Người dân nhận thấy cá nhân có thẩm quyền xử phạt đưa ra quyết định không đúng với quy định pháp luật thì cá nhân, tổ chức bị ảnh hưởng quyền có thể thực hiện khiếu nại hành vi vi phạm này. Vậy, người dân khiếu nại hành vi vi phạm pháp luật của cảnh sát giao thông được thực hiện như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Người dân có quyền khiếu nại hành vi vi phạm của Cảnh sát giao thông không?
– Quyền khiếu nại của người dân:
Cảnh sát giao thông trong quá trình thi hành công vụ nhưng có hành vi vi phạm pháp luật gây ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người dân thì dựa trên cơ sở mà pháp luật ghi nhận cá nhân có quyền lợi bị xâm phạm thực hiện việc khiếu nại hành vi của Cảnh sát giao thông. Trong Khoản 1 Điều 15 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 đã ghi nhận quyền được khiếu nại như sau: Cá nhân, tổ chức khi bị xử lý vi phạm hành chính có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Khi tiến hành giải quyết khiếu nại, khởi kiện nếu xét thấy việc thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính bị khiếu nại, khởi kiện sẽ gây hậu quả khó khắc phục thì người giải quyết khiếu nại, khởi kiện phải ra quyết định tạm đình chỉ việc thi hành quyết định đó theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, Theo quy định tại khoản 1 Điều 2
– Về hình thức khiếu nại:
Theo quy định tại khoản 1, Khoản 2 Điều 8
+ Trường hợp làm đơn khiếu nại thì cần đảm bảo nội dung như ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ của người khiếu nại; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại và đề xuất yêu cầu giải quyết của người khiếu nại; Kết thúc đơn phải được người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ để xác định nội dung, cam kết thông tin là đúng sự thực;
+ Trường hợp 2: Khiếu nại trực tiếp thì phải có người thực hiện trách nhiệm tiếp nhận khiếu nại, chủ dẫn người khiếu nại tiến hành viết đơn khiếu nại hoặc người tiếp nhận ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản. Kết thúc viết đơn thì bắt buộc người khiếu nại ký hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản thì mới đảm bảo giá trị về mặt nội dung và hình thức.
2. Người bị xử phạt có phải nộp phạt trước khi khiếu nại hành vi của Cảnh sát giao thông ?
Xét thấy việc áp dụng hành vi, quyết định của Cảnh sát giao thông là có căn cứ sai phạm nhưng cá nhân vẫn phải thực hiện nghĩa vụ của mình theo hành vi, quyết định đó và tiến hành khiếu nại. Dựa theo quy định tại Khoản 1 Điều 73 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, pháp luật cũng đã ghi nhận về việc thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính:
– Cá nhân, tổ chức khi nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì phải thực hiện quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày; Một số quyết định xử phạt vi phạm hành chính kéo dài thời hạn để cá nhân, tổ chức vi phạm thực hiện trong thời gian nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó;
– Trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì vẫn phải chấp hành quyết định xử phạt, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 15 của Luật này. Việc khiếu nại, khởi kiện được giải quyết theo quy định của pháp luật.
– Việc thực hiện quyết định xử phạt phải nằm trong sự giám sát của người có thẩm quyền xử phạt đã ra quyết định xử phạt. Cá nhân này có trách nhiệm thông báo kết quả thi hành xong quyết định để cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính cập nhật thông tin vào hệ thống của Bộ Tư pháp, cơ quan tư pháp địa phương.
Như vậy, nếu không đồng tính với quyết định xử lý của Cảnh sát giao thông thì cá nhân, tổ chức có hành vi được cho là vi phạm vẫn phải thực hiện nộp phạt, sau đó thực hiện quyền khiếu nại của mình.
3. Trình tự thủ tục khiếu nại hành vi vi phạm cảnh sát giao thông:
3.1. Quy định pháp luật về trình tự khiếu nại:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Khiếu nại năm 2011 về trình tự khiếu nại thì:
Nhận thấy có căn cứ chứng minh quyết định định hành chính, hành vi hành chính của người có thẩm quyền ban hành đang trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người dân thì cá nhân, tổ chức thực hiện khiếu nại . Số lần khiếu nại có thể lên tới 2 lần. Trong trường hợp khiếu nại không thành thì có thể lựa chọn khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính;
Khi tiếp nhận đơn khiếu nại lần đầu của người dân, việc giải quyết đơn khiếu nại chưa ổn thỏa hoặc đã quá thời hạn quy định mà vấn đề này vẫn chưa được giải quyết thì tiến hành khiếu nại lần hai. Việc khiếu nại lần hai sẽ gửi đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính;
Trên thực tế, có những vụ việc khiếu nại lần hai đã được người dân thực hiện nhưng người khiếu nại vẫn không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc thời hạn theo quy định để giải quyết khiếu nại đã hết mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Theo quy định trên, khi có căn cứ cho rằng quyết định xử phạt của cảnh sát giao thông là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người bị xử phạt có quyền khiếu nại quyết định xử phạt đó.
