vi vi phạm pháp luật, dẫn đến hệ quả là người vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Có thể hiểu hành vi chống người thi hành công vụ trực tiếp xâm phạm đến hoạt động bình thường, đúng đắn của các cơ quan Nhà nước, tổ chức, làm giảm hiệu lực quản lý của các cơ quan, tổ chức đó. Tội phạm này được quy định nhằm đấu tranh phòng và chống các hành vi chống người thi hành công vụ, giữ gìn trật tự công cộng, tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà nước, bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người đang thi hành công vụ.
Theo đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 257, “Bộ luật hình sự 2015”, sửa đổi, bổ sung 2009 thì người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật tức là có hành vi cản trở người thi hành công vụ và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với hình phạt tù từ sáu tháng đến ba năm hoặc bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm.
Còn đối với quy định tại Điều 20, Nghị định 167/2013/NĐ-CP thì hành vi chống người thi hành công vụ được liệt kê và bao gồm các hành vi cụ thể sau đây:
a) Hành vi môi giới, tiếp tay, chỉ dẫn cho cá nhân, tổ chức vi phạm trốn tránh việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.
b) Cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ;
c) Có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ;
d) Xúi giục, lôi kéo hoặc kích động người khác không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.
Xem thêm: Xử phạt hành chính hành vi vi phạm quy định về hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng
đ) Dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để chống người thi hành công vụ;
e) Gây thiệt hại về tài sản, phương tiện của cơ quan nhà nước, của người thi hành công vụ;
g) Đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác cho người thi hành công vụ để trốn tránh việc xử lý vi phạm hành chính.
Luật sư
Như vậy, trong trường hợp này, đây không được coi là hành vi chống người thi hành công vụ mà có thể coi đây là việc không tự nguyện chấp hành
2. Mức xử phạt hành vi chống người thi hành công vụ
Tóm tắt câu hỏi:
Mức xử phạt đối với trường hợp chống người thi hành công vụ như thế nào? Mình có đứa bạn bị công an 141 bắt vì tội không đội mũ bảo hiểm và đã nói những lời khó nghe nên đã bị công an ghi lỗi chống người thi hành công vụ? Như thế có đúng không? Nếu đúng thì mức xử phạt thế nào? Mình cảm ơn!
Xem thêm: Xử phạt hành chính đối với hành vi khai thác gỗ trái phép
Luật sư tư vấn:
Đối với trường hợp khi tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm, dùng lời lẽ lăng mạ tổ công an thì tùy vào từng hành vi mà có mức xử phạt hành chính hay truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vu đó. Đối với trường hợp nói trên sẽ bị xử phạt hành chính về hành vi không đội mũ bảo hiểm (theo quy định tại Nghị định 34/2010/NĐ-CP ngày 02 tháng 4 năm 2010), còn đối với những hành vi còn lại thì đó chính là hành vi chống người thi hành công vụ và cũng tùy vào tính chất và mức độ nguy hiểm mà hành vi này là hành vi vi phạm hành chính (sẽ bị xử phạt hành chính) hoặc là hành vi phạm tội (sẽ phải chịu hình phạt). Theo Điều 257 “Bộ luật hình sự năm 2015” có quy định về Tội chống người thi hành công vụ được quy định như sau:
1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm :
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội nhiều lần;
c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;
d) Gây hậu quả nghiêm trọng;
Xem thêm: Xử phạt hành chính đối với hành vi in và buôn bán sách lậu
đ) Tái phạm nguy hiểm.”
Để cấu thành tội chống người thi hành công vụ nói trên, người phạm tội phải đảm bảo đủ các điều kiện sau:
– Về mặt khách quan: Hành vi của người phạm tội phải thỏa mãn 1 trong 3 hành vi khách quan sau:
+ Hành vi dùng vũ lực (dùng sức mạnh vật chất tấn công, hành hung) cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật.
+ Hành vi đe dọa dùng vũ lực (đó là hành vi uy hiếp tinh thần người thi hành công vụ làm cho họ sợ mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao) nhằm cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật.
+ Hành vi dùng thủ đoạn khác (như lăng mạ, bôi nhọ hoặc vu khống..) nhằm cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật.
– Về mặt chủ quan: Lỗi của người phạm tội phải là lỗi cố ý ( người phạm tội nhận thức được hành vi của mình là chống hoặc cản trở việc thực hiện công vụ của người khác nhưng vẫn thực hiện)
– Về chủ thể: vì đây là tội phạm ít nghiêm trọng (khoản 1) và tội phạm nghiêm trọng (khoản 2) nên chủ thể phải là người từ đủ 16 tuổi trở lên.
Xem thêm: Quy định về xử phạt hành chính đối với hành vi sản xuất tem nhãn, bao bì giả
Khi đủ các yếu tố cấu thành tội phạm này thì người phạm tội sẽ phải chịu mức hình phạt trong khung hình phạt tương ứng.
Bên cạnh đó, khoản 3 Điều 7 Nghị định 73/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12/7/2010 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội quy định phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: Cản trở, không chấp hành yêu cầu của người thi hành công vụ hoặc có lời nói, hành động lăng mạ, xúc phạm danh sự hoặc chống lại người thi hành công vụ mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Như vậy, với hành vi không hợp tác và lăng mạ các chiến sĩ 141 nói trên, kết hợp với người này trên 16 tuổi hoàn toàn đủ yếu tố cấu thành tội chống người thi hành công vụ theo quy định tại Điều 257 “Bộ luật hình sự 2015”. Và hình phạt sẽ tương ứng với hành vi phạm tội mà người này thực hiện thuộc khoản 1 hay khoản 2 của điều luật trên hoặc có thể bị xử phạt hành chính theo khoản 3 Điều 7 Nghị định 73/2010/NĐ-CP.
