Khởi kiện đòi lại tài sản khi làm mất hợp đồng được không? Quyền khởi kiện vụ án khi nào?
Khởi kiện đòi lại tài sản khi làm mất hợp đồng được không? Quyền khởi kiện vụ án khi nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi tên Nguyễn Thái Duy,tôi có gửi cho bạn của tôi là Trần Văn Vương 20 triệu đồng để hợp tác làm ăn,tôi đã làm mất hợp đồng.Nhưng trong tin nhắn điện thoại và facebook có chứng cứ là tôi đã gửi tiền, vậy tôi có kiện được nếu đối tác không trả tiền góp vốn lại cho tôi không. Tôi xin cảm ơn?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Khi quyền và lợi ích hợp pháp của bạn bị xâm phạm thì nếu bạn muốn khởi kiện thì bạn phải có đủ các điều kiện sau:
Quyền khởi kiện
Điều 186, Điều 188 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:
“Điều 186. Quyền khỏi kiện vụ án
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình."
Như vậy, khi quyền và lợi ích hợp pháp của bạn bị xâm phạm thì bạn có thể tự mình hoặc thông qua người khác khởi kiện.
Năng lực hành vi tố tụng dân sự
Khoản 2 Điều 69 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:
“2. Năng lực hành vi tố tụng dân sự là khả năng tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia tố tụng dân sự.”
Vì bạn không nói rõ về tuổi của mình nên có thể có các trường hợp sau:
Nếu bạn từ đủ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự trừ trừ những người bị mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc trường hợp khác do pháp luật quy định
Nếu bạn dưới 15 tuổi hoặc bạn bị mất năng lực hành vi dân sự thì việc bảo vệ quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của bạn tại Tòa do người đại diện theo pháp luật thực hiện.
Nếu bạn từ đủ 15 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi, nếu bạn góp vốn bằng tài sản riêng của mình thì có thể tự mình tham gia tố tụng và có đầy đủ hành vi tố tụng dân sự.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Theo Điều 93, 94 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì:
“Điều 93. Chứng cứ
Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp.
Điều 94. Nguồn chứng cứ
Chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây:
1. Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử.
2. Vật chứng.
3. Lời khai của đương sự.
4. Lời khai của người làm chứng.
5. Kết luận giám định.
6. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ.
7. Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản.
8. Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập.
9. Văn bản công chứng, chứng thực.
10. Các nguồn khác mà pháp luật có quy định.”
Theo quy định trên thì tin nhắn điện thoại của bạn có thể được coi là một chứng cứ trước tòa. Ngoài ra, nếu bạn còn có chứng cứ nào khác thỏa mãn những quy định nêu trên thì bạn nên tìm kiếm, bổ sung để có thể xác minh tốt hơn việc bạn của bạn là Trần Văn Vương có nhận của bạn 20 triệu đồng để hợp tác làm ăn mà hiện tại vi phạm các thỏa thuận của hai bạn.