3.2. Trình tự, thủ tục khiếu nại lần đầu quyết định xử phạt của Cảnh sát giao thông:
Theo quy định Mục 2 Chương 3 Luật Khiếu nại năm 2011 thì trình tự, thủ tục khiếu nại quyết định xử phạt của cảnh sát giao thông như sau:
Bước 1. Tiếp nhận đơn khiếu nại từ người dân
Cơ quan có thẩm quyền nhận đơn của người dân thì không quá 10 ngày phải tiến hành xem xét, xử lý:
– Nếu yêu cầu giải quyết khiếu nại không nằm trong trường hợp không thuộc một trong các trường hợp các khiếu nại không được thụ lý giải quyết quy định tại Điều 11 Luật Khiếu nại năm 2011 thì người có thẩm quyền có trách nhiệm giải quyết khiếu nại lần đầu;
Việc chấp thuận được thể hiện bằng văn bản và nhanh chóng thông báo người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp biết;
– Trường hợp không thụ lý giải quyết thì phải nêu rõ lý do.
Bước 2. Xử lý khiếu nại
Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thực hiện các công việc:
– Xác minh kỹ về nội dung khiếu nại;
– Tiến hành tổ chức đối thoại để các bên trao đổi thông tin;
– Áp dụng biện pháp khẩn cấp (nếu cần);
– Ban hành quyết định giải quyết khiếu nại.
Bước 3. Gửi quyết định giải quyết khiếu nại
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định giải quyết khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu có trách nhiệm gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại, thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người giải quyết khiếu nại hoặc người có thẩm quyền, người có quyền, nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân đã chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp.
3.3. Trình tự, thủ tục thực hiện khiếu nại lần hai đối với quyết định xử phạt của cảnh sát giao thông:
Cá nhân, tổ chức sau khi có đơn yêu cầu giải quyết khiếu nại lần đầu mà đã quá thời hạn giải quyết, hoặc đơn khiếu nại được giải quyết nhưng không đồng tình với việc xử lý thì trong thời gian không quá 30 ngày kể từ thời điểm trên sẽ tiến hành khiếu nại lần hai; đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày
Đáng lưu ý: Trường hợp khiếu nại lần hai thì người khiếu nại phải gửi đơn kèm theo quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, các tài liệu có liên quan cho người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai.
Bước 1. Tiếp nhận khiếu nại
Thời gian để cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện trách nhiệm này trong thời gian theo luật định là không vượt quá 10 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại thuộc thẩm quyền:
– Đầu tiên, xem xét về trường hợp thực hiện khiếu nại có nằm trong điều khoản quy định trường hợp không được thụ lý giải quyết khiếu nại được quy định tại Điều 11 Luật Khiếu nại năm 2011. Nếu đủ điều kiện, có căn cứ giải quyết thì người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai phải thụ lý giải quyết; tiến hành thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp biết;
– Việc từ chối thụ lý giải quyết phải nêu được rõ lý do chính đáng.
Việc giải quyết khiếu nại lần hai có thể được thành lập Hội đồng tư vấn để tham khảo ý kiến để sao cho đảm bảo quyền lợi, sự công bằng cho công dân.
Bước 2. Xử lý khiếu nại
Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thực hiện các công việc:
– Trực tiếp tiến hành xác minh nội dung khiếu nại, tìm hiểu rõ nguồn gốc câu chuyện dẫn đến quyết định xử phạt, dấu hiệu cho thấy sự sai phạm;
– Thực hiện đối thoại;
– Áp dụng biện pháp khẩn cấp (nếu cần);
– Khi nắm bắt được thông tin, nội dung sự việc một cách đầy đủ, khách quan thì ban hành quyết định giải quyết khiếu nại.
Thực hiện khiếu nại cần đảm bảo theo đúng thời hạn giải quyết đó là không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; Nếu một số vụ việc có tính chất phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý.
Cân nhắc thêm ở những khu vực vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 70 ngày, kể từ ngày thụ lý.
Bước 3. Gửi, công bố quyết định giải quyết khiếu nại
Người giải quyết khiếu nại trong thời gian là 07 ngày, kể từ ngày có quyết định giải quyết khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần hai thì phải gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu, người có quyền, nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển khiếu nại đến.
Các văn bản pháp luật được sử dụng:
– Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012;
– Luật Khiếu nại năm 2011;