Khổ giới hạn của đường bộ là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực vận tải đường bộ mà không phải ai cũng hiểu rõ. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu khổ giới hạn của đường bộ là gì? Xử phạt chở hàng quá khổ?
Mục lục bài viết
1. Xe quá khổ là gì?
Xe quá khổ được hiểu như sau:
Theo Điều 9
– Có chiều dài của xe lớn hơn 20 mét hoặc lớn hơn 1,1 lần chiều dài toàn bộ của xe.
– Có chiều rộng lớn hơn 2,5 mét.
– Có chiều cao tính từ mặt đường bộ trở lên lớn hơn 4,2 mét (trừ xe chở container).
Đối với xe máy được sử dụng để thực hiện các công việc chuyên dùng có kích thước bao ngoài vượt quá kích thước tối đa cho phép như quy định được nêu cụ thể bên trên khi tham gia giao thông trên đường bộ được coi là xe quá khổ giới hạn.
Các chủ thể là những tổ chức, cá nhân là chủ phương tiện, người vận tải, người thuê vận tải hoặc các chủ thể là những người điều khiển phương tiện chỉ được lưu hành xe quá khổ giới hạn trên đường bộ khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện cơ bản như sau:
– Các chủ thể là những tổ chức, cá nhân có Giấy phép lưu hành xe quá khổ giới hạn do cơ quan có thẩm quyền cấp theo đúng quy định pháp luật hiện hành.
– Các chủ thể là những tổ chức, cá nhân tuân thủ các quy định được ghi trong Giấy phép lưu hành xe.
2. Khổ giới hạn đường bộ là gì?
Khổ giới hạn đường bộ được hiểu cơ bản chính là khoảng trống có kích thước giới hạn về chiều cao, chiều rộng của đường, cầu, phà, bến, hầm đường bộ để các xe kể cả hàng hóa xếp trên xe đi qua được an toàn theo đúng các quy định pháp luật.
Việc các phương tiện vi phạm khổ giới hạn đường bộ sẽ bị xử lý theo đúng các quy định của pháp luật hiện hành.
Chúng ta biết rằng, trong giai đoạn hiện nay, nhằm mục đích để có thể tiết kiệm thời gian với chi phí cạnh tranh nhất, đa số các đối tượng là những tài xế làm dịch vụ đều sẽ phải chở hàng quá tải, cồng kềnh để có thể mưu sinh với những chiếc xe máy, xe ba gác tự chế hay nhiều loại phương tiện khác có chi phí đầu tư thấp. Chính vì thế dù cho họ đã biết quy định xử phạt chở hàng quá tải nhưng để có thể thu hút khách hàng và kiếm được lợi nhuận cao các tài xế này vẫn cố gắng chở hàng càng nhiều càng tốt, lựa chọn các khung giờ và tuyến đường di chuyển ít có lực lượng cảnh sát giao thông giám sát để có thể tránh bị phạt.
Bên cạnh đó thì ta cũng thấy được rằng, có không ít người dân tận dụng phương tiện cá nhân như xe máy để thực hiện việc chở hàng quá khổ nhằm mục đích có thể tiết kiệm thời gian, công sức cũng như giúp giảm thiểu các chi phí vận chuyển. Tuy nhiên, hành động chở hàng quá khổ này gây nguy hiểm cực lớn cho chính người chở hàng cũng như các phương tiện tham gia giao thông khác. Vì vậy, chúng ta nhận thấy rằng, trong giai đoạn hiện nau, chở hàng cồng kềnh, quá tải là việc hoàn toàn không nên làm.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, cơ quan có thẩm quyền quy định tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ là Bộ giao thông vận tải.
3. Khổ giới hạn đường bộ là bao nhiêu?
Khổ giới hạn của đường bộ được quy định cụ thể tại Điều 5 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT ban hành ngày 07 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành với nội dung cụ thể như sau:
Thứ nhất: Về khổ giới hạn về chiều cao của đường bộ thì căn cứ theo loại đường và loại phương tiện khác nhau thì sẽ lại có quy định cụ thể về chiều cao xếp hàng hóa tương ứng sẽ được quy đinh cụ thể như sau:
– Theo loại đường:
+ Theo loại đường đối với đường cao tốc, đường cấp I, II, III, khổ giới hạn chiều cao của đường bộ là 4,75 mét.
+ Theo loại đường đối với đường cấp IV trở xuống khổ giới hạn chiều cao là 4,5 mét.
