Ngành thủy sản Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức tự nhiên, trong đó có sự biến đổi khí hậu, tác động tiêu cực đến môi trường sống của các loài thủy sản. Tuy nhiên, đâu mới là khó khăn chính về tự nhiên đối với phát triển ngành thủy sản nước ta hiện nay? Bạn đọc hãy có thời gian theo dõi bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Khó khăn về tự nhiên đối với phát triển ngành thủy sản nước ta hiện nay:
A. Càng cá còn chưa đáp ứng được yêu cầu
B. Nguồn lợi thủy sản đang bị suy giảm
C. Trình độ của lao động còn chưa cao
D. Công nghệ chế biến chậm đổi mới
Đáp án: B. Nguồn lợi thủy sản đang bị suy giảm
Khó khăn về tự nhiên đối với phát triển ngành thủy sản nước ta hiện nay là nguồn lợi thủy sản đang bị suy giảm: Đây là một trong những thách thức lớn đối với ngành thủy sản Việt Nam, do sự cạn kiệt của các nguồn tài nguyên thủy sản tự nhiên.
Sự suy giảm nguồn lợi thủy sản ở Việt Nam đang diễn ra nhanh chóng, đặc biệt là ở các vùng ven bờ và các ngư trường trọng điểm.
Các loài có giá trị kinh tế cao như cá trích, tôm hùm, bào ngư và mực đang trở nên khan hiếm do khai thác quá mức và mất môi trường sống tự nhiên. Tỷ lệ cá tạp trong các mẻ lưới đánh bắt tăng lên đến 70%, cho thấy sự suy giảm chất lượng nguồn lợi thủy sản. Sự suy thoái của các hệ sinh thái gần bờ như rạn san hô và rừng ngập mặn cũng góp phần vào việc suy giảm nguồn lợi thủy sản.
Trữ lượng nguồn lợi thủy sản của Việt Nam đã giảm từ 5,07 triệu tấn (2011-2015) xuống còn 4,36 triệu tấn (2016-2019) theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Vậy B là đáp án đúng.
2. Vấn đề suy giảm của nguồn lợi thủy sản nước ta:
Nguyên nhân:
- Khai thác quá mức: Việc đánh bắt thủy sản không kiểm soát đã dẫn đến việc cạn kiệt nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là ở các vùng ven bờ và các ngư trường trọng điểm.
- Sử dụng phương pháp khai thác hủy diệt: Việc sử dụng chất nổ, xung điện và các công cụ khai thác không lựa chọn đã gây hại nghiêm trọng đến các hệ sinh thái gần bờ như rạn san hô và rừng ngập mặn.
- Ô nhiễm môi trường: Xả thải từ hoạt động kinh tế và sinh hoạt làm ô nhiễm môi trường sống của các loài thủy sản, ảnh hưởng đến sự phát triển và sinh sản của chúng.
- Suy thoái hệ sinh thái: Sự suy giảm của các hệ sinh thái như rạn san hô, rừng ngập mặn, và cỏ biển làm giảm đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy sản.
- Vi phạm pháp luật trong khai thác: Một số ngư dân vi phạm các quy định về kích thước mắt lưới và khu vực cấm đánh bắt để đáp ứng nhu cầu sinh kế, gây ảnh hưởng xấu đến nguồn lợi thủy sản.
Hậu quả:
- Cạn kiệt các loài hải sản có giá trị kinh tế, đặc biệt là ở vùng ven bờ, nơi nhiều loài quý hiếm đang bị đe dọa tuyệt chủng.
- Gây khó khăn cho đời sống của ngư dân khi họ phải đối mặt với nguy cơ mất nguồn thu nhập chính từ việc khai thác hải sản.
- Ảnh hưởng đến xuất khẩu, đặc biệt là khi Việt Nam nhận được cảnh báo “thẻ vàng” từ EU, điều này có thể làm giảm sự tin tưởng và hạn chế quyền tiếp cận thị trường quan trọng này.
Biện pháp:
- Tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến và tiêu thụ, nhằm tạo sự gắn kết và chia sẻ lợi nhuận, rủi ro giữa các bên liên quan.
- Phát triển các mô hình tổ chức kinh tế hợp tác, liên doanh, liên kết giữa doanh nghiệp chế biến và người nuôi, đặc biệt là trong các vùng nuôi công nghiệp sản xuất hàng hóa lớn.
- Xây dựng và kiện toàn hệ thống thú y thủy sản từ trung ương đến địa phương, đảm bảo sức khỏe cũng như chất lượng của nguồn lợi thủy sản.
- Thành lập các đoàn tàu công ích hoạt động trên các ngư trường trọng điểm để hỗ trợ các tổ hợp tác, hợp tác xã khai thác thủy sản hiệu quả.
- Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực thủy sản, bao gồm cả việc xây dựng trường đại học thủy sản và các cơ sở dạy nghề tại các vùng trọng điểm.
- Áp dụng khoa học công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng của sản phẩm thủy sản, đồng thời phát triển các mô hình nuôi trồng thủy sản bền vững.
- Đổi mới thiết bị và công nghệ, đầu tư vào nâng cấp các nhà máy chế biến thủy sản để tăng năng suất, giảm chi phí sản xuất, bảo vệ môi trường.
- Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường trong nước và quốc tế, đặc biệt là các thị trường có tiềm năng và đang ký kết Hiệp định thương mại tự do.
- Đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm, áp dụng các chương trình quản lý chất lượng và công nghệ thông tin để phát triển các sản phẩm mới, giá trị cao từ nguyên liệu thủy sản.
3. Bài tập vận dụng liên quan kèm đáp án:
Câu 1: Đồng bằng sông Cửu Long có sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn nhất nước chủ yếu là do
A. Điều kiện khí hậu ổn định
B. Nhiều ngư trường trọng điểm
C. Nhiều bãi triều, diện tích mặt nước lớn
D. Vùng biển rộng, thềm lục địa nông
Đáp án: C. Nhiều bãi triều, diện tích mặt nước lớn
Giải thích:
Đồng bằng sông Cửu Long có sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn nhất nước ta chủ yếu là do: Đây là vùng có mặt nước nuôi trồng rất lớn từ các hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt đến các bãi triều, cửa sông nông…Ngoài ra còn do thời tiết, khí hậu tương đối ổn định, ít biến động.
Câu 2: Sự cố nào dưới đây ảnh hưởng nghiêm trọng nhất ngành nuôi trồng và đánh bắt hải sản nước ta?
A. Cơn bão số 2 tháng 8/2016
B. Xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long tăng cao năm 2015- 2016
C. Cơn bão số 5 tháng 9/2016
D. Công ty Formosa Hà Tĩnh xả thải trái phép ra biển tháng 4/2016
Đáp án: D. Công ty Formosa Hà Tĩnh xả thải trái phép ra biển tháng 4/2016
Giải thích:
Việc Công ty Formosa Hà Tĩnh xả thải trái phép ra biển vào tháng 4/2016 đã làm thiệt hại hết sức nặng nề về thủy sản của các tỉnh bắc Trung Bộ: vừa làm ô nhiễm môi trường vừa gây chết rất nhiều cá, sinh vật biển.
Câu 3: Một trong những yếu tố thúc đẩy sự phát triển của ngành thủy sản ở nước ta trong những năm qua là:
A. Các hiện tượng cực đoan của thời tiết, khí hậu
B. Hệ thống các cảng cá chưa đáp ứng được nhu cầu
C. Diễn biến về chất lượng môi trường ở một số vùng biển
D. Nhu cầu đa dạng của thị trường trong nước và quốc tế
Đáp án: D. Nhu cầu đa dạng của thị trường trong nước và quốc tế
Giải thích:
Mục 1, Sách giáo khoa trang 121 Địa lí 12 cơ bản.
Câu 4: Một trong những yếu tố gây khó khăn cho sự phát triển ngành thủy sản ở nước ta trong những năm qua là
A. Sự phát triển của công nghiệp chế biến thủy sản
B. Hệ thống các cảng cá chưa đủ đáp ứng nhu cầu
C. Nhu cầu ngày càng tăng của thị trường tiêu thụ thủy sản trong nước
D. Nhu cầu ngày càng tăng của thị trường quốc tế
Đáp án: B. Hệ thống các cảng cá chưa đủ đáp ứng nhu cầu
Giải thích:
Mục 1, Sách giáo khoa trang 121 Địa lí 12 cơ bản.
Câu 5: Ngư trường nào không được xác định là ngư trường trọng điểm?
A. Cà Mau – Kiên Giang
B. Thanh Hóa – Nghệ An
C. Hải Phòng – Quảng Ninh
D. Quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa
Đáp án: B. Thanh Hóa – Nghệ An
Giải thích:
Mục 1, Sách giáo khoa trang 120 Địa lí 12 cơ bản.
Câu 6: Một trong những ngư trường trọng điểm của nước ta?
A. Hải Phòng – Nam Định
B. Thái Bình – Thanh Hóa
C. Hải Phòng – Quảng Ninh
D. Nghệ An – Hà Tĩnh
Đáp án: C. Hải Phòng – Quảng Ninh
Giải thích:
Mục 1, Sách giáo khoa trang 120 Địa lí 12 cơ bản.
Câu 7: Ngư trường Cà Mau – Kiên Giang là một trong những ngư trường lớn nhất nước ta do khu vực này có
A. Các dòng hải lưu, thềm lục địa nông, nhiều cửa sông và bãi triều
B. Bờ biển khúc khuỷu, nhiều vũng vịnh, đầm phá
C. Các dòng hải lưu, nhiều cửa sông lớn, biển sâu
D. Bờ biển khúc khuỷu, hệ thống đảo ven bờ dày đặc
Đáp án: A. Các dòng hải lưu, thềm lục địa nông, nhiều cửa sông và bãi triều
Giải thích:
Ngư trường Cà Mau – Kiên Giang là một trong những ngư trường lớn nhất nước ta do khu vực này có các dòng hải lưu mang theo nhiều sinh vật phù du kéo theo đó là nguồn hải sản. Đồng thời, khu vực này cũng có thềm lục địa nông, nhiều cửa sông và bãi triều thuận lợi cho việc đánh bắt hải sản.
THAM KHẢO THÊM: