Khởi kiện yêu cầu thay đổi người nuôi con do chồng cũ lấy vợ mới? Đòi lại quyền nuôi con vì vợ ủy quyền cho người khác nuôi con? Khởi kiện đòi lại quyền nuôi con ở đâu? Điều kiện được thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn? Vi phạm pháp luật trong việc trực tiếp nuôi dưỡng con cái?
Mục lục bài viết
- 1 1. Khởi kiện yêu cầu thay đổi người nuôi con do chồng cũ lấy vợ mới
- 2 2. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
- 3 3. Đòi lại quyền nuôi con vì vợ ủy quyền cho người khác nuôi con
- 4 4. Khởi kiện đòi lại quyền nuôi con ở đâu?
- 5 5. Điều kiện được thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn
- 6 6. Vi phạm pháp luật trong việc trực tiếp nuôi dưỡng con cái
- 7 7. Căn cứ để thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn?
- 8 8. Yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Khởi kiện yêu cầu thay đổi người nuôi con do chồng cũ lấy vợ mới
Tóm tắt câu hỏi:
Chào các anh chị. Tôi đã ly hôn được ba năm, khi đó tôi đồng ý để chồng nuôi con lớn, tôi nuôi đứa nhỏ. Nhưng gia đình bên đó giờ nói là tôi dậy con không tốt. Xui nó nói xấu ông bà nội. Và bảo tôi tháng đón con một lần. Trước là luân phiên đón hai anh em. Lý do tôi muốn giành quyền nuôi con cũng vì chồng cũ đã lấy vợ. Tôi thực sự mong muốn được nuôi con. Tôi đã sai lầm khi để còn ở lại nhà đó. Hiện tại tôi là giáo viên trợ giảng cho trung tâm tiếng Anh. Tôi rất mong nhận được sự tư vấn của quý Luật sư. Tôi xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Căn cứ theo Điều 84
– Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con
– Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con
– Trường hợp con từ đủ 7 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con khi tiến hành thay đổi người trực tiếp nuôi con
– Nếu cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.
Luật sư
Theo trình bày của bạn, bạn trước đã đã ly hôn cách đây 03 năm, vào thời điểm ly hôn, chồng bạn được quyền trực nuôi con lớn của bạn, tuy nhiên do bạn cho rằng chồng và gia đình nhà chồng nuôi dạy con không đúng chuẩn mực, và chồng cũ bạn đã lấy vợ. bạn muốn được nuôi cả 2 con. Như vậy, giữa bạn và chồng bạn có thể thỏa thuận về vấn đề thay đổi người trực tiếp nuôi con, theo đó, chồng bạn đồng ý để bạn nuôi con thì bạn có thể yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con.
Nếu không thỏa thuận được mà bạn có đủ căn cứ để chứng minh bản thân mình có những điều kiện, lợi ích phù hợp với việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con, có phẩm chất đạo đức tốt, có thu nhập và chỗ ở ổn định còn chồng bạn do có vợ mới nên không còn đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc môi trường hiện tại không thích hợp cho sự phát triển của con thì bạn có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con. Nếu con bạn từ 7 tuổi trở lên thì các bên phải xem xét nguyện vọng của bé.
Bạn có thể gửi đơn khởi kiện lên Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi chồng bạn cư trú để yêu cầu giành quyền lại nuôi con.
2. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư, tôi có thắc mắc vấn đề sau mong luật sư giải đáp giúp tôi. Sau khi Ly hôn, vợ tôi được tòa án cho nuôi con vì con tôi còn nhỏ. Tuy nhiên hiện nay, vợ cũ của tôi có quan hệ ngoại tình, thường xuyên đi công tác xa, bỏ con cho mẹ cô ấy chăm sóc, cuộc sống hiện nay của cháu thiếu thốn cả về vật chất và tình cảm. Vậy tôi có quyền yêu cầu Tòa án cho tôi được trực tiếp nuôi con không?Tôi xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Vì lợi ích của con, theo yêu cầu của một hoặc cả hai bên, Tòa án có thể quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con.
Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được thực hiện trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không bảo đảm quyền lợi về mọi mặt của con và phải tính đến nguyện vọng của con, nếu con từ đủ chín tuổi trở lên.
Như vậy, nếu bạn chứng minh được vì lợi ích của con bạn, thì bạn có thể yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con.
3. Đòi lại quyền nuôi con vì vợ ủy quyền cho người khác nuôi con
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi có vấn đề muốn hỏi luật sư như sau: Tôi và vợ đã ly dị được 2 năm, con trai tôi (hiện nay 5 tuổi) được tòa ra quyết định giao cho người mẹ trực tiếp nuôi dưỡng. Vừa qua mẹ cháu qua đời do tai nạn giao thông. Tôi muốn đón cháu về sống cùng tôi nhưng bà ngoại cháu không cho vì lý do mẹ cháu đã ủy quyền cho họ nuôi dưỡng cháu. Vậy có cách nào để tôi có thể trực tiếp nuôi con được không? Rất mong luật sư tư vấn giúp. Xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định, cha mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc con chưa thành niên. Việc trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn không đồng nghĩa với việc xóa bỏ quyền cũng như nghĩa vụ của người còn lại( bố hoặc mẹ) đối với con cái.
Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Khoản 2 Điều 84 Luật hôn nhân gia đình đã đưa ra các căn cứ làm cơ sở cho việc thay đổi người trực tiếp nuôi con bao gồm:
– Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
– Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Như vậy, ở trường hợp của bạn, người trực tiếp nuôi cháu đã qua đời- tức không còn điều kiện để trực tiếp chăm nom, nuôi dưỡng, giáo dục con. Việc mẹ cháu ủy quyền cho ông bà ngoại chăm cháu là không có căn cứ. Do đó, bạn có thể yêu cầu tòa án xem xét việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
4. Khởi kiện đòi lại quyền nuôi con ở đâu?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi và vợ ly hôn từ năm 2012 đến nay đã được gần 3 năm. Khi Tòa án xét xử thì đã quyết định quyền nuôi con trực tiếp thuộc về vợ tôi. Nhưng sau gần 3 năm con tôi ở với cô ấy thì con tôi đang có dấu hiệu bị hành hạ, đánh đập. Tôi phải làm thế nào để có được quyền nuôi con trực tiếp. Thủ tục như thế nào và cơ quan nào thụ lí vụ việc giúp cha con tôi? Cảm ơn luật sư rất nhiều!
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 84 của
“1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.
5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:
a) Người thân thích;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ”.
Như bạn nói rằng sau khi Tòa án ra bản án quyết định rằng con của bạn sẽ do mẹ trực tiếp nuôi dưỡng đã dẫn đến tình trạng con của bạn bị ngược đãi đánh đập và bạn có căn cứ để chứng minh việc con của bạn bị ngược đãi. Điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và sự phát triển của con thì lúc nào bạn có quyền yêu cầu Tòa án để Tòa án căn cứ vào những chứng cứ mà bạn đưa ra trước Tòa để có thể ra quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi dưỡng sang cho bạn.
5. Điều kiện được thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư. Em tên Giàu có vợ và đã ly hôn cách đây 2 năm và có con chung đến nay được 4 tuổi. Trước khi ly hôn em có nguyện vọng được nuôi con nhưng con chua đủ 36 tháng tuổi nên tòa án giải quyết cho vợ em nuôi con. Vì vợ em thường xuyên đi nước ngoài làm và giao con em cho ông bà ngoại nuôi nhưng ông bà ngoại bận giao thiệp không cận kề chăm sóc.
Đến nay con em đã đến tuổi đi học nhưng bên ngoài xa trường học sông nước không có điều kiện thuận lợi cho con em đến trường trong khi nhà em ở gần trường học và con em còn nhỏ cần sự tình thương của cha lẫn mẹ nhưng con em đã thiếu tình thương từ mẹ em muốn được trực tiếp nuôi con nên đã làm đơn kháng cáo.