– Theo chiều cao xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ:
Theo chiều cao xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ đối với xe tải thùng hở không mui, hàng hóa xếp trên xe vượt quá chiều cao của thùng xe (theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc theo thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt) sẽ cần phải được chằng buộc, kê, chèn chắc chắn đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông trên đường bộ.
– Chiều cao xếp hàng hóa cho phép không vượt quá chiều cao theo quy định pháp luật, tính từ điểm cao nhất của mặt đường xe chạy trở lên, cụ thể như sau:
+ Đối với xe có khối lượng hàng hóa chuyên chở từ 5 tấn trở lên (ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe): chiều cao xếp hàng hóa hàng hóa cho phép không vượt quá 4,2 mét.
+ Xe có khối lượng hàng hóa chuyên chở từ 2,5 tấn đến dưới 5 tấn (ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe): chiều cao xếp hàng hóa cho phép không vượt quá 3,5 mét.
+ Xe có khối lượng hàng hóa chuyên chở dưới 2,5 tấn (ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe): chiều cao xếp hàng hóa cho phép không vượt quá 2,8 mét.
– Xe chuyên dùng và xe chở container: chiều cao xếp hàng hóa sẽ được tính từ điểm cao nhất của mặt đường xe chạy trở lên không quá 4,35 mét.
Thứ hai: Về khổ giới hạn chiều rộng của đường bộ.
Khổ giới hạn về chiều rộng của đường bộ theo quy định của pháp luật sẽ là giới hạn chiều rộng làn xe, khổ giới hạn về chiều rộng của đường bộ phụ thuộc vào cấp kỹ thuật của đường bộ và địa hình xây dựng tuyến đường.
Cụ thể, theo Điều 19, Thông tư 46/2015/TT-BGTVT của Bộ Giao thông và Vận tải thì chiều rộng và chiều dài xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi lưu thông trên đường bộ được quy định với nội dung cụ thể như sau:
” Điều 19. Chiều rộng và chiều dài xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi lưu thông trên đường bộ
1. Chiều rộng xếp hàng hóa cho phép trên phương tiện giao thông cơ giới đường bộ là chiều rộng của thùng xe theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc theo thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
2. Chiều dài xếp hàng hóa cho phép trên phương tiện giao thông cơ giới đường bộ không được lớn hơn 1,1 lần chiều dài toàn bộ của xe theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc theo thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và không lớn hơn 20,0 mét. Khi chở hàng hóa có chiều dài lớn hơn chiều dài của thùng xe phải có báo hiệu theo quy định và phải được chằng buộc chắc chắn, bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông trên đường bộ.
3. Xe chở khách không được phép xếp hàng hóa, hành lý nhô ra quá kích thước bao ngoài của xe.
4. Xe mô tô, xe gắn máy không được xếp hàng hóa, hành lý vượt quá bề rộng giá đèo hàng theo thiết kế của nhà sản xuất về mỗi bên 0,3 mét, vượt quá phía sau giá đèo hàng là 0,5 mét. Chiều cao xếp hàng hóa tính từ mặt đường xe chạy không vượt quá 1,5 mét.
5. Xe thô sơ không được xếp hàng hóa vượt phía trước và phía sau quá 1/3 chiều dài thân xe và không quá 1,0 mét; không được vượt quá 0,4 mét về mỗi bên bánh xe.”
4. Mức xử lý vi phạm đối với hành vi chở hàng vượt quá khổ giới hạn đường bộ:
Theo quy định tại Điều 24
– Đối với hành vi chở hàng hóa vượt quá chiều cao cho phép:
Theo quy định tại điểm b Khoản 4 Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính Phủ đối với hành vi người điều khiển xe chở hàng vượt quá chiều cao xếp hàng cho phép đối với xe ô tô tải (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) thì chủ thể đó sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
– Đối với hành vi chở hàng hóa vượt quá chiều rộng cho phép:
Theo quy định tại điểm b Khoản 2 Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính Phủ đối với hành vi chở hàng trên nóc thùng xe; chở hàng vượt quá bề rộng thùng xe; chở hàng vượt phía trước, phía sau thùng xe trên 10% chiều dài xe thì bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Bên cạnh các hình thức phạt tiền, các chủ thể khi chở hàng vượt quá khổ giới hạn đường bộ, theo quy định cụ thể tại điểm a khoản 9 Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính Phủ cũng quy định cụ thể về hình thức phạt bổ sung đối với hành vi vi phạm chở hàng quá chiều cao cho phép hoặc chở hàng hóa vượt quá chiều rộng thì các chủ thể sẽ đều bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
Căn cứ pháp lý sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 46/2015/TT-BGTVT của Bộ Giao thông và Vận tải.
– Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính Phủ.