Khởi kiện vụ án dân sự là việc đưa vấn đề có tranh chấp ra trước tòa án có thẩm quyền theo trình tự và thủ tục pháp luật quy định nhằm yêu cầu được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Khởi kiện vụ án dân sự là gì? Điều kiện, hồ sơ thủ tục khởi kiện vụ án dân sự?
Mục lục bài viết
1. Khởi kiện vụ án dân sự là gì?
Vụ án dân sự theo quy định của pháp luật TTDS hiện này đó là các tranh chấp nảy sinh từ các quan hệ hôn nhân và gia đình, lao động, kinh doanh, thương mại và các quan hệ dân sinh trong đời sống xã hội khác. Việc các chủ thể của những quan hệ đó có tranh chấp và được cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước giải quyết được gọi là các vụ án dân sự. Các tranh chấp dân sự được coi là vụ án dân sự khi có chủ thể trong quan hệ tranh chấp đó đưa vấn đề tranh chấp ra trước tòa án để được giải quyết, việc đưa vấn đề tranh chấp đó ra trước cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước được gọi là “khởi kiện”. Vậy khởi kiện vụ án dân sự là như thế nào?
Hiện nay pháp luật không quy định rõ khái niệm khởi kiện vụ án dân sự, nhưng có quy định về quyền khởi kiện của các chủ thể của các quan hệ pháp luật. Theo đó thì các cá nhân, tổ chức, cơ quan có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án tại tòa án có thẩm quyền để yêu cầu được bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của mình (Theo Điều 161 Bộ luật Tố tụng dân sự).
Như vậy thông qua các quy định của pháp luật có thể hiểu:
Khởi kiện vụ án dân sự là hành vi của các cá nhân, tổ chức, cơ quan có quyền, tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp đưa vấn đề có tranh chấp ra trước tòa án có thẩm quyền theo trình tự và thủ tục pháp luật quy định nhằm yêu cầu được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
2. Ý nghĩa của việc khởi kiện vụ án dân sự:
Một là khởi kiện vụ án dân sự là cơ sở pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật tố tụng dân sự. Đây là hành vi đầu tiên của các chủ thể trong quan hê tranh chấp đưa vấn đề tranh chấp ra trước tòa án và khởi động một quá trình tố tụng. Chỉ khi có đơn yêu cầu khởi kiện của chủ thể thì tòa án mới xem xét để có thụ lý giải quyết hay không. Quyền khởi kiện của cá nhân, tổ chức, cơ quan là xuất phát tự ý chí của chính họ, họ có quyền tự thỏa thuận và tự định đoạt đối với các tranh chấp dân sự.
Hai là bằng hoạt động xét xử, tòa án góp phần bảo vệ và củng cố pháp chế xã hội chủ nghĩa đồng thời nâng cao hiệu quả xét xử, xác lập chế độ trách nhiệm cao với nhân dân, củng cố lòng tin của nhân dân với chế độ.
3. Quyền khởi kiện vụ án dân sự:
Quyền khởi kiện vụ án dân sự
Quyền khởi kiện vụ án dân sự được quy định tại Điều 161 Bộ luật tố tụng dân sự và hướng dẫn cụ thể và chi tiết tại
Điều 161. Quyền khởi kiện vụ án
Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Toà án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Đồng thời tại Điều 2
“Điều 2. Quyền khởi kiện vụ án quy định tại Điều 161 của Bộ luật tố tụng dân sự
Khi xét thấy cần khởi kiện vụ án tại Toà án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, thì cá nhân, cơ quan, tổ chức phải làm đơn khởi kiện theo đúng quy định tại khoản 2 Điều 164 của Bộ luật tố tụng dân sự và cần phân biệt như sau:
1. Đối với cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự, thì có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ của cá nhân đó. Đồng thời, ở phần cuối đơn, cá nhân đó phải ký tên hoặc điểm chỉ.
2. Đối với cá nhân là người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi không mất năng lực hành vi dân sự, không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự đã tham gia lao động theo
3. Đối với cá nhân là người chưa thành niên (trừ trường hợp được hướng dẫn tại khoản 2 Điều này), người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, thì người đại diện hợp pháp của họ (đại diện theo pháp luật) có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó. Đồng thời, ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp đó phải ký tên hoặc điểm chỉ.
4. Đối với cá nhân thuộc trường hợp quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều này là người không biết chữ, không nhìn được, không thể tự mình làm đơn khởi kiện, không thể tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì có thể nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án và phải có người làm chứng. Người làm chứng phải ký xác nhận việc khởi kiện và nội dung khởi kiện vào đơn khởi kiện trước mặt người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã. Người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã chứng nhận trước mặt người khởi kiện và người làm chứng.
“Người làm chứng” trong trường hợp này phải là người có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự quy định tại Điều 57 của Bộ luật tố tụng dân sự.
5. Đối với cơ quan, tổ chức, thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện phải ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức và họ tên, chức vụ của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó. Đồng thời, ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức phải ký tên và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó.
Trường hợp đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức thực hiện việc khởi kiện vụ án, thì tại mục “Tên, địa chỉ của người khởi kiện” sau khi ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, phải ghi họ tên, chức vụ của người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đó. Tại mục “Người khởi kiện” ở cuối đơn khởi kiện cần phải ghi tên của cơ quan, tổ chức, ghi chức vụ của người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức; người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức ký tên, ghi họ, tên của người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức và đóng dấu của cơ quan, tổ chức.
Trường hợp người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức ủy quyền cho người khác thực hiện việc khởi kiện vụ án thì tại mục “Tên, địa chỉ của người khởi kiện” sau khi ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, phải ghi họ tên, chức vụ của người đại diện theo ủy quyền của cơ quan, tổ chức đó, văn bản ủy quyền (số, ngày, tháng, năm) và chức danh của người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức ủy quyền. Tại mục “Người khởi kiện” ở cuối đơn khởi kiện cần phải ghi tên của cơ quan, tổ chức, ghi dòng chữ “Người đại diện theo ủy quyền”; người đại diện theo ủy quyền ký tên, ghi họ, tên của người đại diện theo ủy quyền và đóng dấu của cơ quan, tổ chức.
Trường hợp văn phòng đại diện, chi nhánh của pháp nhân thực hiện việc khởi kiện vụ án phát sinh từ giao dịch do văn phòng đại diện, chi nhánh xác lập thực hiện, thì tại mục “Tên, địa chỉ của người khởi kiện” sau khi ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, phải ghi họ tên, chức vụ của người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh của pháp nhân, văn bản ủy quyền (số, ngày, tháng, năm) và chức danh của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân ủy quyền. Tại mục “Người khởi kiện” ở cuối đơn khởi kiện cần phải ghi tên của pháp nhân, ghi chức vụ của người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh của pháp nhân; người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh của pháp nhân ký tên; ghi họ, tên của người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh của pháp nhân. Đóng dấu của pháp nhân hoặc đóng dấu của văn phòng đại diện, chi nhánh của pháp nhân.
6. Khi xét thấy có đủ điều kiện để thụ lý vụ án, thì việc xác định tư cách nguyên đơn trong vụ án được thực hiện như sau:
a) Đối với trường hợp được hướng dẫn tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, thì nguyên đơn trong vụ án chính là người khởi kiện;
b) Đối với trường hợp được hướng dẫn tại khoản 3 Điều này, thì nguyên đơn là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Do những người này không có năng lực hành vi tố tụng dân sự, nên người đại diện hợp pháp của họ thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng của nguyên đơn tại Toà án;
c) Đối với cơ quan, tổ chức được hướng dẫn tại khoản 5 Điều này, thì cơ quan, tổ chức khởi kiện là nguyên đơn trong vụ án. Người đại diện theo pháp luật hoặc theo uỷ quyền tham gia tố tụng, thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức là nguyên đơn đó.
4. Quy định về đơn khởi kiện vụ án dân sự:
Khởi kiện vụ án dân sự là quyền của mỗi cá nhân hoặc cơ quan nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác.
Khi khởi kiện vụ án dân sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức nộp đơn khởi kiện kèm theo các tài liệu chứng minh cho yêu cầu của mình là hợp pháp đến Tòa án có thẩm quyền để được giải quyết. Để vụ án nhanh chóng được giải quyết, ngay từ khi khởi kiện, cá nhân, cơ quan, tổ chức không những cần cung cấp đầy đủ các giấy tờ, tài liệu chứng minh cho yêu cầu của mình là hợp pháp mà còn phải viết đơn khởi kiện đúng về cả nội dung và hình thức.
Theo quy định tại Điều 164 Bộ luật tố tụng dân sự, đơn khởi kiện phải cần đảm bảo những điều kiện sau:
– Về nội dung, đơn khởi kiện phải có những nội dung chính sau:
+) Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
+) Tên Toà án nhận đơn khởi kiện;
+) Tên, địa chỉ của người khởi kiện;
+) Tên, địa chỉ của người có quyền và lợi ích được bảo vệ, nếu có;
+) Tên, địa chỉ của người bị kiện;
+) Tên, địa chỉ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên qua, nếu có;
+) Những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với bị đơn, người có quyền lợi, nghãi vụ liên quan;
+) Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng, nếu có.
– Về hình thức:
+) Người khởi kiện là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ; người khởi kiện là cơ quan, tổ chức thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn; trường hợp khởi kiện để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự thì đơn khởi kiện do người đại diện theo pháp luật của những người này ký tên hoặc điểm chỉ.
Trường hợp người khởi kiện không biết chữ, không nhìn được, không thể tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì phải có người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã. Người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã chứng nhận trước mặt người khởi kiện và người làm chứng.
+) Kèm theo đơn khởi kiện phải có các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của người khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp.
Tuy nhiên trong trường hợp vì lý do khách quan nên không thể nộp ngay đầy đủ các tài liệu, chứng cứ thì người khởi kiện vẫn phải nộp các tài liệu, chứng cứ ban đầu chứng minh cho việc khởi kiện là có căn cứ. Các tài liệu, chứng cứ khác người khởi kiện phải tự mình bổ sung hoặc bổ sung theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án.
Người khởi kiện có thể nộp đơn khởi kiện trực tiếp tại Tòa án hoặc nộp qua đường bưu điện. Ngày khởi kiện được tính từ ngày đương sự nộp đơn tại Tòa án hoặc ngày có dấu bưu điện nơi gửi.
Những cá nhân, tổ chức muốn khởi kiện cần phải hiểu rõ quyền, nghĩa vụ cũng như những công việc mà mình phải thực hiện để việc khởi kiện được tiến hành đúng pháp luật, đảm bảo cho quyền và lợi ích hợp pháp mà người khởi kiện muốn bảo vệ được đảm bảo.
5. Hồ sơ khởi kiện vụ án dân sự:
Vụ án dân sự là các tranh chấp xảy ra giữa các đương sự mà theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự thì cá nhân, cơ quan, tổ chức tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án tại tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình (cơ sở pháp lý là các Điều 25, 27, 29 và 31 Bộ luật Tố tụng dân sự).
Như vậy, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, cá nhân, tổ chức có quyền làm đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền để giải quyết. Vậy, hồ sơ khởi kiện vụ án dân sự là gì? Một bộ hồ sơ khởi kiện vụ án dân sự bao gồm những giấy tờ gì?
Hồ sơ khởi kiện vụ án dân sự là những giấy tờ, tài liệu mà người khởi kiện nộp cho Tòa án khi khởi kiện vụ án. Hồ sơ khởi kiện có mục đích đưa các thông tin của vụ việc đến tòa án, nó chứa đựng những chứng cứ ban đầu mà qua đó người khởi kiện muốn làm sáng tỏ yêu cầu của mình.
Một bộ hồ sơ khởi kiện vụ án dân sự được coi là hợp lệ bao gồm những giấy tờ sau:
+ Đơn khởi kiện (Mẫu đơn số 1 được ban hành kèm theo
+
+ Các tài liệu liên quan đến vụ kiện ( giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở, hợp đồng…);
+ Giấy chứng minh nhân dân, hộ khẩu (bản sao có sao y) nếu là cá nhân;
+ Tài liệu về tư cách pháp lý của người khởi kiện là tổ chức, như: giấy phép, quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; điều lệ hoạt động,
+ Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn khởi kiện (ghi rõ số bản chính, bản sao).
* Lưu ý: Những loại giấy tờ nêu trên chỉ có tính chất tham khảo, tùy theo vụ việc cụ thể, Tòa án sẽ yêu cầu cung cấp thêm những tài liệu, chứng cứ khác. Tuy nhiên, hồ sơ chỉ là thủ tục về mặt hình thức, cách thức chứ không phải là điều kiện duy nhất để đưa vụ án ra xét xử.
6. Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự:
Tóm tắt câu hỏi:
Em đã về nước 6 tháng. Và 2 tháng trước mới đi đến việc giải quyết tranh chấp không thành. Thì thời gian khởi kiện còn không? Em xin cám ơn.
Luật sư tư vấn:
Điều 159 Bộ luật dân sự quy định thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện yêu cầu tòa giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Như vậy, thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà đương sự được quyền yêu cầu cơ quan tòa án giải quyết vụ việc nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
Trong trường hợp pháp luật không có quy định khác về thời hiệu khởi kiện, thì thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước bị xâm phạm. Như vậy, để xác định đúng thời hiệu khởi kiện, phải xác định được quan hệ tranh chấp đó có được văn bản pháp luật nào khác quy định về thời hiệu khởi kiện hay không. Điều quan trọng thứ hai là phải xác định đúng ngày nào được coi là ngày có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm để bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện.
Điều 160 Bộ luật dân sự quy định thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự không áp dụng trong những trường hợp sau đây:
“1. Yêu cầu hoàn trả tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước;
2. Yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân bị xâm phạm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
3. Các trường hợp khác do pháp luật quy định.”
Do bạn không nói rõ tranh chấp của bạn là loại tranh chấp gì, nội dung vụ việc ra sao nên chưa thể tư vấn chính xác nhất cho bạn. Bạn có thể xem thêm các quy định trên để áp dụng vào trường hợp của bạn.