Em đưa ra được đầy đủ chứng minh bên gia đình vợ em không đủ điều kiện nuôi và Tòa án Huyện đã giao quyền nuôi con cho em nhưng. Trong thời gian em làm đơn kháng cáo tòa án có tống đạt nhưng vợ em không đến tòa án dù một lần. Sao này tòa án giải quyết thì vợ em về tiếp tục làm đơn kháng cáo đưa lên Tỉnh. Cho em hỏi nếu lên Tỉnh tòa án có xem xét và giải quyết cho em được nuôi con không hay em có cách nào để tòa án giữ nguyên bản án giúp em. Em chân thành cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Tại Điều 84
Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.
5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:
a) Người thân thích;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.
Theo thông tin bạn trình bày, bạn có vợ và đã ly hôn cách đây 2 năm và có con chung đến nay được 4 tuổi. Tòa án giải quyết ly hôn và vợ của bạn là người giành quyền nuôi con. Tuy nhiên vợ của bạn thường xuyên đi nước ngoài làm và giao con cho ông bà ngoại nuôi nhưng ông bà ngoại bận công việc, không chăm sóc chu đáo. Đến nay con của bạn đã đến tuổi đi học nhưng bên ngoại xa trường học, không thuận lợi cho con của bạn đến trường. căn cứ theo thông tin bạn trình bày, đồng thời căn cứ theo quy định tại Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì việc Tòa án ra quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn (bạn giành quyền nuôi con sau ly hôn) là đúng theo quy định của pháp luật. Bạn cần lưu ý rằng, việc bạn làm đơn và gửi cho Tòa án giải quyết để cho bạn giành quyền nuôi con nhằm đảm bảo cho sự phát triển tốt nhất của con không phải là Đơn kháng cáo mà là Đơn yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn.
Tuy nhiên, tại Điều 271 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 có quy định về kháng cáo như sau:
Điều 271. Người có quyền kháng cáo
Đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm.
Căn cứ theo quy định tại Điều 271
6. Vi phạm pháp luật trong việc trực tiếp nuôi dưỡng con cái
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật gia. Cho tôi xin hỏi, vợ chồng ly hôn toà án giải quyết vợ nuôi con gái còn chồng nuôi con trai mà người vợ không nuôi con gái và không thăm nom con không cấp dưỡng mà đi lấy chồng thì có vi phạm pháp luật không?
Luật sư tư vấn:
Theo như bạn trình bày, vợ chồng ly hôn, theo Quyết định của Tòa án, người vợ nuôi con gái, người chồng nuôi con trai. Tuy nhiên người vợ không chăm sóc con, không thăm nom, cấp dưỡng cho con sau ly hôn. Theo quy định tại Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:
“1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.”
Như vậy, theo quy định trên thì người vợ phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho người con trai ở với chồng và người chồng có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con gái ở với người vợ. Người vợ không cấp dưỡng là vi phạm quy định pháp luật do đó, người chồng có thể quyền yêu cầu khởi kiện tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người vợ đang cư trú để yêu cầu cấp dưỡng.
Đối với hành vi người vợ không nuôi con gái thì người chồng có thể yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con theo quy định tại Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
“1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên
4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.
5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:
a) Người thân thích;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.”
Theo như bạn trình bày, người vợ không trông nom con gái. Nếu người chồng có căn cứ chứng minh người vợ không có đủ điều kiện nuôi con thì người chồng có quyền khởi kiện tới Tòa án để yêu cầu giải quyết thay đổi người trực tiếp nuôi con gái. Tòa án sẽ xem xét các điều kiện của 02 bên vợ và chồng để quyết định giao con cho ai nuôi là hợp lý.
Còn hành vi đi lấy chồng khác thì đây không phải là hành vi vi phạm pháp luật bởi người vợ và người chồng đã ly hôn, quan hệ của người vợ và người chồng trước đã chấm dứt do đó, người vợ có quyền xác lập quan hệ hôn nhân với người khác.
7. Căn cứ để thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn?
Tóm tắt câu hỏi:
Vợ chồng tôi ly hôn đã thoả thuận việc nuôi con là do chồng trực tiếp nuôi dưỡng, không cần trợ cấp và tôi có quyền về thăm con khi nhớ. Nhưng khi về thăm con thì cha mẹ chồng chửi bới mạc hạ tôi trước mặt con gái tôi. Nay tôi muốn đổi quyền nuôi con thì phải làm sao.nói là để cho ba nuôi nhưng thực chất là ba của bé giao cho ông bà nuôi. Mong quý luật sư tư vấn giúp tôi?
Luật sư tư vấn:
Tại Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:
” 1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó. “
Bên cạnh đó tại khoản 2 Điều 83 Luật hôn nhân và gia đình 2014 về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn quy định:
” 2. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.“
Theo Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình 2014 về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:
” 1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.
5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:
a) Người thân thích;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.”
+ Đơn đề nghị thay đổi quyền nuôi con (theo mẫu)
+ Bản án li hôn
+ Sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân (bản sao chứng thực)
+ Giấy khai sinh của con (bản sao chứng thực)
+ Các tài liệu chứng minh cho yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con là có căn cứ và hợp pháp.
Bạn có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại tòa án nơi chồng bạn cư trú hoặc qua đường bưu điện, sau khi bạn nộp biên lai tiền tạm ứng án phí thì Tòa án sẽ xem xét giải quyết giúp bạn.
8. Yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư. Vợ chồng tôi ly hôn đã được 6 tháng. Sau khi ly hôn, tôi nuôi con chung Nguyễn Thảo Vy 2,5 tuổi, chồng tôi nuôi con chung Nguyễn Đức Khang 4 tuổi. Sau khi ly hôn bố cháu lấy lý do cháu bị ốm mỗi khi tôi đón cháu về ngoại chơi nên không cho tôi đón cháu. Hồi còn chung sống bố các cháu nhiều lần đánh tôi, hay đi đánh cờ bạc, không quan tâm tới vợ con.
Tôi đã đưa đơn lên tòa đòi giành quyền nuôi con chung Nguyễn Đức Khang. Hiện tại tôi làm công nhân thu nhập trung bình 8 triệu/tháng. Trước đây tôi tốt nghiệp sư phạm 1 môn Văn đã từng đi dạy mầm non hơn một năm, dạy hợp đồng văn tại trường cấp 2 khoảng 3 năm. Bố các cháu làm công nhân gác cầu và làm thêm việc giao hàng thu nhập khoảng 6 triệu/tháng.
Về đất đai, diện tích đất nhà đẻ tôi và nhà chồng cũ của tôi ngang nhau. Nhà đẻ tôi đất có sổ đỏ, còn nhà chồng cũ của tôi dù đất rộng nhưng không có sổ đỏ. Vậy trong điều kiện của tôi và chồng cũ của tôi như vậy liệu tôi có giành được quyền nuôi nốt con Khang không? Kính mong được sự tư vấn của luật sư. Tôi trân trọng cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định thay đổi người trự tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:
“Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
…
2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.”
Theo quy định trên, nếu bạn có căn cứ chứng minh chồng cũ của bạn không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì bạn có quyền khởi kiện tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi chồng cũ bạn đang sinh sống/làm việc để yêu cầu giải quyết.
Điều kiện nuôi con của chồng bạn được xem xét dựa trên 02 điều kiện chính sau:
– Kinh tế: có thu nhập ổn định, đảm bảo cuộc sống cho con.
– Nhân thân: có nhân thân tốt, chưa từng phạm tội, không có hành vi vi phạm pháp luật
Ngoài ra, Tòa án còn xem xét dựa trên các điều kiện khác như: vấn đề nhà cửa, điều kiện chăm sóc con của chồng bạn,…
Luật sư tư vấn yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn:1900.6568
Theo đó, nếu bạn có căn cứ chứng minh chồng cũ của bạn không đảm bảo được các điều kiện trên thì bạn có quyền khởi kiện để giành quyền nuôi con với chồng cũ của bạn.
Nếu chồng cũ của bạn có hành vi ngăn cản việc thăm nom con của bạn thì sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 53 Nghị định 167/2013/NĐ-CP như sau:
“Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.”
Để xử lý hành vi này, bạn có thể làm đơn tường trình tới cơ quan công an cấp xã nơi chồng cũ của bạn đang cư trú để yêu cầu giải quyết.