Khởi kiện lấy lại tiền cho vay. Cố ý gây thương tích cho người khác để đòi lại tiền cho vay. Đánh người vay nợ không trả.
Khởi kiện lấy lại tiền cho vay. Cố ý gây thương tích cho người khác để đòi lại tiền cho vay. Đánh người vay nợ không trả.
Tóm tắt câu hỏi:
Kính Gửi Văn phòng Luật Dương Gia! Em có vài câu muốn hỏi như sau:
1. Mẹ em có mang bìa đỏ nhà đất đi thế chấp ngân hàng, để vay tiền cho anh trai lấy tiền làm ăn, nay anh đến hạn trả lãi và vốn nhưng anh trai không chịu trả (mẹ em trên 60 tuổi). Khi đưa tiền cho anh trai, anh trai có làm giấy vay nợ với mẹ. Vậy mẹ em có thể kiện anh trai để đòi lại tiền được không?
2. Anh trai em uống rượu gây gổ chửi bới và thách thức cả gia đình nhà em (nguyên 1 buổi chiều), em trai em ức chế không nhịn nổi nữa mới đi sang nhà anh trai (khi đi có cầm theo gậy) chưa sang tới nhà anh trai, thì bị anh trai lấy ống sắt ra đánh em trai có dơ gậy lên để tự vệ và xô anh trai ngã vào thanh sắt vứt ở bãi đất trước nhà anh trai, dẫn đến bị nứt hộp sọ dạng kín, chấn thương và sây sát nhẹ (vết thương này không phải do bị đánh trực tiếp mà gián tiếp bị thương). Cho em hỏi nếu giám định thương tật mà mức độ thương tật trên 11% thì em trai em có phải hầu tòa không và mức án là bao nhiêu năm.?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Nội dung tư vấn:
Thứ nhất, mẹ bạn khởi kiện anh trai bạn để đòi lại tiền:
"Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay
1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;
b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác."
Theo quy định trên anh trai bạn phải trả nợ cho mẹ bạn đúng hạn, nếu quá hạn trả nợ thì mẹ bạn có quyền khởi kiện anh trai bạn tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi anh trai bạn đang cư trú để giải quyết tranh chấp liên quan đến hợp đồng vay tài sản.
Thứ hai, hành vi của em trai bạn có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
>>> Luật sư tư vấn khởi kiện lấy lại tiền cho vay: 1900.6568
Theo như bạn trình bày, khi anh trai bạn cầm ống sắt lên đánh, em trai bạn dùng gậy đỡ để tự vệ. Tuy nhiên, người này có hành vi xô anh trai ngã vào thanh sắt thì phải xác định rõ đây có phải là phòng vệ chính đáng hay không?
+ Nếu là hành vi phòng vệ chính đáng thì em trai bạn không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
+ Nếu là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì em trai bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng theo quy định tại Điều 106 Bộ luật hình sự 1999 như sau:
"Điều 106. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên hoặc dẫn đến chết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.
2. Phạm tội đối với nhiều người thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm."