Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Kiến thức pháp luật
  • Tư vấn pháp luật
  • Dịch vụ Luật sư
  • Văn bản – Biểu mẫu
    • Văn bản luật
    • Văn bản dưới luật
    • Công Văn
    • Biểu mẫu
  • Kinh tế tài chính
    • Tài chính ngân hàng
    • Kế toán Kiểm toán
    • Quản trị nhân sự
    • Thị trường chứng khoán
    • Tiền điện tử (Tiền số)
  • Thông tin hữu ích
    • Triết học Mác Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Giáo dục phổ thông
    • Chuyên gia tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
    • Đặt câu hỏi
    • Đặt lịch hẹn
    • Yêu cầu báo giá
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Tư vấn pháp luật » Tiêu chuẩn khoảng cách để mở cửa sổ giữa hai nhà liền kề

Tư vấn pháp luật

Tiêu chuẩn khoảng cách để mở cửa sổ giữa hai nhà liền kề

  • 15/05/202215/05/2022
  • bởi Luật sư Nguyễn Văn Dương
  • Luật sư Nguyễn Văn Dương
    15/05/2022
    Tư vấn pháp luật
    0

    Tiêu chuẩn khoảng cách để mở cửa sổ giữa hai nhà liền kề? Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9411: 2012 về xây dựng? Quy chuẩn xây dựng?

    Khi xây dựng các ngôi nhà, kết cấu ngôi nhà thường phải được đảm bảo có đầy đủ các cơ sở, việc mở các cửa cho ngôi nhà là điều tất yếu mà các ngôi nhà phải có. Các cửa sổ xung quanh ngôi nhà có vai tròn giúp ngôi nhà mở rộng không gian, thông thoáng cũng như để ngôi nhà có thể nhìn ra được các hướng, cửa sổ còn giúp đảm bảo cấu trúc bền vững cho ngôi nhà. Đối với các ngôi nhà thông thường, có nhiều diện tích thì việc mở cửa sổ không xuất hiện quá nhiều vấn đề lúc trổ cửa.

    Tuy nhiên đối với các căn nhà liền kề nằm trong quy hoạch phân lô thì chủ sở hữu căn nhà muốn trổ cửa sổ cần phải đáp ứng các quy định của pháp luật cũng như quy định về tiêu chuẩn xây dựng sao cho vừa đúng quy định pháp luật, đúng quy chuẩn xây dựng và vừa đảm bảo quyền và lợi ích cho chủ sở hữu bất động sản liền kề. Vậy quy định cụ thể về tiêu chuẩn khoảng cách để mở cửa sổ giữa hai nhà liền kề. Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ đi vào tìm hiểu các vấn đề liên quan đến tiêu chuẩn khoảng cách để mở cửa sổ giữa hai nhà liền kề để giúp người đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.

    Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

    Mục lục bài viết

    • 1 1. Tiêu chuẩn khoảng cách để mở cửa sổ giữa hai nhà liền kề
    • 2 2. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9411: 2012 về xây dựng
    • 3 3. Quy chuẩn xây dựng

    1. Tiêu chuẩn khoảng cách để mở cửa sổ giữa hai nhà liền kề

    Cửa sổ là bộ phận trên tường, cánh cửa, hoặc mái của một tòa nhà, hoặc trên vách của phương tiện giao thông, chủ yếu để thông khí hoặc thông quang đưa ánh sáng và không khí ngoài trời vào không gian bên trong. Cửa sổ còn được dùng để trang trí, tạo sự cân đối và họa tiết cho công trình kiến trúc.

    Theo quy định của pháp luật dân sự cũng như các quy định của luật xây dựng thì khi sở hữu tài sản, chủ sở hữu sẽ có quyền đối với tài sản và quyền khác đối với tài sản:

    Đối với quyền tài sản: Quyền tài sản là các quyền đối với tài sản bao gồm quyền sử dụng tài sản thuê, quyền thực hiện hợp đồng, quyền đòi nợ, quyền trị giá bằng tiền, quyền sở hữu trí tuệ.

    Quyền khác đối với tài sản là quyền của chủ thể trực tiếp nắm giữ, chi phối tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác. Quyền khác đối với tài sản bao gồm: Quyền đối với bất động sản liền kề; Quyền hưởng dụng; Quyền bề mặt.

    Như vậy, việc chủ sở hữu ngôi nhà muốn mở cửa sổ là việc thực hiện quyền khác đối với bất động sản của mình, điều này sẽ được thực hiện theo quy định của luật dân sự và những quy định liên quan trong luật xây dựng. Chủ sở hữu ngôi nhà muốn mở cửa sổ vừa thực hiện quyền của mình vừa phải đảm bảo thực hiện đúng các quy định nhằm đảm bảo quyền và lợi ích cho chủ sở hữu bất động sản liền kề và những người có quyền và lợi ích liên quan.

    Quy định tại Bộ Luật dân sự có quy định:

    Luật dân sự nước ta có quy định chủ sở hữu đối với bất động sản có quyền đối với bất động sản liền kề. Quyền đối với bất động sản liền kề là quyền được thực hiện trên một bất động sản (gọi là bất động sản chịu hưởng quyền) nhằm phục vụ cho việc khai thác một bất động sản khác thuộc quyền sở hữu của người khác (gọi là bất động sản hưởng quyền).

    Xem thêm: Quy định mới về trổ cửa sổ

    Dựa theo các địa thế về tự nhiên hoặc theo quy định của luật, theo thỏa thuận hoặc theo di chúc mà quyền đối với bất động sản liền kề được xác lập. Quyền đối với bất động sản liền kề này có hiệu lực đối với mọi cá nhân, pháp nhân và được chuyển giao khi bất động sản được chuyển giao, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

    Điều 178 Bộ luật dân sự 2015 quy định về trổ cửa nhìn sang bất động sản liền kề, theo đó chủ sở hữu nhà chỉ được trổ cửa ra vào, cửa sổ quay sang nhà bên cạnh, nhà đối diện và đường đi chung theo quy định của pháp luật về xây dựng.

    Điều kiện đối với việc trổ cửa sổ yêu cầu mặt dưới mái che trên cửa ra vào, mặt dưới mái che cửa sổ quay ra đường đi chung phải cách mặt đất từ 2,5 mét trở lên.

    Với quy định này, chủ sở hữu nhà ở sẽ được dựa trên quyền đối với bất động sản liền kề, việc trổ cửa sổ phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật nhằm đảm bảo quyền và lợi ích cho chủ sở hữu nhà ở cũng như không xâm phạm đến quyền và lợi ích của chủ sở hữu bất động sản liền kề cũng như của những người có quyền và lợi ích liên quan.

    2. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9411: 2012 về xây dựng

    Tiêu chuẩn xây dựng này được đặt ra và áp dụng để thiết kế các nhà ở riêng lẻ được xây dựng thành dãy có sự thống nhất về kiến trúc và hệ thống hạ tầng, đáp ứng yêu cầu thiết kế đô thị.

    Theo quy định về các tiêu chuẩn xây dựng thì nhà liền kề là loại nhà ở riêng lẻ của các hộ gia đình, cá nhân được xây dựng liền nhau, thông nhiều tầng được xây dựng sát nhau thành dãy trong những lô đất nằm liền nhau và có chiều rộng nhỏ hơn so với chiều sâu (chiều dài) của nhà, cùng sử dụng chung một hệ thống hạ tầng của khu vực đô thị.

    Theo quy định tại mục 6.4.3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9411: 2012 nhà ở liên kế – tiêu chuẩn thiết kế về cửa đi, cửa sổ như sau:

    ”Không được phép mở cửa đi, cửa sổ, cửa thông gió nếu tường nhà xây sát với ranh giới lô đất hoặc ranh giới nền nhà thuộc quyền sử dụng của người khác. Chỉ được phép mở cửa đi, cửa sổ, lỗ thông hơi nếu tường xây cách ranh giới lô đất, ranh giới nền nhà bên cạnh từ 2,0 m trở lên.”

    Xem thêm: Bất động sản liền kề là gì? Quyền đối với bất động sản liền kề?

    Nếu trường hợp các nhà liền kề với nhau muốn trổ của sổ 2 nhà cách nhau một ngõ và không nằm trong quy hoạch phân lô thì chủ sở hữu căn nhà muốn trổ cửa sổ vẫn phải đáp ứng điều kiện đảm bảo khoảng cách 2 mét trở lên.

    3. Quy chuẩn xây dựng

    Quy chuẩn xây dựng ban hành kèm QĐ số 682/BXD-CSXD 1996 về việc ban hành quy chuẩn xây dựng Việt Nam, tại mục 2 quy chuẩn này đã được thay thế bởi Quy chuẩn xây dựng ban hành kèm QĐ 04/2008 QĐ-BXD.

    Việc trổ cửa sổ theo nguyên tắc vẫn phải áp dụng Quy chuẩn xây dựng ban hành kèm QĐ số 682/BXD-CSXD 1996 của Bộ Xây Dựng như sau:

    Theo điểm 1, khoản 7.12.2, Điều 7.12 quy chuẩn xây dựng Việt Nam, phần quy định về kiến trúc đô thị thì:

    “Từ tầng hai trở lên, trên các bức tường cách ranh giới đất với công trình bên cạnh không được mở cửa đi, cửa sổ, lỗ thông hơi (chỉ được mở các cửa đi, cửa sổ, lỗ thông hơi trên các bức tường cách ranh giới đất với nhà bên cạnh ít nhất 2 m). Khi mở cửa cần có biện pháp tránh tia nhìn trực tiếp vào nội thất nhà bên cạnh.

    Mép ngoài cùng của ban công trông sang nhà hàng xóm phải cách ranh giới đất giữa hai nhà ít nhất là 2m.”

    Điều này quy định về việc từ tầng hai trở lên, trên các bức tường cách ranh giới đất với công trình bên cạnh không được mở cửa đi, cửa sổ, lỗ thông hơi. Tuy nhiên các bên có thể thỏa thuận với nhau theo Điểm 3, khoản 7.12.2, Điều 7.12: “Trong trường hợp có thỏa thuận được mở cửa thì trên bức tường xây cách ranh giới đất dưới 2 m có thể được mở các lỗ cửa nhưng phải đề phòng trường hợp lửa cháy lan giữa hai nhà Các lỗ cửa này phải là cửa cố định (chớp lật hoặc lắp chết kính) có mép dưới cao hơn mặt sàn ít nhất 2 m. Khi thỏa thuận bị hủy bỏ, việc bít các lỗ cửa này là mặc nhiên, không phải thương lượng, xét xử”..

    Như vậy, theo quy định của các tiêu chuẩn xây dựng thì không được phép mở cửa đi, cửa sổ, cửa thông gió nếu như tường nhà xây sát với ranh giới lô đất, ranh giới nền nhà thuộc quyền sử dụng của người khác, phải đảm bảo khoảng cách 2m trở lên từ tường xây đến ranh giới nền nhà bên cạnh.

    Xem thêm: Quy định về trổ cửa sổ nhìn sang nhà hàng xóm bên cạnh

    Như vậy, tiêu chuẩn khoảng cách mở cửa giữa hai nhà liền kề được pháp luật quy định như sau:

    – Chủ sở hữu nhà chỉ được trổ cửa ra vào, cửa sổ quay sang nhà bên cạnh, nhà đối diện và đường đi chung theo quy định của pháp luật về xây dựng. Nếu được trổ cửa thì điều kiện đối với việc trổ cửa sổ yêu cầu mặt dưới mái che trên cửa ra vào, mặt dưới mái che cửa sổ quay ra đường đi chung phải cách mặt đất từ 2,5 mét trở lên.

