Kho ngoại quan được biết đến là khu vực kho bãi phục vụ cho nhu cầu sản xuất hàng hóa thương mại trong phạm vi nội địa và quốc tế. Vậy kho ngoại quan có phải là khu phi thuế quan hay không?
Mục lục bài viết
1. Kho ngoại quan có phải là khu phi thuế quan không?
Pháp luật hiện nay đã có quy định cụ thể về kho ngoại quan. Kho ngoại quan đóng vai trò vô cùng quan trọng, là khu vực kho thực hiện hoạt động lưu trữ và bảo quản các loại hàng hóa từ lãnh thổ của Việt Nam đã làm thủ tục thông quan theo quy định của pháp luật và đang chờ để thực hiện thủ tục xuất khẩu, hoặc bảo quản các loại hàng hóa từ nước ngoài được đưa vào kho ngoại quan cho làm thủ tục nhập khẩu vào lãnh thổ của Việt Nam hoặc chờ xuất khẩu đi các quốc gia khác. Căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Luật hải quan năm 2022 có quy định về kho ngoại quan. Theo đó thì, kho ngoại quan là khái niệm để chỉ khu vực kho, khu vực này được sử dụng vào mục đích lưu giữ hàng hóa đã làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật được gửi tại kho để cho xuất khẩu, hoặc lưu giữ các loại hàng hóa từ nước ngoài được đưa vào kho ngoại quan để cho xuất khẩu ra nước ngoài hoặc nhập khẩu vào lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thời gian được lưu giữ tại kho ngoại quan thì hàng hóa đó vẫn sẽ thuộc quyền sở hữu của chủ hàng hóa hợp pháp và quyền này sẽ được pháp luật bảo vệ theo quy định.
Ngoài ra, cơ quan hải quan theo quy định của pháp luật sẽ phải có trách nhiệm giám sát và quản lý kho ngoại quan cũng như quản lý toàn bộ hàng hóa và phương tiện vận tải ra vào kho ngoại quan đó. Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Thông tư số
– Hàng hóa chuyển khẩu hoặc những loại hàng hóa quá cảnh qua lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các loại hàng hóa tạm nhập khẩu hoặc tạm xuất khẩu, các loại hàng hóa tái xuất khẩu và tái nhập khẩu, các nguyên vật liệu và các vật tư nhập khẩu để phục vụ cho quá trình sản xuất và gia công hàng hóa xuất khẩu phù hợp với hợp đồng sản xuất và gia công xuất khẩu được ký kết với bên nước ngoài;
– Hàng hóa và dịch vụ được mua bán và giao dịch giữa nước ngoài với các khu phi thuế quan và các khu thuế quan với nhau;
– Khu phi thuế quan bao gồm: Khu chế xuất, các doanh nghiệp chế xuất, các kho bảo thuế, kho ngoại quan, các khu bảo quản thuế được thành lập theo quy định của pháp luật, các khu kinh tế thương mại đặc biệt và các khu thương mại công nghệ, các khu kinh tế thuộc khu vực khác được thành lập phù hợp với quy định của pháp luật và được hưởng các loại ưu đãi thuế giống như khu phi thuế quan, quan hệ mua bán trao đổi hàng hóa giữa các khu vực này với bên ngoài được xem là quan hệ xuất khẩu và nhập khẩu;
– Hồ sơ và thủ tục để xác định cũng như thực hiện hoạt động xử lý không thu thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật trong trường hợp này sẽ được thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ tài chính về thủ tục hải quan, kiểm tra và giám sát hải quan, thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu, quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu và hàng hóa nhập khẩu.
Theo đó thì có thể nói, kho ngoại quan là một trong số các khu phi thuế quan. Vì vậy kho ngoại quan đem lại rất nhiều lợi ích cho chủ hàng vào đây cũng được xem là một trong những ưu điểm vượt trội của loại hình kho này. Theo đó thì kho ngoại quan sẽ không phải nộp thuế nhập khẩu. Tức là, chủ hàng xuất khẩu lô hàng đó sẽ không phải nộp thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật. Trường hợp này đem lại lợi thế cho chủ hàng nhất là khi lô hàng đó có mục đích để xuất khẩu đi các quốc gia khác. Do đó mà kiểm soát tốt nhất dòng tiền và tiết kiệm chi phí cũng như tiết kiệm thời gian trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính so với nhập khẩu và đưa vào kho thường
2. Quy định về thời hạn giữ hàng hóa tại kho ngoại quan:
Căn cứ theo quy định tại Điều 61 của Luật hải quan năm 2022 có quy định về hàng hóa gửi tại kho ngoại quan, các kho bảo thuế và các địa điểm thu gom hàng lẻ, cụ thể như sau:
– Hàng hóa được gửi trong kho ngoại quan sẽ cần phải tuân thủ theo quy định của pháp luật và được lưu giữ trong khoảng thời gian không quá 12 tháng kể từ ngày được gửi trong kho ngoại quan đó, trong trường hợp có lý do chính đáng thì sẽ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Cục hải quan đang quản lý kho ngoại quan gia hạn thêm một lần, tuy nhiên thời hạn gia hạn sẽ không được kéo dài quá 12 tháng;
– Các nguyên vật liệu được lưu giữ trong kho báo thuế theo quy định của pháp luật nhằm mục đích sản xuất hàng hóa xuất khẩu sang các quốc gia khác trên thế giới sẽ được bảo quản trong khoảng thời gian không quá 12 tháng được tính kể từ ngày gửi vào kho bảo thuế, trong trường hợp có lý do chính đáng theo yêu cầu của chu trình sản xuất thì sẽ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là chi cục trưởng Chi cục hải quan đang quản lý kho báo thuế gia hạn theo quy định của pháp luật, và thời gian gia hạn cũng phải phù hợp với chu trình sản xuất trên thực tế.
Đồng thời bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Mục 11 của Công văn 19046/BTC-TCHQ hướng dẫn thực hiện các quy định của
Theo đó thì có thể nói, hàng hóa gửi trong kho ngoại quan sẽ được lưu giữ trong khoảng thời gian không quá 12 tháng được tính kể từ ngày chuyển hàng hóa đó vào kho. Tuy nhiên nếu như có lý do chính đáng thì sẽ được Cục trưởng Cục hải quan đang quản lý kho ngoại quan gia hạn một lần, thời gian gia hạn sẽ không được phép kéo dài quá 12 tháng.
3. Quy định về điều kiện để thành lập kho ngoại quan:
Căn cứ theo quy định tại Điều 62 của Luật hải quan năm 2022 có quy định về điều kiện thành lập kho ngoại quan. Theo đó thì kho ngoại quan sát cần phải được đáp ứng những điều kiện sau đây:
– Kho ngoại quan được thành lập tại những địa bàn có khu vực sau: Cảng biển hoặc cảng hàng không dân dụng quốc tế, cảng xuất nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong khu vực nội địa, tại các khu vực cửa khẩu đường bộ hoặc ra đường sắt liên vận quốc tế, các khu vực công nghiệp hoặc khu công nghệ cao, các khu phi thuế quan và các khu vực khác theo quy định của pháp luật;
– Chủ thể có thẩm quyền đó là tổng cục trưởng Tổng cục hải quan sẽ có thẩm quyền ra quyết định thành lập và gia hạn thời gian hoạt động, thời gian tạm dừng và thời gian chấm dứt hoạt động đối với kho ngoại quan và địa điểm thu gom hàng lẻ;
– Chính phủ sẽ quy định chi tiết về việc thành lập và hoạt động của kho ngoại quan.
Theo đó thì có thể nói, kho ngoại quan sẽ được thành lập ở những nơi có khu vực sau:
– Cảng biển, cảng hàng không dân dụng quốc tế, cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa, cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế;
– Khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu phi thuế quan và các khu vực khác theo quy định của pháp luật;
– Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan là chủ thể có thẩm quyền quyết định thành lập, và quyết định gia hạn thời gian hoạt động, tạm dừng và chấm dứt hoạt động kho ngoại quan.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Hải quan năm 2022;
– Công văn 19046/BTC-TCHQ hướng dẫn thực hiện các quy định của
– Thông tư số