Hiện nay, cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong nhiều trường hợp đã phải chủ động tổ chức thực hiện phục hồi danh dự cho người bị thiệt hại, trừ trường hợp người bị thiệt hại yêu cầu không khôi phục danh dự.
Mục lục bài viết
1. Khôi phục danh dự cho người bị thiệt hại trong tố tụng hình sự:
1.1. Các hình thức khôi phục danh dự cho người bị thiệt hại trong tố tụng hình sự:
Hiện nay pháp luật đã quy định cụ thể về vấn đề khôi phục danh dự cho người bị thiệt hại trong tố tụng hình sự. Căn cứ theo quy định tại Điều 56 của Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước năm 2017 hiện hành, có ghi nhận về các hình thức phục hồi danh dự cho người bị thiệt hại trong tố tụng hình sự, cụ thể như sau:
Việc khôi phục danh dự đối với các chủ thể bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự sẽ được thực hiện thông qua một số hình thức cơ bản sau:
– Khôi phục danh dự đối với người bị thiệt hại trong tố tụng hình sự thông qua hoạt động xin lỗi trực tiếp là cải chính công khai tại nơi cư trú, trường hợp này áp dụng đối với người bị thiệt hại là cá nhân, hoặc xin lỗi trực tiếp và cải chính công khai tại nơi đặt trụ sở trong trường hợp người bị thiệt hại là pháp danh thương mại theo quy định của pháp luật;
– Khôi phục danh dự đối với người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự thông qua hình thức đăng báo xin lỗi và cải chính công khai;
– Đặc biệt, việc phục hồi danh dự đối với các chủ thể cá nhân là người bị thiệt hại, trong trường hợp bị buộc thôi việc trái pháp luật, bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào các cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc các cơ sở cai nghiện bắt buộc được thực hiện bằng hình thức đăng báo xin lỗi và cải chính công khai theo như phân tích ở trên.
1.2. Trình tự, thủ tục khôi phục danh dự cho người bị thiệt hại trong tố tụng hình sự:
Trình tự, thủ tục phục hồi danh dự cho người bị hại được thực hiện theo quy định tại Điều 24 và Điều 25 Nghị định số 68/2018/NĐ của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Nhìn chung thì có thể thấy, trình tự và thủ tục khôi phục danh dự cho người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự sẽ trải qua một số giai đoạn cơ bản sau đây:
Bước 1: Trong thời hạn 03 tháng được tính kể từ ngày có quyết định giải quyết bồi thường thiệt hại của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thì người bị thiệt hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị thiệt hại có quyền yêu cầu khôi phục danh dự theo trình tự và thủ tục luật định.
Bước 2: Trong thời hạn 30 ngày được tính kể từ ngày nhận được văn bản có nội dung yêu cầu khôi phục lại danh dự cho người bị thiệt hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị thiệt hại, thì cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thụ lý vụ việc và giải quyết theo thủ tục luật định.
Bước 3: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền là Viện kiểm sát giải quyết bồi thường, tuyên bố lý do và giới thiệu thành phần tham gia, đồng thời thông qua chương trình buổi trực tiếp xin lỗi và cải chính công khai. Sau đó thì đại diện lãnh đạo Viện kiểm sát giải quyết bồi thường sẽ trình bày văn bản xin lỗi và cải chính công khai. Đại diện lãnh đạo cơ quan tiến hành tố tụng có liên quan trong trường hợp có nhiều người thi hành công vụ thuộc nhiều cơ quan tiến hành tố tụng khác nhau cùng gây thiệt hại đứng lên để phát biểu trước tất cả mọi người.
Bước 4: Người bị thiệt hại hoặc người đại diện theo pháp luật của người bị thiệt hại phát biểu về lời xin lỗi và cải chính công khai. Sau đó thì các thành phần khác tham gia buổi xin lỗi và cải chính công khai tiến hành phát biểu. Cuối cùng thì đại diện lãnh đạo của Viện kiểm sát kết thúc phiên xin lỗi và cải chính.
Tuy nhiên cần phải lưu ý rằng: Việc xin lỗi và cải chính công khai phải được thực hiện một cách nghiêm túc và trang trọng. Sau khi người đại diện thực hiện việc giải quyết bồi thường trình bày lời xin lỗi và cái chính đối với người bị thiệt hại, thì người bị thiệt hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị thiệt hại sẽ phát biểu về lời xin lỗi đó, người đại diện thực hiện việc giải quyết bồi thường phải đảm bảo thời gian cho người bị thiệt hại phát biểu theo đúng quy định của pháp luật. Ngoài ra, địa điểm tiến hành việc xin lỗi và cái chính sẽ là địa phương nơi cư trú hoặc làm việc của người bị thiệt hại (kể cả trong trường hợp người bị thiệt hại đã qua đời). Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần phải mời và thông báo về thời gian và địa điểm tiến hành việc tài chính cho những người có liên quan. Sau đó, sẽ cần tiến hành hoạt động đăng trên một tờ báo trong con và một tờ báo địa phương trong 03 số liên tiếp theo yêu cầu của người bị thiệt hại hoặc đại diện hợp pháp của họ.
2. Khi nào người bị thiệt hại có quyền yêu cầu khôi phục danh dự trong hoạt động tố tụng hình sự?
Trong hoạt động tố tụng hình sự, nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại đồng thời khôi phục danh dự cho người bị thiệt hại theo đúng quy định của pháp luật, người bị thiệt hại có quyền yêu cầu khôi phục danh dự trong hoạt động tố tụng hình sự khi rơi vào một trong các trường hợp sau đây:
– Người bị tạm giữ đã có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự, nay bị hủy bỏ quyết định tạm giữ vì xét thấy rằng người đó không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, và hành vi tạm giữ người đó là hành vi trái quy định;
– Người bị tạm giam, người đã chấp hành xong hoặc người đang chấp hành hình phạt tù có thời hạn, hình phạt tù chung thân theo bản án của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Người bị kết án tử hình hoặc người đã thi hành án tử hình mà có bản án của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự, vì xét thấy người đó không thực hiện hành vi phạm tội;
– Người bị khởi tố hoặc truy tố, xét xử hoặc thi hành án không bị tạm giữ hoặc tạm giam, thi hành hình phạt tù có thời hạn mà có bạn án của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự, xác định rằng người đó không thực hiện hành vi phạm tội theo quy định của pháp luật;
– Riêng đối với trường hợp người bị thiệt hại đã qua đời, thì thân nhân của họ vẫn có quyền yêu cầu khôi phục danh dự cho người bị thiệt hại đó trong hoạt động tố tụng hình sự.
3. Một số nội dung cơ bản của văn bản xin lỗi và cải chính công khai:
Căn cứ vào Điều 24 của Nghị định 68/2018/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều của biện pháp thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, có quy định về nội dung văn bản xin lỗi và cải chính công khai, cụ thể bao gồm những thông tin như:
– Tên cơ quan, nơi đặt trụ sở của cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại;
– Họ và tên, chức vụ, chức danh của người trình bày văn bản xin lỗi và cải chính công khai;
– Họ và tên, địa chỉ của người bị thiệt hại;
– Các cơ quan nhà nước liên quan đến việc gây thiệt hại;
– Tóm tắt hành vi gây thiệt hại, nguyên nhân dẫn đến việc gây thiệt hại cho người bị thiệt hại;
– Cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại đã thấy được đầy đủ những sai phạm và hậu quả của sai phạm do người thi hành công vụ thuộc thẩm quyền quản lý của mình gây ra;
– Thay mặt Nhà nước, đại diện lãnh đạo cơ quan xin lỗi người bị thiệt hại, gia đình, người thân của người bị thiệt hại, cơ quan (nếu có) của người người bị thiệt hại và nhân dân; mong muốn người bị thiệt hại chấp nhận lời xin lỗi và cam kết xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật người thi hành công vụ đã có hành vi gây thiệt hại.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước năm 2017;
– Nghị định 68/2018/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều của biện pháp thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.