Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu là một trong những biện pháp mang tính cưỡng chế của cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm. Tuy nhiên hiện nay còn nhiều tranh luận về biện pháp khắc phục này khi áp dụng trong thực tiễn. Bài viết dưới đay sẽ cung cấp những góc nhìn về vấn đề pháp lý này.
Mục lục bài viết
- 1 1. Biện pháp cưỡng chế buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu là gì?
- 2 2. Nguyên tắc áp dụng biện pháp cưỡng chế buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu:
- 3 3. Thời hạn thi hành biện pháp cưỡng chế buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu:
- 4 4. Gửi quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu:
1. Biện pháp cưỡng chế buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu là gì?
Theo dịch nghĩa từ điển, khôi phục lại tình trạng ban đầu có nghĩa là chủ thể làm thay đổi hiện trạng của đối tượng phải hoàn lại tình trạng cũ như trước khi bị thay đổi do chịu phải tác động.
Dưới góc độ khoa học pháp lý, ta có khái niệm buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu là một biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Điều 28
– Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
– Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép;
– Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh;
– Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện;
– Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại;
– Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn;
– Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm;
– Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng;
– Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật;
– Các biện pháp khắc phục hậu quả khác do Chính phủ quy định.
Trong đó, Điều 29
“Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính của mình gây ra; nếu cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện.”
Khôi phục lại tình trạng ban đầu tiếng anh tạm dịch là “Restore original condition”
Biện pháp cưỡng chế buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu tiếng anh tạm dịch là “Coercive measures to force restore to the original state”
2. Nguyên tắc áp dụng biện pháp cưỡng chế buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu:
– Đối với mỗi vi phạm hành chính, ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính có thể bị áp dụng một biện pháp buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả trong đó có biện pháp buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu
– Biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng độc lập trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 65 của Luật này. Cụ thể:
“2. Đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d Khoản 1 Điều này,
Người có thẩm quyền không ra
Quyết định phải ghi rõ lý do không ra
3. Thời hạn thi hành biện pháp cưỡng chế buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu:
Theo quy định tại Điều 73
“Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính; trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính có ghi thời hạn nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó”.
Cũng tại Điều 85 của
Theo đó, ta có thể thấy từ hai điều luật nêu trên thì thời hạn thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, kể cả trong trường hợp quyết định xử phạt có áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả hoặc quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả một cách độc lập khi không ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì thời hạn tối thiểu để cá nhân, tổ chức vi phạm tự thi hành phải là 10 ngày, không được thấp hơn. Thế nhưng, hai điều luật trên trong thực tiễn áp dụng lại có cách hiểu và áp dụng không thống nhất do quy định về thời hạn khắc phục hậu quả còn nhiều cách hiểu khác nhau.
Phần lớn ý kiến thống nhất với cách hiểu ở trên, vì phải dành thời gian tối thiểu 10 ngày để họ tự nguyện thi hành biện pháp khắc phục hậu quả. Trường hợp nếu quá thời hạn mà họ không thi hành thì mới cưỡng chế thi hành. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, vẫn có thể yêu cầu thời gian người vi phạm chấp hành biện pháp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong thời gian dưới 10 ngày, tùy từng trường hợp, bởi những lý do sau:
Thứ nhất, tại Điều 85 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì thời hạn thi hành biện pháp khắc phục hậu quả được thực hiện theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Tại biểu mẫu 02 quyết định xử phạt được ban hành theo Nghị định 97/2017/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 81/2013/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì hướng dẫn từng biện pháp khắc phục hậu quả phải ghi thời gian thực hiện cụ thể. Như vậy, có thể hiểu tùy từng biện pháp mà người có thẩm quyền xử phạt ấn mức thời gian cho phù hợp.
Cụ thể, trong nhiều trường hợp biện pháp khắc phục hậu quả là khôi phục tình trạng ban đầu và người vi phạm chỉ trồng có vài loại cây cối, dựng hàng rào…thì thời gian để họ tự tháo dỡ có thể trong ngày hoặc 2, 3 ngày kể từ ngày nhận được quyết định, chứ không nhất thiết phải là 10 ngày. Thế nhưng, có biện pháp khắc phục hậu quả là khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh hoặc buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại thì phải thi hành ngay, nếu để 10 ngày có thể người vi phạm sẽ tẩu tán, tình trạng ô nhiễm môi trường, dịch bệnh sẽ lan rộng, gây nguy hiểm cho xã hội.
Thứ hai, trong trường hợp hợp biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng một cách độc lập theo Điều 65 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì hiện nay Luật này chỉ quy định thời hạn thực hiện theo Quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp không áp dụng xử phạt.
Theo mẫu số 13 quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả ban hành kèm theo Nghị định 97/2017/NĐ-CP tại mục 8 có hướng dẫn cách ghi cụ thể từng biện pháp khắc phục hậu quả phải thực hiện và thời gian thực hiện của từng biện pháp.
Do vậy, tùy từng trường hợp vi phạm, tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi vi phạm cần phải khắc phục mà người có thẩm quyền quyết định thời gian tự thực hiện khắc phục hậu quả cho phù hợp theo quy định của pháp luật.
4. Gửi quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu:
a) Thời hạn gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính
Theo quy định tại Điều 70 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính để thi hành như sau:
“Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản, người có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt phải gửi cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt, cơ quan thu tiền phạt và cơ quan liên quan khác để thi hành.
Quyết định xử phạt vi phạm hành chính được giao trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm và thông báo cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt biết.
Đối với trường hợp quyết định được giao trực tiếp mà cá nhân, tổ chức vi phạm cố tình không nhận quyết định thì người có thẩm quyền lập biên bản về việc không nhận quyết định có xác nhận của chính quyền địa phương và được coi là quyết định đã được giao.
Đối với trường hợp gửi qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm, nếu sau thời hạn 10 ngày, kể từ ngày quyết định xử phạt đã được gửi qua đường bưu điện đến lần thứ ba mà bị trả lại do cá nhân, tổ chức vi phạm cố tình không nhận; quyết định xử phạt đã được niêm yết tại nơi cư trú của cá nhân, trụ sở của tổ chức bị xử phạt hoặc có căn cứ cho rằng người vi phạm trốn tránh không nhận quyết định xử phạt thì được coi là quyết định đã được giao.”.
Theo rà soát việc áp dụng Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, có quy định 3 loại thời hạn gửi quyết định, đó là: Thời hạn gửi Quyết định xử phạt vi phạm hành chính (Điều 70); thời hạn gửi quyết định cưỡng chế (Điều 88, gửi ngay khi ban hành quyết định); gửi Quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc để thi hành (Điều 107); Quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình (Khoản 4 Điều 140).
Có thể nhận thấy, trường hợp biện pháp áp dụng khắc phục hậu quả ban hành kèm theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì thời hạn gửi quyết định là 02 ngày. Còn trường hợp quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả được ban hành độc lập thì thời hạn gửi quyết định như thế nào thì Luật Xử lý vi phạm hành chính và văn bản hướng dẫn thi hành chưa quy định.
b) Thời hạn gửi quyết định khắc phục hậu quả buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu
Do Luật xử lý vi phạm hành chính chưa quy định về thời hạn gửi quyết định áp dụng biện pháp buộc khắc phục hậu quả nên các cơ quan áp dụng pháp luật có nhiều cách vận dụng khác nhau trong quá trình xử lý vi phạm.
Ở một vài địa phương thì vận dụng thời hạn gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính để gửi quyết định áp dụng biện pháp buộc khắc phục hậu quả, tức là gửi trong thời hạn 2 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành quyết định. Thế nhưng cũng có ý kiến cho rằng do Luật xử lý vi phạm hành chính không có quy định về thời gian gửi quyết định buộc khắc phục hậu quả nên gửi lúc nào cũng được, miễn là cá nhân, tổ chức vi phạm nhận được quyết định.
Căn cứ pháp lý sử dụng trong bài viết:
– Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012;
– Nghị định 97/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hàn luật xử lý vi phạm hành chính.
– Nghị định 81/2013/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012.