Hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không (220, 500 kV)? An toàn lưới điện vượt qua khu rừng? Cây trong và ngoài hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không? Quy định về hành lang bảo vệ đường cáp điện trên không?
Khi xã hội ngày càng trở nên phát triển thì một trong những vấn đề được quan tâm đến đó chính là mạng lưới điện của một quốc gia có đủ để phục vụ cho nhu cầu sống của con người hay không. Đồng thời với những mạng lưới điện đó có đảm bảo được an toàn hành lang mạng lưới điện đối với người và của sinh sống ở đó không? Để đảm bảo được việc an toàn cho người dân sinh sống quanh đó pháp luật Việt đưa ra các quy định về khoảng cách hành lang an toàn lưới điện. Vậy khoảng cách hành lang an toàn lưới điện có nội dung ra sao? Hãy tìm hiểu nội dung này trong bài vết dưới đây:
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
– Luật Điện lực số 28/2004/QH11 về Điện lực của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
– Các Tiêu chuẩn an toàn điện hiện hành của Việt Nam.
-
– Quyết định 19/2006/QĐ-BCN về việc ban hành Quy phạm trang bị điện do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
– Các Tiêu chuẩn an toàn điện hiện hành của Việt Nam.
Mục lục bài viết
1. Hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không (220, 500 kV):
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tai nạn điện là do thiếu hiểu biết, cố ý hoặc vô ý vi phạm quy định về khoảng cách phóng điện an toàn, xây dựng nhà ở trong phạm vi bảo vệ hành lang an toàn lưới điện. Khi sự cố điện xảy ra, không chỉ cá nhân bị ảnh hưởng mà người và tài sản cũng bị ảnh hưởng. Chính vì vậy,
Khoảng không gian dọc theo đường dây được nhận định là hành lang bảo vệ an toàn của đường dây dẫn điện trên không và được giới hạn như sau:
Thứ nhất, đối với chiều dài hành lang được xác định từ vị trí đường dây ra khỏi ranh giới bảo vệ của trạm này đến vị trí đường dây đi vào ranh giới bảo vệ của trạm kế tiếp.
Thứ hai, còn đối với chiều rộng của hành lang thì lại được xác định là khoảng cách được giới hạn bởi hai mặt thẳng đứng về hai phía của đường dây, song song với đường dây, có khoảng cách từ dây ngoài cùng về một phía khi dây ở trạng thái tĩnh theo quy định trong bảng sau:
Điện áp | 220 kV | 500 kV |
Loại dây | Dây trần | |
Khoảng cách | 6,0 m | 7,0 m |
Thứ ba, Khoảng cách tính từ đáy móng cột đến điểm cao nhất của công trình cộng thêm khoảng cách an toàn theo chiều thẳng đứng được quy định là cách tính chiều cao hành lang và chiều cao này được quy định trong nội dung bảng sau:
Điện áp | 220 kV | 500 kV |
Khoảng cách | 4,0 m | 6,0 m |
Đồng thời thì pháp luật Việt Nam hiện hành cũng có đưa ra các quy định về việc khoảng cách võng không cho phép tồn tại nhà ở và công trình trong hành lang bảo vệ đường dây 500 kV. Theo như quy định đối với khoảng cách võng cực đại đến mặt đất được xác định là khoảng cách (A) từ điểm thấp nhất của đường dây dẫn điện trên không 220kV không nhỏ hơn quy định trong bảng sau:
Điện áp | 220 kV |
Khoảng cách (A) | 18 m |
2. An toàn lưới điện vượt quá khu rừng:
Đối với các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất, vườn trồng cây mà có đường dây dẫn điện trên không vượt qua thì khoảng cách theo phương thẳng đứng từ chiều cao trung bình của cây đã phát triển tối đa đến dây dẫn điện thấp nhất khi dây ở trạng thái võng cực đại không nhỏ hơn quy định ở bảng dưới đây:
Điện áp | 220 kV | 500 kV |
Khoảng cách (A) | Dây trần | |
4,0 m | 6,0 m |
Như vậy, dựa theo bảng trên chúng ta có thể xác định được hành lang an toàn lưới điện vượt quá khu rừng mà pháp luật quy định dó chính là 4m đối với dây trần 220kV và 550kV đối với dây trần thì khoảng cách được xác định là 6m
3. Cây trong và ngoài hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không:
Ở trong thành phố, thị xã, thị trấn được lắp đặt các đường dây có điện áp từ 220kV đến 500kV thì cây không được cao hơn dây dẫn thấp nhất. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp được Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép thì cây được cao hơn dây dẫn thấp nhất theo như quy định đó chính là trường hợp đặc biệt mà pháp luật có quy định. Đồng thời thì khoảng cách từ điểm bất kỳ của cây đến dây dẫn khi dây ở trạng thái tĩnh không nhỏ hơn khoảng cách quy định trong bảng sau:
Điện áp | 220 kV | 500 kV |
Khoảng cách (A) | Dây trần | |
3,0 m | 4,5 m |
Ở ngoài thành phố, thị xã, thị trấn và ngoài hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không thì các loại cây phải có khoảng cách từ bộ phận bất kỳ của cây khi cây bị đổ đến bộ phận bất kỳ của đường dây không nhỏ hơn khoảng cách quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành trong bảng sau:
Điện áp | 220 kV | 500 kV |
Khoảng cách (A) | 1,0 m | 2,0 m |
Như vậy, đối với các loại cây có khoảng cách không đúng với khoảng cách quy định về hành lang an toàn mạng lưới điện quốc gia thì cần phải thực hiện các hoạt động cắt tỉa. Nhưng những hoạt động chặt, tỉa cây để bảo đảm an toàn lưới điện cao áp do đơn vị quản lý vận hành lưới điện cao áp tổ chức thực hiện và phải
Điều kiện để nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ lưới điện cao áp 220 kV
– Một là, đối với mái lợp và tường bao phải làm bằng vật liệu không cháy;
– Hai là, đối với mái lợp, khung nhà và tường bao bằng kim loại phải nối đất theo quy định;
– Ba là, nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ lưới điện muốn xây dựng phải không gây cản trở đường ra vào kiểm tra, bảo dưỡng, thay thế các bộ phận công trình lưới điện cao áp;
– Bốn là, đối với khoảng cách từ bất kỳ bộ phận nào của nhà ở, công trình đến dây dẫn gần nhất khi dây ở trạng thái tĩnh không được nhỏ hơn khoảng cách quy định trong bảng sau:
Điện áp | 220 kV |
Khoảng cách (A, B) | 6,0 m |
– Nam là, đối với cường độ điện trường nhỏ hơn hoặc bằng 5 kV/m tại điểm bất kỳ ở ngoài nhà cách mặt đất một mét và nhỏ hơn hoặc bằng 1 kV/m tại điểm bất kỳ ở bên trong nhà cách mặt đất một mét.
5. Quy định về hành lang bảo vệ đường cáp điện trên không:
Hành lang an toàn lưới điện trên không là không gian dọc theo đường dây tải điện trên không, được thiết lập để đảm bảo an toàn cho mọi người. Tuy quan trọng nhưng trên thực tế, nhiều tổ chức, cá nhân vẫn chưa nắm rõ các quy định về hành lang lưới điện dẫn đến vi phạm, tai nạn đáng tiếc. Bài viết sẽ mang đến những hình ảnh trực quan nhất giúp bạn hình dung rõ hơn về vấn đề này, từ đó tự bảo vệ mình.
– Không lấy trộm, tháo rời dây dẫn, dây tiếp địa và các thiết bị điện của lưới điện. Không trèo lên cột điện, trạm điện, khu vực an toàn của công trình điện khi không có nhiệm vụ.
– Không sử dụng các công trình chịu áp lực cao khi chưa được sự đồng ý và cho phép. Khi thi công, con người phải được trang bị đầy đủ đồ bảo hộ lao động.
– Nghiêm cấm thả diều và các vật thể bay gần các công trình có điện áp cao. Cấm các phương tiện bay có khoảng cách đến bộ phận gần nhất của công trình lưới điện cao áp dưới 100m, trừ tàu bay làm nhiệm vụ quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa đường dây theo quy định.
– Cấm lắp đặt ăng ten, dây phơi, giàn giáo; bảng hiệu, bảng quảng cáo và các hạng mục khác tại các vị trí khi sập có thể va chạm vào công trình lưới điện cao áp.
– Nghiêm cấm bắn chim vào dây điện, trạm điện, ném vật gì lên đường dây điện, trạm điện.
– Cấm trồng cây, đặt cây vi phạm khoảng cách an toàn đối với đường dây dẫn điện trên không và trạm điện. Bên cạnh đó, hành vi để cây đổ vào đường dây điện khi chặt cây hoặc lợi dụng việc bảo vệ, sửa chữa công trình lưới điện cao áp để chặt cây cũng không được thực hiện.
– Không đào, lấp đất, sắp xếp vật tư, thiết bị, phế phẩm vi phạm khoảng cách an toàn.
– Nghiêm cấm việc sử dụng cột điện, trạm điện để làm nhà ở, lều quán, làm chuồng trại, buộc gia súc hoặc vào bất kỳ mục đích nào khác.
– Không nổ mìn, chất đống, tàng trữ chất dễ cháy, hóa chất có nguy cơ ăn mòn, hư hỏng các bộ phận của công trình lưới điện.
– Đốt nương, sử dụng các phương tiện thi công gây chấn động hoặc có nguy cơ gây hư hỏng, sự cố công trình lưới điện, trạm điện, nhà máy điện.
– Lưu ý này đã được chính phủ quy định rõ ràng để đảm bảo an toàn cho người dân, hạn chế tai nạn, sự cố điện. Cơ điện Trần Phú mong rằng mọi người cùng nhau tuyên truyền những thông tin chính, bổ ích về hành lang lưới điện nói riêng và an toàn điện nói chung; góp phần tạo nên một cộng đồng tri thức và văn minh.
Đối với hành lang an toàn lưới điện mà pháp luật đã quy định thì các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ trang thiết bị điện, công trình điện lực và an toàn điện. Cong đối với các đối tượng là nhà ở, công trình đảm bảo các quy định an toàn điện sẽ tạo ra môi trường sống ổn định, an toàn, kinh tế và bền vững.