Hiện nay, thực tế rất nhiều doanh nghiệp làm thủ tục tạm ngưng kinh doanh vì lý do nào đó. Tuy nhiên, tình trạng khi đó nhiều doanh nghiệp còn tồn tại các khoản nợ. Vậy khởi kiện đòi nợ khi công ty đã đăng ký tạm ngừng hoạt động như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Công ty đã đăng ký tạm ngừng hoạt động thì có phải chịu trách nhiệm trả nợ?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 41 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì tạm ngừng kinh doanh được hiểu là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp tạm thời không thực hiện những hoạt động kinh doanh bao gồm như không ký kết hợp đồng, không được xuất hóa đơn hay thực hiện bất kể các hoạt động kinh doanh nào khác trong khoảng thời gian bị tạm ngưng.
Doanh nghiệp được tạm ngừng kinh doanh thời hạn là không quá 01 năm. Sau khi hết thời hạn, doanh nghiệp phải hoạt động trở lại nếu không phải làm thủ tục giải thể, chuyển nhượng.
Đồng thời, theo quy định tại Khoản 3 Điều 206
– Doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp còn nợ.
– Tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, ngoại trừ trường hợp doanh nghiệp với chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác.
Như vậy, mặc dù doanh nghiệp đã đăng ký tạm ngừng hoạt động thì vẫn phải chịu trách nhiệm thanh toán các khoản nợ.
2. Khởi kiện đòi nợ khi công ty đã đăng ký tạm ngừng hoạt động:
2.1. Hồ sơ khởi kiện đòi nợ công ty:
Hồ sơ khởi kiện đòi nợ công ty đã đăng ký tạm ngừng hoạt động bao gồm:
– Đơn khởi kiện.
– Các giấy tờ chứng minh nhân thân người khởi kiện (bản sao y chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân của người khởi kiện).
– Các tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm: giấy tờ xác nhận nợ; hợp đồng mua bán hàng hóa,…
2.2. Quy trình khởi kiện đòi nợ công ty đã đăng ký tạm ngừng hoạt động:
Bước 1: Nộp đơn:
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ như trên thì nguyên đơn nộp đơn tại Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi bị đơn (doanh nghiệp) đang đóng trụ sở.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ khởi kiện:
Sau khi nhận hồ sơ khởi kiện, Tòa án sẽ giải quyết theo những trường hợp sau:
– Trường hợp vụ việc nằm trong diện phải trả lại đơn khởi kiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự thì khi đó Tòa án thực hiện trả lại đơn khởi kiện và các tài liệu chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện cho người khởi kiện.
– Trường hợp vụ việc không nằm trong diện phải trả lại đơn khởi kiện, tuy nhiên đơn khởi kiện, hồ sơ chưa đầy đủ hoặc hợp lệ thì Tòa án tiến hành thông báo cho người khởi kiện sửa đổi, bổ sung theo thời hạn ấn định.
– Trường hợp vụ việc đủ điều kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cũng như hồ sơ, giấy tờ đầy đủ và hợp lệ thì khi đó, Tòa án sẽ tiếp nhận thụ lý đơn và ra thông báo cho người khởi kiện nộp tạm ứng án phí trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo.
Bước 3: Thực hiện hòa giải, mở phiên họp tiếp cận chứng cứ và tranh luận tại Tòa án:
Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự, thời hạn tiến hành hòa giải và chuẩn bị xét xử là từ 02-03 tháng, tính từ ngày thụ lý vụ án.
Thời hạn mở phiên tòa tối đa 02 tháng kể từ ngày đưa vụ án ra xét xử.
Sau đó, Tòa án sẽ tiến hành thông báo cho các đương sự các bước công việc phải làm, thủ tục thực hiện cũng như các tài liệu, chứng từ cần thiết trong quá trình giải quyết vụ án.
Người khởi kiện cũng cần lưu ý thời gian hoãn phiên tòa là không quá 30 ngày, kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa.
Bước 4: Sau khi có bản án tại Tòa, đương sự yêu cầu cơ quan thi hành án phán quyết của Tòa án để thu hồi nợ.
3. Mẫu đơn khởi kiện đòi nợ công ty đã đăng ký tạm ngừng hoạt động:
Mẫu số 23-DS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao):
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……………(1), ngày…..tháng….năm…..
ĐƠN KHỞI KIỆN
Kính gửi: Toà án nhân dân (2) ……………….
Người khởi kiện: (3)…………….
Địa chỉ: (4) ………………..
Số điện thoại: ……………. (nếu có); số fax: ……………… (nếu có)
Địa chỉ thư điện tử: ……………… (nếu có)
Người bị kiện: (5)…………..
Địa chỉ (6) ……………….
Số điện thoại: …………………. (nếu có); số fax: ………………. (nếu có)
Địa chỉ thư điện tử: ……………..(nếu có)
Người có quyền, lợi ích được bảo vệ (nếu có)(7)…………….
Địa chỉ: (8)……………..
Số điện thoại: ………………… (nếu có); số fax: ……………. (nếu có)
Địa chỉ thư điện tử : ………………. (nếu có)
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có) (9)………………
Địa chỉ: (10) ……………….
Số điện thoại: ………………….. (nếu có); số fax: …………….. (nếu có)
Địa chỉ thư điện tử: ………………… (nếu có)
Yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề sau đây:(11)…………….
Người làm chứng (nếu có) (12)…………….
Địa chỉ: (13) ……………….
Số điện thoại: …………….. (nếu có); số fax: ………….. (nếu có)
Địa chỉ thư điện tử: ……………… (nếu có).
Danh mục tài liệu, chứng kèm theo đơn khởi kiện gồm có: (14)………………
(Các thông tin khác mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án) (15) …
| Người khởi kiện (16) |
* Hướng dẫn sử dụng mẫu số 23-DS:
(1) Ghi địa điểm làm đơn khởi kiện (ví dụ: Hà Nội, ngày….. tháng….. năm……).
(2) Ghi tên Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ án; nếu là Toà án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân huyện A thuộc tỉnh B), nếu là Toà án nhân dân cấp tỉnh, thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Toà án nhân dân tỉnh Hà Nam) và địa chỉ của Toà án đó.
(3) Nếu người khởi kiện là cá nhân thì ghi họ tên; đối với trường hợp người khởi kiện là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì ghi họ tên, địa chỉ của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó; nếu người khởi kiện là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và ghi họ, tên của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức khởi kiện đó.
(4) Ghi nơi cư trú tại thời điểm nộp đơn khởi kiện. Nếu người khởi kiện là cá nhân, thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú (ví dụ: Nguyễn Văn N, cư trú tại thôn B, xã C, huyện M, tỉnh H); nếu người khởi kiện là cơ quan, tổ chức, thì ghi địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó (ví dụ: Công ty TNHH Hương Mai có trụ sở: Số 20 phố LTK, quận HK, thành phố H).
(5), (7), (9) và (12) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (3).
(6), (8), (10) và (13) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (4).
(11) Nêu cụ thể từng vấn đề yêu cầu Toà án giải quyết.
(14) Ghi rõ tên các tài liệu kèm theo đơn khởi kiện gồm có những tài liệu nào và phải đánh số thứ tự (ví dụ: các tài liệu kèm theo đơn gồm có: bản sao hợp đồng mua bán nhà, bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, …).
(15) Ghi những thông tin mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án (ví dụ: Người khởi kiện thông báo cho Toà án biết khi xảy ra tranh chấp một trong các đương sự đã đi nước ngoài chữa bệnh…).
(16) Nếu người khởi kiện là cá nhân thì phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khởi kiện đó; trường hợp người khởi kiện là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp đó phải ký tên điểm chỉ; trường hợp người khởi kiện, người đại diện hợp pháp không biết chữ, không nhìn được, không tự mình làm đơn khởi kiện, không tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì người có năng lực hành vi tố tụng dân sự đầy đủ làm chứng, ký xác nhận vào đơn khởi kiện. Nếu là cơ quan tổ chức khởi kiện, thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức khởi kiện ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó. Trường hợp tổ chức khởi kiện là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu theo quy định của Luật doanh nghiệp. Nếu người khởi kiện không biết chữ thì phải có người làm chứng ký xác nhận theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 189 của Bộ luật tố tụng dân sự.