Mục đích chính của việc thông báo lễ khởi công xây dựng là để đảm bảo tính hợp pháp của công trình và tránh các rắc rối liên quan đến tranh chấp, kiện tụng. Vậy khởi công công trình không thông báo sẽ bị xử phạt như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Khởi công công trình không thông báo bị xử phạt không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 của
– Quyết định đầu tư xây dựng không đúng với quy định của pháp luật;
– Khởi công công trình xây dựng khi chưa đủ điều kiện khởi công theo quy định của pháp luật;
– Xây dựng công trình trong các khu vực cấm xây dựng, xây dựng công trình lớn chiếm hành lang bảo vệ công trình an ninh quốc phòng, lấn chiếm hành lang bảo vệ an toàn giao thông và thuỷ lợi đê điều, lần chiếm hành lang bảo vệ an toàn năng lượng, các khu di tích lịch sử văn hóa theo quy định của pháp luật và các khu bảo vệ công trình khác trên thực tế, có hành vi xây dựng công trình tại các khu vực đã được cảnh báo về nguy cơ sạt lở và lũ quét, tại các khu vực thường xuyên xảy ra thiên tai, trừ những công trình để khắc phục các hiện tượng thiên tai này;
– Xây dựng công trình không đúng quy hoạch xây dựng theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp có giấy phép xây dựng có thời hạn được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, có hành vi vi phạm chỉ giới về xây dựng và xây dựng công trình không đúng với giấy phép xây dựng được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền;
– Có hành vi lập hoặc thẩm định, phê duyệt thiết kế công trình và dự án của công trình xây dựng có sử dụng vốn đầu tư công và vốn đầu tư nước ngoài trái với quy định của pháp luật;
– Nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng khi không đủ điều kiện và không đủ năng lực để tiến hành hoạt động xây dựng đó;
– Các đối tượng được xác định là chủ đầu tư lựa chọn nhà thầu không đầy đủ điều kiện về năng lực và tài chính để thực hiện hoạt động xây dựng công trình trên thực tế;
– Xây dựng công trình không tuân thủ theo tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật đã được lựa chọn áp dụng cho công trình đó;
– Tiến hành hoạt động sản xuất và sử dụng vật liệu xây dựng có nguy cơ gây hại cho sức khỏe cộng đồng và nguy cơ gây hại cho môi trường;
– Vi phạm quy định về an toàn lao động và phòng chống cháy nổ, vi phạm quy định về an ninh trật tự an toàn xã hội và bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng công trình;
– Sử dụng công trình không đúng mục đích và không đúng công năng sử dụng đã được phê duyệt bởi cơ quan có thẩm quyền, xây dựng và mở rộng công trình có hành vi lấn chiếm diện tích và lớn chiếm không gian đang được quản lý, sử dụng hợp pháp bởi các tổ chức và cá nhân khác trong xã hội và của các khu vực công cộng hoặc các khu vực sử dụng chung cho cộng đồng;
– Nhận hối lộ hoặc đưa hối lộ trong hoạt động đầu tư xây dựng công trình, lợi dụng pháp nhân khác để tiến hành hoạt động tham gia quá trình xây dựng, dàn xếp và thông đồng với nhau để làm sai lệch kết quả lập dự án, làm sai kết quả khảo sát và kết quả thiết kế giám sát thi công công trình xây dựng;
– Lạm dụng chức vụ quyền hạn vi phạm pháp luật về xây dựng, bao che cho nhau và chậm xử lý hành vi vi phạm quy định của pháp luật về xây dựng;
– Có hành vi cản trở hoạt động đầu tư xây dựng không đúng quy định của pháp luật.
Theo đó thì có thể nói, việc khởi công công trình xây dựng khi chưa đủ điều kiện coi công theo quy định của pháp luật là một trong những hành vi bị nghiêm cấm.
Căn cứ theo quy định tại Điều 107 của Luật xây dựng năm 2020 có quy định về việc khởi công công trình xây dựng phải đáp ứng được những điều kiện cơ bản sau:
– Có mặt bằng xây dựng để bàn giao toàn bộ hoặc bàn giao từng phần tiến độ xây dựng;
– Có giấy phép xây dựng đối với công trình phải có giấy phép xây dựng căn cứ theo quy định tại Điều 89 của Luật xây dựng năm 2020;
– Có thiết kế bản vẽ thi công của các hạng mục công trình và công trình đã khởi công được phê duyệt bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Chủ đầu tư đã ký kết hợp đồng với các nhà thầu thực hiện hoạt động xây dựng có liên quan đến công trình đang được khởi công theo quy định của pháp luật;
– Có biện pháp bảo đảm an toàn và bảo vệ môi trường trong quá trình thi công công trình xây dựng;
– Các đối tượng được xác định là chủ đầu tư đã gửi thông báo về ngày khởi công công trình xây dựng đến cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương trước thời điểm khởi công xây dựng ít nhất trong khoảng thời gian 03 ngày làm việc.
Theo đó thì có thể nói, khởi công công trình không thông báo là một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật và là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm trong quá trình thi công công trình xây dựng. Vì vậy hành vi khởi công công trình xây dựng không thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
2. Mức xử phạt đối với hành vi khởi công công trình không thông báo:
Pháp luật hiện nay có quy định về mức xử phạt đối với hành vi khởi công công trình xây dựng không thông báo. Căn cứ theo quy định tại Điều 15 của Nghị định số 16/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng, mức xử phạt đối với hành vi khởi công công trình xây dựng không thông báo được quy định cụ thể như sau:
Thứ nhất, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với các chủ thể thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
– Không gửi văn bản thông báo ngày khởi công, kèm theo các loại giấy tờ về giấy phép xây dựng và hồ sơ thiết kế xây dựng cho các cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước về lĩnh vực xây dựng tại địa phương nơi tiến hành hoạt động xây dựng công trình đó và các cơ quan chuyên môn trong lĩnh vực xây dựng theo quy định của pháp luật;
– Không thông báo hoặc có hành vi thông báo chậm cho các cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực xây dựng tại địa phương về thời điểm khởi công công trình xây dựng hoặc có thông báo nhưng không gửi kèm theo các hồ sơ giấy tờ về thiết kế xây dựng theo quy định của pháp luật đối với trường hợp được miễn giấy phép xây dựng;
– Không gửi thông báo cho các cơ quan chuyên môn có thẩm quyền quản lý trong lĩnh vực xây dựng hoặc gửi thông báo không đầy đủ một trong các nội dung bao gồm tên, thông tin về địa chỉ liên lạc, tên công trình và địa điểm xây dựng công trình, quy mô xây dựng công trình và tiến độ thi công công trình dự kiến sau khi khởi công xây dựng … hoặc gửi thông báo khởi công không đúng theo mẫu do pháp luật quy định.
Thứ hai, phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với những đối tượng có hành vi khởi công công trình xây dựng nhưng thiếu một trong các điều kiện sau đây:
– Mặt bằng xây dựng để bàn giao toàn bộ hoặc bàn giao từng phần theo tiến độ thi công công trình đó;
–
– Các biện pháp bảo đảm cho quá trình an toàn công trình và bảo vệ môi trường trong quá trình thi công công trình xây dựng.
Thứ ba, phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với những chủ thể có hành vi khởi công công trình xây dựng nhưng chưa có bản thiết kế và chưa có bản vẽ công trình đã được phê duyệt bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Thứ tư, biện pháp khắc phục hậu quả có thể áp dụng trong trường hợp này như sau:
– Buộc bàn giao mặt bằng xây dựng phù hợp với tiến độ dự án theo quy định của pháp luật;
– Buộc ký hợp đồng thi công công trình xây dựng giữa chủ đầu tư và các nhà thầu theo quy định của pháp luật;
– Buộc có biện pháp đảm bảo an toàn an ninh trật tự và bảo vệ môi trường trong quá trình thi công công trình xây dựng.
Như vậy có thể nói, việc khởi công công trình không thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về ngày khởi công sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng theo như phân tích nêu trên.
3. Thời hạn phải thông báo ngày khởi công công trình xây dựng:
Pháp luật hiện nay cũng quy định cụ thể về thời hạn phải tiến hành hoạt động thông báo về ngay còn công công trình xây dựng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Căn cứ theo quy định tại Điều 107 của Luật xây dựng năm 2020 thì có thể nói, các đối tượng được xác định là chủ đầu tư sẽ phải có nghĩa vụ gửi thông báo về ngày khởi công công trình xây dựng cho các cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực xây dựng tại địa phương trước thời điểm khởi công công trình xây dựng đó ít nhất trong khoảng thời gian 03 ngày làm việc. hồ sơ thông báo khởi công công trình xây dựng sẽ bao gồm các loại giấy tờ cơ bản sau:
– Mẫu thông báo khởi công công trình xây dựng do pháp luật quy định;
– Giấy phép xây dựng được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Hồ sơ thiết kế xây dựng đã được phê duyệt bởi cơ quan có thẩm quyền;
– Hồ sơ thiết kế xây dựng đã được phê duyệt bởi cơ quan có thẩm quyền và các loại hồ sơ giấy tờ chứng minh về việc đáp ứng đầy đủ điều kiện để được cấp giấy phép xây dựng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Xây dựng năm 2020;
– Nghị định số 16/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng.