Khởi ngữ là gì? Tác dụng, phân loại, dấu hiệu nhận biết và ví dụ?

Trong một câu văn thường có nhiều các thành phần khác nhau như chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ... trong đó khởi ngữ là một thành phần phụ nhưng cũng có vai trò quan trọng. Hãy tham khảo bài viết dưới đây về tác dụng, phân loại, dấu hiệu nhận biết và ví dụ của khởi ngữ?

1. Khởi ngữ là gì?

Khởi ngữ là một thành phần trong cấu trúc câu thuộc thành phần phụ có ý nghĩa và tác dụng là giúp khởi ý, nêu vấn đề khởi nguồn cho một câu sắp được nói đến.

– Khởi ngữ là thành phần câu được đặt trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.

– Trong câu, ngoài những thành phần chính là chủ ngữ hoặc vị ngữ thì những phần có vẻ khác, không sắp xếp đúng chuẩn thì có thể nó là khởi ngữ.

– Trước khởi ngữ thường thường có các quan hệ từ: về, đối với, còn, với,…

2. Tác dụng của khởi ngữ trong câu:

Khởi ngữ giúp nổi bật được ý muốn nói tới người nghe và liên quan mật thiết với thành phần chính.

Một bộ phận của câu mà được đặt lên đầu khác với so trật tự thông thường thì có thể là khởi ngữ nhằm nhấn mạnh bộ phận được đưa lên trước đó.

Ví dụ: Về việc trồng hoa trong chậu thì cần phải lưu ý tới chất lượng đất, kích cỡ chậu và cách chăm sóc loại cây đó.

Khởi ngữ trong câu này chính là “về việc:, nó đứng đầu câu và đảm nhiệm giúp nổi bật ý chính được nêu trong câu.

Khởi ngữ còn đóng vai trò nêu chủ đề của sự việc, bắt đầu một câu chuyện một cách hấp dẫn hơn. Như vậy, khởi ngữ mang nhiều ý nghĩa nên bạn cần hiểu rõ để vận dụng đúng trong từng trường hợp cụ thể. Mỗi một từ trong câu đảm nhiệm chức năng riêng và giữa chúng có liên kết chặt chẽ với nhau.

Khởi ngữ có 2 tác dụng chính là: nhấn mạnh và nêu chủ đề của sự việc. Bởi trong tiếng Việt điều người ta cần quan tâm nhất là sự uyển chuyển, khéo léo trong cả nội dung lẫn hình thức của văn nói cũng như văn xuôi. Không giống người phương Tây thường đi thẳng vào nội dung chính của câu chuyện, người Việt ta thường có thói quen dẫn dắt dần vào câu chuyện, ngữ cảnh đang được đề cập tới. Thay vì nói trực tiếp ta sẽ dùng những lời lẽ tinh tế dẫn dắt người nghe, người đọc đi tới chủ đề chính. Khởi ngữ ra đời với mục đích và ý nghĩa như vậy.

Khởi ngữ có liên hệ mật thiết với thành phần chính của câu, mục đích là tạo sự nổi bật ý nghĩa của câu. Việc có khởi ngữ trong câu hay không tùy thuộc vào mục đích của người nói, điều đó có nghĩa là nó có thể có hoặc không.

Bạn sẽ thực sự thích nghe câu có thành phần khởi ngữ hơn là một câu chỉ có thành phần chính. Ví dụ thay vì một câu như: Anh là người học giỏi nhất thì khi có khởi ngữ sẽ thành: Về học giỏi nhất, thì anh ấy là nhất.

3. Cách phân loại khởi ngữ:

Khởi ngữ không đảm nhận chức năng cú pháp cụ thể. Trường hợp khởi ngữ không xác định có một chức năng cụ thể thì khởi ngữ có vai trò chủ yếu là nêu chủ đề của sự tình và ý nghĩa nhấn mạnh chỉ là phụ.

Khởi ngữ có vai trò, chức năng cú pháp cụ thể trong câu đi sau.

Trường hợp khởi ngữ xác định là đảm nhận vai trò, chức năng cú pháp nào đó trong câu đi sau thì Khởi ngữ có ý nghĩa chủ yếu là nhấn mạnh, còn với tác dụng nêu chủ đề sự tình là phụ.

Khởi ngữ khi đảm nhận vai trò, chức năng ngữ pháp trong câu nhấn mạnh bộ phận nào đó của chính câu  đó hoặc là  câu đi sau để thể hiện lớp nghĩa chính sâu xa. Nghĩa là khi đó khởi ngữ sẽ giữ chức năng cú pháp tương ứng như thành phần trong câu như chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ, định ngữ, trạng ngữ.

4. Dấu hiệu nhận biết khởi ngữ:

Khởi ngữ có một số dấu hiệu nhận biết riêng biệt và cần thiết phải dựa vào điều này để có thể dễ dàng hơn trong việc xác định khởi ngữ trong  câu ở các bài tập về khởi ngữ thường hay gặp:

Trong câu trước câu có khởi ngữ luôn có quan hệ từ

Trước khởi ngữ là một số từ dấu hiệu như: về, với, bên cạnh đó, còn, còn với…

Sau khởi ngữ thường có trợ từ “thì”

Đặt câu khởi ngữ:

Với chúng tôi- những học sinh thì thanh xuân là chiếc cặp sách, còn cánh phượng đỏ là cuốn lưu bút ngày ấy.

Đối với mẹ tôi, gia đình là tất cả, ở nơi đó mẹ vẫn luôn là nơi ấm áp nhất để ta được mãi là đứa trẻ vô lo.

Về việc có nên sống hết mình vì cuộc đời chỉ có một lần được sống là quan điểm gây nhiều tranh cãi nhiều.

5. Ví dụ về khởi ngữ:

Bài 1: Dạng bài tập xác định thành phần trong các câu:

– Về tính toán thì Lan Anh là nhất. ⇒ khởi ngữ là: “về tính toán”

– Đối với bài tập về nhà, chỉ cần chăm chỉ là sẽ làm được. ⇒ khởi ngữ là: “Đối với bài tập về nhà”

-Với học sinh thì chăm ngoan, nghe lời cô giáo bố mẹ là quan trọng nhất. ⇒ khởi ngữ là: “Với học sinh”

– Còn với cô ấy, tôi chẳng là cái thá gì cả. ⇒ khởi ngữ là: “Còn với cô ấy”

– Cô gái ấy, người con gái tôi luôn yêu thương. ⇒ khởi ngữ là: “Cô gái ấy”

– Đi học thì nên tập trung, chăm chỉ. ⇒ khởi ngữ là: “Đi học”

Bài 2: Chuyển câu sau đây từ không có khởi ngữ thành câu có khởi ngữ:

Để có thể làm dạng bài này, các em cần xác định chủ đề mà câu văn đang nhắc đến là gì? Sau đó đưa chủ đề ấy lên trên đầu câu, khi này có thể thêm trợ từ như “thì” để câu mạch lạc hơn. Và cũng có thể thêm dấu “,” sau khởi ngữ để tránh biến thành chủ ngữ.

Ví dụ 1: Tôi thường đi học về trên con đường Nguyễn Trãi này. Con đường Nguyễn Trãi này, tôi thường đi hc v.

Ví dụ 2: Nam Anh chơi violon rất giỏi. V chơi violon, Nam thc s là tuyệt nhất.

Bài 3: Chuyển câu có khởi ngữ thành câu không có khởi ngữ:

Với dạng bài tập này, các em lấy khởi ngữ trong câu chuyển thành thành phần chính của câu. Và bỏ đi các từ ngữ phía trước khởi ngữ và dấu phẩy để chuyển thành một chủ ngữ mới .

Ví dụ 1: Về việc học, Lan Anh sẽ cố gắng chăm chỉ hơn Lan Anh sẽ cố gắng chăm ch vic hc hơn.

Ví dụ 2: Ăn uống thì tôi cũng làm xong rồi Tôi đã ăn uống ri.

Bài 4: Bài tập xác định khởi ngữ và nêu tác dụng của nó trong câu

Ví dụ 1: Cậu ta cứ suốt ngày la cà, ham chơi không chịu học tập. Điều này khiến bố mẹ cậu tức giận.

⇒ Khởi ngữ là từ “điều này”, có tác dụng nhấn mạnh cho người đọc thông điệp vì sự ham chơi của cậu ta khiến bố mẹ tức giận.

Ví dụ 2: Anh và chị ấy đi đến đâu cũng được người người thương mến. Còn chúng ta, người ta đều cảm thấy ghét bỏ.

⇒ Khởi ngữ trong câu trên là “còn chúng ta”. Khởi ngữ trong câu có tác dụng duy trì, kết nối chủ đề và câu, phát triển ý của cả đoạn văn.

Bài 5: Chuyển các câu sau thành câu có thành phần khởi ngữ:

a) Em không đi chơi được.

b) Không bao giờ tôi đọc qua một lần tiểu thuyết hay mà rời ngay xuống được.

c) Con chó không bao giờ mặc chiếc áo ấy nữa.

Trả lời:

a) Em không đi chơi được.

=> Về việc đi chơi, em không đi được.

b) Không bao giờ tôi đọc qua một lần tiểu thuyết hay mà rời ngay xuống được.

=> Đối với cuốn tiểu thuyết hay, tôi đã đọc qua một lần thì không bao giờ mà rời ngay xuống được.

Bài 6: Xác định khởi ngữ trong các câu sau:
– Về khả năng đọc cảm xúc của mọi người xung quang thì chị Mai xếp hạng đầu, là nhất.
– Đối với cháu, chuyện xảy ra vô cùng là đột ngột.
– Vâng! Ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng.
– Ông cứ vờ như mình chẳng quan tâm gì đến gia đình, con cái. Điều này làm ông khổ tâm vô cùng.
– Chuyện của cả lớp 12 ấy, tôi đã biết hết rồi.
– Thương thì thương lắm chứ nhưng tôi vẫn nhất quyết phải cho thằng con trai của mình vào trường cai nghiện bác à!
– Ăn, tôi cũng ăn rồi, rửa bát tôi cũng đã rửa bát, đến tắm cho con chó tôi cũng làm rồi, sao anh không cho tôi đi xem phim chứ?
– Xây cái lăng mộ ấy, cả làng phải đi phục dịch, cả làng phải đigánh gạch, đập đá, làm phu hồ cho tụi nó đấy
– Cái cổng đằng ở phía trước ấy, nói mở thì cũng đã mở được rồi đấy, nhưng mở ra rồi cũng chẳng chút ích lợi gì hết mà.
– Ông giáo ấy, thuốc không hút, rượu không uống.
– Đối với chiến thắng của đội bóng nhà ấy, tôi đã dự đoán được từ lâu rồi anh bạn già của tôi ơi.
– Về cái tôi định bàn ấy, anh nghĩ thế nào rồi.
    5 / 5 ( 1 bình chọn )