3. Chống người thi hành công vụ có bị truy cứu hình sự không?
Tóm tắt câu hỏi:
Cho tôi xin hỏi: khi xảy ra vụ việc đánh nhau, khi công an đến triệu tập nhưng đối tượng không hợp tác, còn chửi bới lực lượng sau đó dùng còng số 8 còng tay lôi đi thì có bi vi phạm không luât sư?
Luật sư tư vấn:
Hành vi của đối tượng trong trường hợp này là hành vi chống người thi hành công vụ.
Theo Điều 03 Nghị định 208/2013/NĐ-CP quy định các biện pháp phòng ngừa, hỗ trợ và xử lý hành vi chồng người thi hành công vụ quy định các khái niệm người thi hành công vụ và hành vi chống người thi hành công vụ như sau:
Xem thêm: Xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông
“1. Người thi hành công vụ là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân được cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo vệ nhằm phục vụ lợi ích của Nhà nước, nhân dân và xã hội.
2. Hành vi chống người thi hành công vụ là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc không chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác nhằm cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc ép buộc người thi hành công vụ không thực hiện nhiệm vụ được giao.”
Trong trường hợp này, các chiến sĩ công an được coi là những người thực hiện công vụ bởi thứ nhất đó là lực lượng đại diện cho quyền lực Nhà nước để đảm bảo duy trì trật tự, án toàn xã hội và đồng thời tại thời điểm xảy ra hành vi thì họ cũng đang thực hiện nhiệm vụ công đó là triệu tập các đối tượng có liên quan đến vụ đánh nhau để làm rõ các vấn đề.
Hơn nữa, quy định tại Điều 20, Nghị định 167/2013/NĐ-CP thì hành vi chống người thi hành công vụ được liệt kê và bao gồm các hành vi cụ thể sau đây:
“a) Hành vi môi giới, tiếp tay, chỉ dẫn cho cá nhân, tổ chức vi phạm trốn tránh việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.
b) Cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ;
c) Có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ;
d) Xúi giục, lôi kéo hoặc kích động người khác không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.
Xem thêm: Xử phạt hành chính hành vi vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú
đ) Dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để chống người thi hành công vụ;
e) Gây thiệt hại về tài sản, phương tiện của cơ quan nhà nước, của người thi hành công vụ;
g)Đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác cho người thi hành công vụ để trốn tránh việc xử lý vi phạm hành chính.”
Hành vi của đối tượng trong trường hợp này là hành vi không chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của người thực thi công vụ. Đây cũng là hành vi bị cấm đối với cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 208/2013/NĐ-CP nêu trên: “a) Không chấp hành các quy định của pháp luật; không chấp hành sự điều hành, hướng dẫn, yêu cầu của người thi hành công vụ; chống đối hoặc cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ;” và có những lời lẽ lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm những người thi hành công vụ.
Tùy vào mức độ vi phạm mà có thể bị xử phạt hành chính hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 257 “Bộ luật hình sự 2015” quy định như sau:
“Điều 257. Tội chống người thi hành công vụ
1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm :
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội nhiều lần;
c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;
d) Gây hậu quả nghiêm trọng;
đ) Tái phạm nguy hiểm.”
Để cấu thành tội chống người thi hành công vụ nói trên, người phạm tội phải đảm bảo đủ các điều kiện sau:
– Về mặt khách quan: Hành vi của người phạm tội phải thỏa mãn 1 trong 3 hành vi khách quan sau:
Hành vi dùng vũ lực (dùng sức mạnh vật chất tấn công, hành hung) cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật.
+ Hành vi đe dọa dùng vũ lực (đó là hành vi uy hiếp tinh thần người thi hành công vụ làm cho họ sợ mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao) nhằm cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật.
+ Hành vi dùng thủ đoạn khác (như lăng mạ, bôi nhọ hoặc vu khống..) nhằm cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật.
– Về mặt chủ quan: Lỗi của người phạm tội phải là lỗi cố ý ( người phạm tội nhận thức được hành vi của mình là chống hoặc cản trở việc thực hiện công vụ của người khác nhưng vẫn thực hiện)
– Về chủ thể: vì đây là tội phạm ít nghiêm trọng (khoản 1) và tội phạm nghiêm trọng (khoản 2) nên chủ thể phải là người từ đủ 16 tuổi trở lên.
Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 20 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: Cản trở, không chấp hành yêu cầu của người thi hành công vụ hoặc có lời nói, hành động lăng mạ, xúc phạm danh sự hoặc chống lại người thi hành công vụ mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Luật sư tư vấn pháp luật chống người thi hành công vụ:1900.6568
Như vậy, với hành vi không hợp tác và lăng mạ, xúc phạm danh dự nhân phẩm người thi hành công vụ, kết hợp với bạn đủ 16 tuổi trở lên thì hoàn toàn đủ yếu tố cấu thành tội chống người thi hành công vụ theo quy định tại Điều 257 “Bộ luật hình sự 2015” hoặc có thể bị xử phạt hành chính theo khoản 2 Điều 20 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.