Quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất? Có thể khởi kiện tranh chấp đòi lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay không?
Tranh chấp đất đai luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm bởi đây là tranh chấp xảy ra khá phổ biến trong thực tế cuộc sống. Đất đai là tài sản có giá trị rất lớn, với tình hình giá đất ngày càng tăng và dân số Việt Nam đông đúc như hiện nay, việc sở hữu một ngôi nhà là ước mơ phấn đấu và thành quả làm việc của cả đời người. Vì vậy không ai muốn vướng phải tranh chấp liên quan đến vấn đề đất đai. Tuy nhiên khi vướng vào tranh chấp thì người trong cuộc phải tiến hành hòa giải và nhờ cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Một tranh chấp về đất đai mà nhiều người gặp phải đó là bị người khác chiếm giữ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vậy khi bị người khác chiếm giữ sổ đỏ phải xử lý như thế nào? Khởi kiện tranh chấp đòi lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở đâu?
Căn cứ pháp lý:
– Luật Đất đai năm 2013;
– Bộ luật dân sự 2015;
– Nghị định số 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật đất đai;
– Công văn 141/TANDTC-KHXX về thẩm quyền giải quyết yêu cầu trả lại giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản do Tòa án nhân dân tối cao ban hành.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
Khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định:
“Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất”.
Theo quy định tại các điều 100
– Đất đang sử dụng lâu dài, ổn định;
– Được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận UBND xã xác nhận đất không có tranh chấp;
– Có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất:
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ sổ địa chính, đăng ký ruộng đất;
– Giấy tờ hợp pháp về tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; các giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn liền với đất;
– Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
– Giấy tờ về thanh lý hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở theo quy định của pháp luật;
– Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất.
Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thuộc về Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc Phòng tài nguyên và môi trường cấp quận/huyện.
2. Có thể khởi kiện tranh chấp đòi lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay không?
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ là quyết định hành chính cấp cho chủ sở hữu đất như một giấy tờ minh chứng về quyền sử dụng đất, là căn cứ xác nhận về quyền của chủ thể sở hữu. Bản thân ‘sổ đỏ’ không phải là quyền sử dụng đất, không phải là tài sản.
Ngoài ra, trong nội dung công văn số 141/TANDTC-KHXX nêu rõ: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không phải là “giấy tờ có giá” quy định tại Điều 105 của Bộ luật Dân sự.
Do đó, mặc dù giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị người khác chiếm giữ trái pháp luật, nhưng cá nhân không thể khởi kiện đòi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không phải là tài sản. Nếu cá nhân đã nộp đơn thì tòa án sẽ không thụ lý, vì không thuộc thẩm quyền giải quyết. Như vậy có thể thấy, pháp luật không có quy định về việc khởi kiện để giải quyết tranh chấp đòi lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bởi bản chất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không phải là tài sản.
Tranh chấp yêu cầu đòi lại Giấy chứng nhận chưa được pháp luật quy định cụ thể là tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định của
Về vấn đề này, Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn giải quyết tại Công văn 141/TANDTC-KHXX như sau:
– Trường hợp người khởi kiện chỉ đòi lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do người khác đang chiếm giữ thì Tòa án giải quyết như sau:
Trong trường hợp chưa thụ lý vụ án thì Tòa án áp dụng điểm e khoản 1 Điều 168 Bộ luật tố tụng dân sự sẽ hoàn trả lại đơn kiện cho người khởi kiện. Trong văn bản trả lại đơn khởi kiện, Tòa án phải ghi rõ lý do trả lại đơn khởi kiện về việc yêu cầu khởi kiện của đương sự không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Trong trường hợp đã thụ lý vụ án thì Tòa án căn cứ vào khoản 2 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, xóa tên vụ án đó trong sổ thụ lý sau đó tiến hành trả lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho đương sự; căn cứ khoản 3 Điều 193 Bộ luật tố tụng dân sự ra quyết định trả lại tiền tạm ứng án phí của vụ án.
Tại mục 1 Phần I Công văn số 02/GĐ-TANDTC ngày 19/9/2016 của Tòa án Nhân dân tối cao giải đáp các vấn đề về tố tụng hành chính, tố tụng dân sự đã hướng dẫn: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là quyết định hành chính; nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 thì được xác định là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính”.
Điều 164 của Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định Chủ sở hữu hoặc chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại
Căn cứ theo các quy định trên, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không phải là giấy tờ có giá mà chỉ là quyết định hành chính, vì vậy không thể tiến hành khởi kiện ra tòa để đòi lại do tranh chấp. Tuy nhiên, người dân có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết buộc người chiếm giữ trả lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất , Tòa án can thiệp và yêu cầu bên chiếm giữ sổ đỏ trái phép chấm dứt hành vi cản trở thực hiện quyền của người sử dụng đất và trong trường hợp này Tòa án nhân dân sẽ thụ lý giải quyết theo quy định tại khoản 2 Điều 26 của
Quyền sử dụng đất hiện nay thuộc quyền sử dụng của cá nhân hoặc hộ gia đình và cá nhân hay hộ gia đình có toàn bộ các quyền của chủ sử dụng theo quy định của luật đất đai, trong đó có quyền tố cáo, khiếu nại, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình (căn cứ theo khoản 6 Điều 105 Luật Đất đai năm 2013).
Cá nhân có quyền đòi lại đất và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà người khác đang chiếm giữ trái phép. Cá nhân trước hết nên hòa giải và tự giải quyết nội bộ để giữ tình cảm đôi bên. Nhưng nếu người đó kiên quyết không trả và việc hòa giải không đạt được muc đích thì có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật và cưỡng chế nếu người đó có hành vi cố tình chiếm giữ trái phép.
Như vậy qua tìm hiểu ở trên, có thể thấy việc khởi kiện tranh chấp đòi lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là việc bất khả thi bởi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không phải là tài sản, người có nhu cầu chỉ có thể cơ quan có thẩm quyền can thiệp để người chiếm giữ trái phép phải trả lại. Còn việc giải quyết các tranh chấp về đất đai mới thuộc về vấn đề khởi kiện. Người dân cần nắm rõ những quy định trên để thực hiện theo đúng quy định pháp luật, tránh việc gửi đơn khởi kiện ra cơ quan không có thẩm quyền giải quyết.