    – Từ tầng hai trở lên, chỉ được mở các cửa đi, cửa sổ, lỗ thông hơi trên các bức tường cách ranh giới đất với nhà bên cạnh ít nhất 2m, trên các bức tường cách ranh giới đất với công trình bên cạnh không được mở cửa đi, cửa sổ, lỗ thông hơi. Lưu ý khi mở cửa chủ nhà mở cửa cần có biện pháp tránh tia nhìn trực tiếp vào nội thất nhà bên cạnh, đảm bảo quyền cho chủ sở hữu bất động sản liền kề.

    – Trường hợp không đủ tiêu chuẩn khoảng cách 2m kể từ mép ban công thì các bên có thể thỏa thuận với nhau để mở cửa thì trên bức tường xây cách ranh giới đất dưới 2 m có thể được mở các lỗ cửa nhưng phải đề phòng trường hợp nếu có hỏa hoạn lửa cháy lan giữa hai nhà. Yêu cầu đối với các lỗ cửa này phải là cửa cố định (chớp lật hoặc lắp chết kính) có mép dưới cao hơn mặt sàn ít nhất 2 m.

    Xem thêm: Quyền sử dụng và trổ cửa sổ ra lối đi chung

    Được đăng bởi:
    Luật Dương Gia
    Chuyên mục:
    Tư vấn pháp luật
    Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư Nguyễn Văn Dương
    luat-su-Nguyen-Van-Duong-cong-ty-Luat-TNHH-Duong-Gia

    Chức vụ: Giám đốc công ty

    Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

    Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

    Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

    Tổng số bài viết: 10.245 bài viết

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây

    Công ty Luật TNHH Dương Gia – DG LAW FIRM

    Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí 24/7

    1900.6568

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Hà Nội

    024.73.000.111

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại TPHCM

    028.73.079.979

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Đà Nẵng

    0236.7300.899

    Website chính thức của Luật Dương Gia

    https://luatduonggia.vn

    5 / 5 ( 1 bình chọn )

    Tags:

    Quyền trổ cửa sổ

    Trổ cửa sổ


    CÙNG CHỦ ĐỀ

    Truyền thông mạng xã hội là gì? Vai trò của Social Media?

    Truyền thông mạng xã hội (Social media) là gì? Vai trò của Social Media? Lợi ích và ví dụ của Social Media

    Sở giao dịch chứng khoán là gì? Chức năng, vai trò của sở giao dịch chứng khoán?

    Sở giao dịch chứng khoán (Stock exchange) là gì? Sở giao dịch chứng khoán tên tiếng Anh là gì? Chức năng, vai trò của sở giao dịch chứng khoán?

    Quy định về trổ cửa sổ? Mở cửa sổ nhìn thẳng sang nhà hàng xóm là sai?

    Quy định về trổ cửa sổ? Mở cửa sổ nhìn thẳng sang nhà hàng xóm là sai? Một số lưu ý khi trổ cửa sổ theo quy định của pháp luật. Xử lý hành chính hành vi vi phạm quy định về trổ cửa sổ.

    Quy định trổ cửa sổ? Mở cửa sổ nhìn thẳng sang nhà hàng xóm là sai?

    Quy định trổ cửa sổ? Mở cửa sổ nhìn thẳng sang nhà hàng xóm là sai? Xử lý như thế nào khi hàng xóm trổ cửa sổ trái quy định? Trổ cửa hổ nhìn sang nhà đối diện có bị bắt buộc bít cửa lại không?

    Có được trổ cửa sổ nhìn quay sang nhà bên cạnh không?

    Các căn cứ pháp luật quy định về mở cửa sổ mới nhất? Có được trổ cửa sổ nhìn quay sang nhà bên cạnh không? Những điều cần lưu ý khi xây nhà liền kề với nhà của người khác? Quy định xử lý vi phạm về mở cửa sổ?

    Xây dựng nhà trên cống thoát nước bị xử lý như nào?

    Xây dựng nhà trên cống thoát nước bị xử lý như nào? Quy định của pháp luật về trổ cửa sổ nhìn sang bất động sản liền kề.

    Quy định về trổ cửa sổ nhìn sang nhà hàng xóm bên cạnh

    Nghĩa vụ tôn trọng quy tắc xây dựng? Quy định của pháp luật về trổ cửa sổ sang nhà bên cạnh? Có được mở cửa sổ trổ sang nhà người khác khi xây nhà? Quy định về bồi thường thiệt hại? Một số thắc mắc liên quan đến luật xây dựng nhà ở liền kề?

    Bất động sản liền kề là gì? Quyền đối với bất động sản liền kề?

    Bất động sản liền kề là gì? Quyền đối với bất động sản liền kề? Một loại quyền khác đối với tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự 2015.

    Quy định của pháp luật về trổ cửa nhìn sang bất động sản liền kề

    Quy định về ranh giới giữa các bất động sản? Quy định của pháp luật về việc trổ cửa sổ sang bất động sản liền kề? Căn cứ để được bồi thường thiệt hại do phải bịt cửa sổ, cửa ngách?

    Vai trò của Sở tư pháp khi thành lập Phòng, Văn phòng công chứng

    Vai trò của Sở tư pháp khi thành lập Phòng, Văn phòng công chứng. Thẩm quyền cấp giấy phép thành lập văn phòng công chứng.

    Xem thêm

    BÀI VIẾT MỚI

    Khu công nghiệp sinh thái là gì? Hiện trạng và xu hướng?

    Khu công nghiệp sinh thái là gì? Hiện trạng khu công nghiệp sinh thái? xu hướng khu công nghiệp sinh thái?

    Lãnh đạo là gì? Phân loại lãnh đạo? Phân biệt với quản lý?

    Lãnh đạo là gì? Phân loại lãnh đạo? Phân biệt lãnh đạo với quản lý?

    Stalk là gì? Stalk Facebook là gì? Cách thoát khỏi bị stalk?

    Stalk là gì? Stalk Facebook là gì? Cách thoát khỏi tình trạng bị stalk?

    VMware là gì? Cách thức, chức năng và tính năng hoạt động?

    VMware là gì? Chức năng của VMware? Cách thức hoạt động của VMware? Tính năng hoạt động của VMware?

    Điều dưỡng đa khoa là gì? Vai trò, nhiệm vụ và chức năng?

    Điều dưỡng đa khoa là gì? Vai trò của Điều dưỡng đa khoa? Nhiệm vụ của Điều dưỡng đa khoa? Chức năng của Điều dưỡng đa khoa?

    Đầu tư công là gì? Vai trò của đầu tư công đối với nền kinh tế Việt Nam?

    Đầu tư công là gì? Vai trò của đầu tư công đối với nền kinh tế Việt Nam? Quy định về nguyên tắc, nội dung và hình thức quản lý đầu tư công hiện nay. Một số giải pháp giúp hoạt động đầu tư công hiệu quả.

    Lập kế hoạch dòng tiền là gì? Các lợi ích, cách lập và lấy ví dụ?

    Lập kế hoạch dòng tiền là gì? Tầm quan trọng của lập kế hoạch dòng tiền? Lợi ích của lập kế hoạch dòng tiền? Lấy ví dụ về lập kế hoạch dòng tiền?

    Ngoại thương là gì? Ngành ngoại thương và hợp đồng ngoại thương?

    Ngoại thương là gì? Nội dung chính của hợp đồng ngoại thương. Ngành nào thuộc khối ngoại thương và vai trò của ngoại thương: Kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế và mở rộng mối quan hệ đối ngoại.

    Luân chuyển ngành là gì? Nội dung và ý nghĩa của luân chuyển ngành?

    Luân chuyển ngành là gì? Luân chuyển ngành có tên trong tiếng Anh là gì? Nội dung của luân chuyển ngành? Ý nghĩa của luân chuyển ngành?

    Kinh tế xã hội là gì? Tầm quan trọng và tác động của kinh tế xã hội?

    Kinh tế xã hội là gì? Hiểu biết về kinh tế xã hội? Tầm quan trọng và tác động của kinh tế xã hội? Kinh tế xã hội và các giai cấp xã hội?

    Đầu cơ là gì? Những sự khác biệt giữa đầu cơ và đầu tư?

    Đầu cơ là gì? Nhà đầu cơ là gì? Một số nhà đầu cơ phổ biến trên thị trường? Tác động đầu cơ đến nền kinh tế? Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu cơ? Những sự khác nhau giữa đầu cơ và đầu tư? Đầu tư và đầu cơ cái nào tốt hơn?

    Lợi nhuận gộp là gì? Đặc trưng và công thức tính lợi nhuận gộp?

    Lợi nhuận gộp là gì? Đặc trưng và công thức tính lợi nhuận gộp? Lợi nhuận gộp sẽ xuất hiện trên báo cáo thu nhập của công ty và có thể được tính bằng cách trừ đi giá vốn hàng bán từ doanh thu. Sự khác biệt giữa lợi nhuận gộp và tỷ suất lợi nhuận gộp.

    Thanh toán quốc tế là gì? Các phương thức thanh toán quốc tế trong xuất nhập khẩu?

    Thanh toán quốc tế là gì? Đặc điểm của thanh toán quốc tế? Vai trò của thanh toán quốc tế? Các phương thức thanh toán quốc tế trong xuất nhập khẩu?

    Tỷ giá hối đoái là gì? Phân loại, tác động và phương pháp xác định?

    Tỷ giá hối đoái là gì? Phân loại tỷ giá hối đoái? Các loại chế độ tỷ giá hối đoái hiện nay? Phương pháp xác định tỷ giá hối đoái là gì? Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái? Tác động của tỷ giá hối đoái đối với nền kinh tế?

    Biên độ lãi suất là gì? Biên độ lãi suất ảnh hưởng tới lãi suất vay thế nào?

    Biên độ lãi suất là gì? Biên độ lãi suất ảnh hưởng tới lãi suất vay thế nào? Biên độ lãi suất của một số ngân hàng lớn tại Việt Nam hiện nay. Những lưu ý trước khi quyết định vay vốn ngân hàng. Nên lựa chọn hình thức trả lãi nào?

    Rủi ro là gì? Nguyên nhân và các loại rủi ro trong bảo hiểm?

    Tìm hiểu về rủi ro là gì? Một số nguyên nhân khiến rủi ro xuất hiện? Phân loại các loại rủi ro trong bảo hiểm?

    Offer là gì? Ý nghĩa thuật ngữ Offer trong kinh doanh là gì?

    Offer là gì? Ý nghĩa thuật ngữ Offer trong kinh doanh là gì? Ví dụ hoạt động chào về hoạt động chào hàng?

    Cho thuê tài chính là gì? Đặc điểm và quy định về cho thuê tài chính?

    Cho thuê tài chính (Financial leasing) là gì? Đặc điểm và quy định về cho thuê tài chính? Lợi ích của việc cho thuê tài chính? Các hình thức cho thuê tài chính thường dùng tại Việt Nam?

    Tín dụng thương mại là gì? So sánh với tín dụng ngân hàng?

    Tín dụng thương mại là gì? Bản chất của tín dụng thương mại? Các loại tín dụng thương mại? Đặc điểm tín dụng thương mại? So sánh giữa tín dụng thương mại và tín dụng ngân hàng?

    Bán phá giá là gì? Cách xác định và các biện pháp chống bán phá giá?

    Bán phá giá là gì? Cách xác định về các biện pháp chống bán phá giá? Điều kiện áp dụng các biện pháp chống bán phá giá. Các biện pháp chống bán phá giá.

    Xem thêm

    Tìm kiếm

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Trung:

    Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Nam:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Trang chủ
    • VĂN PHÒNG MIỀN BẮC
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG MIỀN TRUNG
      • 1900.6568
      • danang@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG MIỀN NAM
      • 1900.6568
      • luatsu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá