Khởi kiện dân sự đối với người vay tiền nhưng không chịu trả. Giải quyết vụ án liên quan đến hợp đồng vay tài sản.
Khởi kiện dân sự đối với người vay tiền nhưng không chịu trả. Giải quyết vụ án liên quan đến hợp đồng vay tài sản.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Cháu có vài câu muốn hỏi ạ. Mẹ cháu cho người anh vay 100 triệu đến bây giờ mới trả được 20 triệu. Mỗi khi mẹ cháu đòi thì người anh đó dọa nạt đòi đánh mẹ cháu. Do đó cũng là người thân nên mẹ cháu nhẫn nhịn. Nhưng đến khi gia đình cháu nợ nần đòi người anh đó đã đánh mẹ cháu và nói trắng luôn là không trả. Gia đình cháu thì nợ nần còn người anh đó thì mua bao nhiêu đồ mới trong nhà sống trong sung sướng. Cháu không biết phải làm như thế nào? Đâm đơn kiện ra làm sao? Mong mọi người giúp cháu.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý
2. Giải quyết vấn đề
Điều 471 Bộ luật dân sự 2005 quy định về hợp đồng vay tài sản, theo đó, hợp đồng vay tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, trong đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.
Hợp đồng vay tài sản là một nguồn chứng cứ quan trọng để bạn có thể nộp cho Tòa án trong trường hợp có tranh chấp xảy ra nêu trên. Tuy nhiên, theo pháp luật dân sự 2005 không có quy định loại hợp đồng vay tài sản phải giao kết bằng một hình thức nhất định, vì vậy, hợp đồng vay tài sản giữa gia đình bạn và người anh của mẹ bạn có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
Trong trường hợp này, theo thông tin bạn cung cấp, gia đình bạn có cho người anh vay tiền, số tiền là 100 triệu, nhưng mới thanh toán lại được 20 triệu, nhưng nay người anh đó lại không chịu trả tiền cho gia đình bạn. Theo quy định, do anh bạn có hành vi không hoàn thành nghĩa vụ hoàn trả đúng số tiền cho gia đình bạn nên gia đình bạn có quyền khởi kiện vụ án tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc để giải quyết vụ việc theo thủ tục tố tụng dân sự. Trình tự, thủ tục khởi kiện gia đình bạn phải thực hiện cụ thể như sau:
Hồ sơ khởi kiện là hồ sơ mà nguyên đơn nộp cho Tòa án khi khởi kiện vụ án dân sự bao gồm:
+ Đơn khởi kiện (theo mẫu);
+ Các tài liệu liên quan đến vụ kiện;
+ Giấy chứng minh nhân dân, hộ khẩu (bản sao có chứng thực) ;
+ Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn khởi kiện (ghi rõ số bản chính, bản sao).
Đặc biệt, trong trường hợp này, kèm theo đơn khởi kiện gia đình bạn bắt buộc phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của gia đình mình bị xâm phạm. Trường hợp vì lý do khách quan mà gia đình bạn không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì gia đình bạn phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của gia đình mình bị xâm phạm. Và chứng cứ gia đình bạn có thể thu thập được từ các nguồn như tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử, văn bản công chứng, chứng thực. Có nghĩa là nếu vấn đề vay mượn của hai bên được ghi nhận thông qua hợp đồng thì sẽ rất có lợi cho gia đình của bạn về mặt cung cấp chứng cứ. Tuy nhiên, nếu không có hợp đồng vay mượn thì gia đình bạn có thể cung cấp chứng cứ như bản có nội dung nghe được, nhìn được, bản điện tử cho Tòa án có thẩm quyền. Vì vậy, nếu không có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của gia đình bị xâm phạm thì Tòa án sẽ không có căn cứ để thụ lý vụ án.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật về hợp đồng vay tài sản: 1900.6568
– Gửi đơn khởi kiện đến Tòa án và nộp tiền tạm ứng án phí theo quy định.
Gia đình bạn có thể gửi đơn khởi kiện kèm theo tài liệu, chứng cứ mà mình có đến Tòa án nộp đơn.
Ngoài ra, trong trường hợp này, bạn có đề cập đến tình tiết người anh của bạn có hành vi xô xát, đánh đập mẹ bạn. Vì thế, tùy thuộc vào tỷ lệ gây thương tích và gây tổn hại sức khỏe của mẹ bạn mà người anh có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cố ý gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của người khác theo Điều 104 Bộ luật hình sự 1999 nếu tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên hoặc dưới 11% nhưng thuộc vào một trong các trường hợp quy định từ Điểm a đến Điểm k Khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự 1999 và có đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự từ phía người bị hại.
Nếu hành vi gây thương tích không đủ căn cứ để cấu thành tội phạm thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo Điểm e Khoản 3 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP về hành vi xâm hại sức khỏe của người khác, bị phạt từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Trong trường hợp này, mẹ bạn có thể làm đơn trình báo ra cơ quan công an có thẩm quyền để yêu cầu xử lý hành vi vi phạm.