Khởi tố hình sự là giai đoạn khởi đầu của một vụ án hình sự. Vậy khởi tố vụ án hình sự là gì? Quy trình khởi tố một vụ án hình sự theo quy định của pháp luật ra sao?
Mục lục bài viết
1. Khởi tố vụ án hình sự là gì?
Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn tố tụng hình sự đầu tiên mà trong đó cơ quan có thẩm quyền sẽ căn cứ vào các quy định của pháp luật tố tụng hình sự tiến hành việc xác định có hay không có các dấu hiệu của tội phạm, đồng thời ban hành quyết định về việc khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự liên quan đến hành vi đó.
2. Căn cứ khởi tố vụ án hình sự:
Căn cứ tại quy định của
” Điều 143. Căn cứ khởi tố vụ án hình sự
Chỉ được khởi tố vụ án khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những căn cứ:
1. Tố giác của cá nhân;
2. Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
3. Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng;
4. Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước;
5. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm;
6. Người phạm tội tự thú. “
3. Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự:
Theo quy định tại Điều 153
“1. Cơ quan Điều tra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với tất cả vụ việc có dấu hiệu tội phạm, trừ những vụ việc do cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra, Viện kiểm sát, Hội đồng xét xử đang thụ lý, giải quyết quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
2. Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp quy định tại Điều 164 của Bộ luật này.
3. Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp:
a) Viện kiểm sát hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan Điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra;
b) Viện kiểm sát trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
c) Viện kiểm sát trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm hoặc theo yêu cầu khởi tố của Hội đồng xét xử.
4. Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm.”
Ngoài những chủ thể nêu trên, theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự, trách nhiệm khởi tổ vụ án còn là của Thủ trưởng đơn vị Bộ đội biên phòng, cơ quan Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và của Thủ trưởng các cơ quan khác được pháp luật giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra.
4. Thời hạn khởi tố vụ án hình sự:
Căn cứ tại Điều 147 Bộ luật tố tụng hình sự quy định như sau:
” Thời hạn, thủ tục giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
1. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan Điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra phải kiểm tra, xác minh và ra một trong các quyết định:
a) Quyết định khởi tố vụ án hình sự;
b) Quyết định không khởi tố vụ án hình sự;
c) Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
2. Trường hợp vụ việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn giải quyết tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố có thể kéo dài nhưng không quá 02 tháng. Trường hợp chưa thể kết thúc việc kiểm tra, xác minh trong thời hạn quy định tại Khoản này thì Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền có thể gia hạn một lần nhưng không quá 02 tháng.
Chậm nhất là 05 ngày trước khi hết thời hạn kiểm tra, xác minh quy định tại Khoản này, Cơ quan Điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền gia hạn thời hạn kiểm tra, xác minh.
3. Khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, cơ quan có thẩm quyền có quyền tiến hành các hoạt động:
a) Thu thập thông tin, tài liệu, đồ vật từ cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để kiểm tra, xác minh nguồn tin;
b) Khám nghiệm hiện trường;
c) Khám nghiệm tử thi;
d) Trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản.
4. Trình tự, thủ tục, thời hạn Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố được thực hiện theo quy định tại Điều này.”
Theo đó, cơ quan Điều tra có nghĩa vụ kiểm tra, xác minh nguồn tin để quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được đơn tố cáo. Trường hợp vụ việc phức tạp cần nhiều thời gian thì có thể kéo dài thời hạn ra quyết định khởi tố hay không hơn, nhưng không được quá 60 ngày.
5. Quy trình khởi tố vụ án hình sự mới nhất:
Căn cứ tại Thông tư 28/2020/TT-BCA quy định về quy trình tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố. Theo đó, quy định trình tự, thủ tục tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố như sau:
– Trường hợp cá nhân trực tiếp đến tố giác về tội phạm hoặc đại diện cơ quan, tổ chức trực tiếp đến báo tin về tội phạm thì cán bộ tiếp nhận phải lập biên bản tiếp nhận theo mẫu số 09, (ban hành kèm theo Thông tư 61/2017/TT-BCA), có chữ ký hoặc điểm chỉ của người tố giác, báo tin và hướng dẫn họ viết đơn trình báo (có thể ghi âm, ghi hình có âm thanh việc tiếp nhận khi thấy cần thiết).
Trường hợp người tố giác, báo tin từ chối cung cấp thông tin cá nhân thì vẫn phải tiến hành tiếp nhận theo trình tự, thủ tục và ghi rõ lý do từ chối vào biên bản.
– Trường hợp cá nhân, đại diện cơ quan, tổ chức trực tiếp đến gửi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố bằng văn bản thì cán bộ tiếp nhận phải viết Giấy biên nhận (02 bản) theo mẫu số 196 (ban hành kèm theo Thông tư 61/2017/TT-BCA), một bản kèm theo tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, một bản giao cho người gửi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
– Trường hợp tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm qua điện thoại thì cán bộ tiếp nhận phải ghi chép vào sổ tiếp nhận đầy đủ các thông tin sau:
+ Thời gian tiếp nhận thông tin, họ tên cán bộ tiếp nhận, họ tên, địa chỉ, số điện thoại, số chứng minh nhân dân (hoặc căn cước công dân), ngày, tháng, năm, đơn vị cấp của người tố giác, báo tin;
+ Thời gian, địa điểm xảy ra vụ việc;
+ Tóm tắt nội dung, diễn biến vụ việc;
+ Các thông tin khác có liên quan (nếu có) như: họ tên, địa chỉ, đặc điểm nhận dạng của đối tượng, người làm chứng, bị hại, hướng bỏ trốn của đối tượng, công cụ, phương tiện phạm tội, hậu quả thiệt hại, những việc đã làm tại hiện trường khi phát hiện vụ việc …
+ Lý do người tố giác, báo tin biết được vụ việc đó, những ai cũng biết vụ việc đó;
Trường hợp người tố giác, báo tin từ chối cung cấp thông tin cá nhân thì cán bộ tiếp nhận vẫn phải tiến hành tiếp nhận và ghi rõ lý do từ chối;
Sau đó cán bộ tiếp nhận viết thành văn bản báo cáo lãnh đạo, chỉ huy để xử lý.
– Trường hợp tiếp nhận thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm phản ánh qua phương tiện thông tin đại chúng, qua hòm thư điện tử, báo nói, báo hình
+ Đối với thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng thì cán bộ được phân công phải tiếp nhận bằng cách sao chụp, ghi chép hoặc in bài viết ra giấy báo cáo lãnh đạo, chỉ huy để xử lý; đối với tin báo về tội phạm đã xác định được dấu hiệu tội phạm thuộc thẩm quyền Điều tra của cơ quan, đơn vị nào thì cơ quan, đơn vị đó ghi nhận và giải quyết.
Trường hợp chưa xác định được nơi xảy ra sự việc hoặc liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương mà tin báo về tội phạm phản ánh thì Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an cấp huyện nơi có trụ sở chính của phương tiện thông tin đại chúng (nơi có địa chỉ rõ ràng) đã đăng tải tin báo trên có trách nhiệm tiếp nhận, xử lý ban đầu;
+ Đối với thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm phản ánh trên báo nói, báo hình thì cán bộ tiếp nhận viết thành văn bản báo cáo lãnh đạo, chỉ huy để xử lý;
+ Tiếp nhận thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm qua hòm thư điện tử thì cán bộ tiếp nhận có trách nhiệm in thư ra giấy hoặc viết nội dung đó thành văn bản báo cáo lãnh đạo, chỉ huy để xử lý.
– Trường hợp tiếp nhận đơn, thư có nội dung liên quan đến tội phạm được gửi qua đường bưu điện, giao liên, thì ngay sau khi tiếp nhận, cán bộ tiếp nhận phải tiến hành phân loại và báo cáo lãnh đạo, chỉ huy để xử lý hoặc chuyển đến bộ phận, đơn vị có chức năng tiếp nhận, phân loại, xử lý tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố để tiến hành phân loại, xử lý theo trình tự, thủ tục quy định tại Thông tư 28/2020/TT-BCA.
– Trường hợp người dưới 18 tuổi, người nước ngoài, người dân tộc ít người trực tiếp đến tố giác, báo tin về tội phạm
+ Đối với trường hợp người dưới 18 tuổi trực tiếp đến tố giác, báo tin về tội phạm thì cán bộ tiếp nhận phải lập biên bản tiếp nhận theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư 28/2020/TT-BCA, trong quá trình làm việc cán bộ tiếp nhận cần chú ý khai thác thông tin về nhân thân, lại lịch, người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp của người dưới 18 tuổi và liên lạc mời họ nhanh chóng đến trụ sở làm việc để giám hộ.
Trong trường hợp người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp không đến kịp thì mời người chứng kiến hoặc ghi âm, ghi hình có âm thanh (việc ghi âm, ghi hình được ghi rõ vào biên bản và bảo quản theo quy định). Đồng thời khi lấy lời khai cần chú ý đến thái độ, biểu hiện tâm lý của họ để kịp thời có những tác động tích cực nhằm đảm bảo hiệu quả, sau đó báo cáo lãnh đạo, chỉ huy để xử lý;
+ Đối với người nước ngoài, người dân tộc ít người trực tiếp đến tố giác, báo tin về tội phạm không nói, viết được ngôn ngữ tiếng Việt thì cán bộ tiếp nhận, căn cứ vào khả năng ngôn ngữ của mình để tiếp nhận hoặc kịp thời báo cáo lãnh đạo, chỉ huy đề ra phương án xử lý.
– Đối với đơn, thư hoặc các hình thức văn bản khác, không ghi rõ tên tuổi, địa chỉ, không có chữ ký trực tiếp hoặc điểm chỉ của người tố giác, báo tin hoặc của người gửi đơn, thư nhưng có nội dung rõ ràng về người có hành vi vi phạm pháp luật, có tài liệu, chứng cứ cụ thể về hành vi vi phạm pháp luật và có cơ sở để kiểm tra, xác minh, thì cán bộ tiếp nhận vẫn tiến hành tiếp nhận, phân loại, xử lý theo quy định.
– Tất cả các trường hợp tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, cán bộ tiếp nhận phải ghi vào sổ tiếp nhận nguồn tin về tội phạm theo mẫu số 278 (ban hành theo Thông tư 61/2017/TT-BCA), và phải có trách nhiệm bảo quản, lưu giữ đồ vật, tài liệu có liên quan không để hư hỏng thất lạc, không làm thay đổi hình thức, nội dung văn bản tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, đóng dấu đến, ghi rõ số, ngày, tháng, năm tiếp nhận và nhập vào phần mềm cơ sở dữ liệu (nếu có) để quản lý, theo – dõi. Sau khi hoàn thiện thủ tục tiếp nhận thì đơn vị tiếp nhận, cán bộ tiếp nhận tiến hành phân loại, xử lý theo trình tự, thủ tục quy định tại Mục 2 Chương II Thông tư 28/2020/TT-BCA.
Như vậy, cơ quan Điều tra sẽ có tiến hành kiểm tra, xác minh nguồn tin để đưa ra quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được đơn tố cáo. Trường hợp vụ việc phức tạp cần nhiều thời gian thì có thể kéo dài thời hạn ra quyết định khởi tố hay không hơn, nhưng không được quá 60 ngày. Quyết định khởi tố vụ án hình sự phải tuân thủ những quy định tại Điều 154 Bộ luật tố tụng hình sự, cụ thể như sau:
” Quyết định khởi tố vụ án hình sự
1. Quyết định khởi tố vụ án hình sự phải ghi rõ căn cứ khởi tố, Điều, Khoản của Bộ luật hình sự được áp dụng và các nội dung quy định tại Khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này.
2. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, Viện kiểm sát phải gửi quyết định đó đến Cơ quan Điều tra có thẩm quyền để tiến hành Điều tra.
Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, Cơ quan Điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra phải gửi quyết định đó kèm theo tài liệu liên quan đến Viện kiểm sát có thẩm quyền để kiểm sát việc khởi tố.
Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự,
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Bộ luật tố tụng hình sự 2015.
– Thông tư 28/2020/TT-BCA