Giấy phép kinh doanh hay còn được gọi là giấy đăng ký doanh nghiệp, đây là văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện tử ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp mà cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp. Vậy khởi kiện công ty bị thu hồi Giấy phép kinh doanh thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Khởi kiện công ty bị thu hồi Giấy phép kinh doanh thế nào?
- 2 2. Thủ tục khởi kiện công ty bị thu hồi Giấy phép kinh doanh:
- 2.1 2.1. Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện công ty bị thu hồi Giấy phép kinh doanh:
- 2.2 2.2. Nộp hồ sơ khởi kiện công ty bị thu hồi Giấy phép kinh doanh:
- 2.3 2.3. Tòa án nhận và xử lý đơn khởi kiện công ty bị thu hồi Giấy phép kinh doanh:
- 2.4 2.4. Thụ lý vụ án:
- 2.5 2.5. Đưa vụ án tranh chấp thừa kế có yếu tố nước ngoài ra xét xử sơ thẩm:
1. Khởi kiện công ty bị thu hồi Giấy phép kinh doanh thế nào?
Khoản 1 Điều 207 Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2022 hợp nhất
– Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi ở trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
– Theo nghị quyết, quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của Hội đồng thành viên đối với loại hình là công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với loại hình là công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;
– Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật Doanh nghiệp hiện hành trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
– Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp trong Luật Quản lý thuế có quy định khác.
Theo đó, khi công ty bị thu hồi Giấy phép kinh doanh (trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác) thì Doanh nghiệp sẽ bị giải thể theo quy định của pháp luật.
Bước đầu tiên để thực hiện khởi kiện công ty bị thu hồi Giấy phép kinh doanh (công ty bị giải thể) thì sẽ phải xác định được người tham gia tố tụng. Điều 74 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng, Điều này quy định:
– Trường hợp đương sự là cá nhân đang tham gia tố tụng chết mà quyền, nghĩa vụ về tài sản của họ đã được thừa kế thì người thừa kế tham gia tố tụng.
– Trường hợp đương sự là cơ quan, tổ chức đang tham gia tố tụng phải chấm dứt hoạt động, bị giải thể, hợp nhất, sáp nhập hay là chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức thì việc kế thừa về quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của cơ quan, tổ chức đó được xác định như sau:
+ Trường hợp tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị giải thể là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hay loại hình công ty là công ty hợp danh thì cá nhân, tổ chức là thành viên của tổ chức đó hoặc đại diện của họ tham gia tố tụng;
+ Trường hợp cơ quan, tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị giải thể là những cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, những tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, những doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thì đại diện hợp pháp của chính cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó hoặc là đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức tiếp nhận các quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức đó tham gia tố tụng;
+ Trường hợp tổ chức hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức thì khi đó cá nhân, tổ chức tiếp nhận quyền, nghĩa vụ của tổ chức đó tham gia tố tụng.
– Trường hợp thay đổi chủ sở hữu của tổ chức và có việc chuyển giao quyền, nghĩa vụ cho chủ sở hữu mới thì khi đó chủ sở hữu mới kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng.
– Trường hợp tổ chức được chuyển giao quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về dân sự thì khi đó tổ chức đó kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng.
– Trường hợp tổ chức không có tư cách pháp nhân tham gia quan hệ dân sự mà người đại diện đang tham gia tố tụng đã chết thì tổ chức đó phải cử người khác làm đại diện để tham gia tố tụng; nếu như không cử được người đại diện hoặc là tổ chức đó phải chấm dứt hoạt động, bị giải thể thì các cá nhân là thành viên của tổ chức đó tham gia tố tụng.
Theo đó, khi khởi kiện công ty bị thu hồi Giấy phép kinh doanh là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh thì khi đó người đại diện tham gia tố tụng với tư cách là bị đơn chính là cá nhân, tổ chức là thành viên của tổ chức đó hoặc đại diện của họ tham gia tố tụng.
2. Thủ tục khởi kiện công ty bị thu hồi Giấy phép kinh doanh:
2.1. Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện công ty bị thu hồi Giấy phép kinh doanh:
Sau khi xác định được người tham gia tố tụng khi công ty bị thu hồi Giấy phép kinh doanh đã nêu ở mục trên, người khởi kiện công ty bị thu hồi Giấy phép kinh doanh (nguyên đơn) chuẩn bị bộ hồ sơ khởi kiện bao gồm những giấy tờ sau:
– Đơn khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp (theo mẫu đơn số 23-DS được ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP).
-Giấy tờ tùy thân người khởi kiện/người bị kiện.
– Các chứng cứ, tài liệu chứng minh yêu cầu khởi kiện (ví dụ như hợp đồng,…).
2.2. Nộp hồ sơ khởi kiện công ty bị thu hồi Giấy phép kinh doanh:
Người khởi kiện công ty bị thu hồi Giấy phép kinh doanh gửi hồ sơ đã chuẩn bị nêu trên đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh bằng một trong các phương thức sau đây:
– Nộp trực tiếp tại Tòa án;
– Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;
– Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
2.3. Tòa án nhận và xử lý đơn khởi kiện công ty bị thu hồi Giấy phép kinh doanh:
– Nhận đơn khởi kiện công ty bị thu hồi Giấy phép kinh doanh và ghi vào sổ nhận đơn:
+ Tòa án qua bộ phận tiếp nhận đơn phải nhận đơn khởi kiện công ty bị thu hồi Giấy phép kinh doanh mà người khởi kiện đã nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính và phải ghi vào sổ nhận đơn.
+ Trường hợp Tòa án nhận đơn khởi kiện công ty bị thu hồi Giấy phép kinh doanh mà người khởi kiện gửi bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tòa án in ra bản giấy và phải ghi vào sổ nhận đơn.
-Tòa án xác nhận đã nhận đơn khởi kiện công ty bị thu hồi Giấy phép kinh doanh:
+ Khi nhận đơn khởi kiện công ty bị thu hồi Giấy phép kinh doanh được nộp trực tiếp, Tòa án có trách nhiệm cấp ngay giấy xác nhận đã nhận đơn cho người khởi kiện.
+ Đối với trường hợp nhận đơn khởi kiện công ty bị thu hồi Giấy phép kinh doanh qua dịch vụ bưu chính thì trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày đã nhận đơn khởi công ty bị thu hồi Giấy phép kinh doanh, Tòa án phải gửi thông báo nhận đơn cho người khởi kiện
+ Trường hợp nhận đơn khởi kiện công ty bị thu hồi Giấy phép kinh doanh bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tòa án phải thông báo ngay việc đã tiếp nhận đơn khởi kiện công ty bị thu hồi Giấy phép kinh doanh qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án.
– Xem xét đơn khởi kiện công ty bị thu hồi Giấy phép kinh doanh: trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện công ty bị thu hồi Giấy phép kinh doanh, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện công ty bị thu hồi Giấy phép kinh doanh và ra quyết định xử lý đơn khởi kiện (sửa đổi, bổ sung, thụ lý, chuyển đơn, trả lại đơn).
2.4. Thụ lý vụ án:
– Sau khi nhận được đơn khởi kiện công ty bị thu hồi Giấy phép kinh doanh, Tòa án phải xem xét những tài liệu, chứng cứ cần thiết.
– Nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền của mình thì Tòa án sẽ thông báo cho người khởi kiện công ty bị thu hồi Giấy phép kinh doanh biết để đương sự nộp tiền tạm ứng án phí.
– Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, người khởi kiện công ty bị thu hồi Giấy phép kinh doanh phải nộp tiền tạm ứng án phí. Sau khi đã nộp tiền tạm ứng án, phải nộp lại biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án.
– Tòa án thụ lý đơn khởi kiện công ty bị thu hồi Giấy phép kinh doanh kể từ khi nhận được biên lai này.
2.5. Đưa vụ án tranh chấp thừa kế có yếu tố nước ngoài ra xét xử sơ thẩm:
Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa.
Lưu ý rằng, trong giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án thì thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải tiến hành:
– Lấy lời khai của các đương sự.
– Tiến hành các phiên họp thực hiện kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai các chứng cứ.
– Hòa giải.
– Tiến hành xem xét, thẩm định tại chỗ hoặc định giá, ủy thác thu thập chứng cứ (nếu có).
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
– Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2022 hợp nhất Luật Doanh nghiệp quy định Doanh nghiệp.
THAM KHẢO THÊM: