Thực tế có nhiều trường hợp vay mượn nhau nhưng lại không có khả năng trả nợ dẫn đến vỡ nợ. Vậy khi vỡ nợ nên làm gì? Bị vỡ nợ có phải đi tù không?
Mục lục bài viết
1. Khi vỡ nợ nên làm gì?
Hiện nay, tâm lý chung của người vỡ nợ chính là bế tắc, tuyệt vọng, stress, hoảng loạn, không biết nên làm gì. Bởi vì tâm lý của những người này thường mang xu hướng cực kỳ tiêu cực, có xu hướng trốn chạy, không muốn giao tiếp với người khác. Dưới đây là một số chia sẻ với bạn khi bị vỡ nợ cần làm gì?
– Liệt kê các khoản nợ đang còn:
Thông thường với những trường hợp vỡ nợ là do số nợ quá lớn và thường là vay mượn từ nhiều người, nhiều nơi. Chính vì vậy, việc cần thiết đó là liệt kê, hệ thống lại và lên danh sách các chủ nợ, khoản nợ cụ thể tương ứng; qua đó có thể cân nhắc, xem xét xem khoản nào cần trả nợ ngay lập tức, khoản nào có thể trả dần dần được. Việc làm này cũng giúp ích trong việc lên phương án để trả nợ một cách tốt nhất. Ví dụ đối với các khoản vay ngân hàng, vay tín dụng đen, vay có lãi suất nên thu xếp trả càng sớm càng tốt vì nếu càng để lâu, phát sinh lãi cũng như trách nhiệm càng lớn. Đối với từ gia đình hay người thân thì có thể chậm trễ hơn, hoặc thậm chí là có thể thương lượng với các chủ nợ để xin trả từ từ, trả chậm hơn dự kiến. Việc lên danh sách khoản nợ sẽ giúp bạn xác minh được các vấn đề, thay vì cứ đợi chủ nợ đòi thì trả sẽ khiến người đã đang bế tắc vì vỡ nợ lại càng rối và dễ rơi vào tình trạng các khoản nợ lớn “đẻ” lãi suất quá cao khiến nợ càng thêm nợ.
– Chủ động thương lượng với “chủ nợ”
Trên thực tế thì khi một người đã cho bạn mượn tiền có nghĩa là họ có lòng tin ở bạn, chính vì thế trong thời điểm gặp khó khăn bạn có thể thử chủ động liên hệ và thương lượng với “chủ nợ” về việc xin trả chậm, trả góp, trả dần thay vì cứ mặc kệ để họ tới đòi thì khi đó mọi chuyện sẽ khó xử lý và gây mất lòng tin ở nhau.
Cần lưu ý khi thương lượng với chủ nợ, bạn nên cam kết tới thời điểm nào có thể trả nợ, hoặc trả trong bao nhiêu lâu, hoặc thế chấp những tài sản còn sót lại.
– Chủ động tìm kiếm sự giúp đỡ
Thay vì chạy trốn hoảng loạn thì bạn nên bình tĩnh suy nghĩ và tìm kiếm sự giúp đỡ. Suy nghĩ ai là người có thể giúp đỡ bạn lúc này? Trường hợp này, hãy thử nói chuyện với gia đình vì họ đều là những người thân thiết nhất, khi bạn gặp một vấn đề khó khăn thì họ sẽ thường sẽ hỗ trợ, giúp đỡ bạn mọi cách có thể trong khả năng.
Trong trường hợp gia đình cũng khó khăn không thể giúp đỡ thì bạn có thể nhờ đến sự hỗ trợ từ bạn bè thân thiết hoặc những người mà bạn đã từng giúp đỡ.
Một trường hợp khác, người có thể giúp đỡ bạn chính là chủ nợ của bạn. Không ai có thể mong muốn bạn trả nợ hơn là chủ nợ. Bạn cũng có thể làm việc trực tiếp cho những người này để trả nợ dần, trừ trực tiếp vào lương.
2. Bị vỡ nợ có phải đi tù không?
Theo quy định hiện nay thì vay nợ là quan hệ dân sự phổ biến trong xã hội, được điều chỉnh bởi
– Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ số tiền tiền khi đến hạn; nếu trường hợp tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
– Như vậy, trả nợ khi đến hạn đó là nghĩa vụ bắt buộc của người đi vay. Tuy nhiên, nếu trường hợp bên vay không có khả năng trả nợ khi đến hạn vì lý do bất đắc dĩ nào đó chẳng hạn như phá sản, làm ăn thua lỗ… thì pháp luật cũng sẽ không truy cứu trách nhiệm hình sự.
– Theo quy định hiện nay thì việc truy cứu trách nhiệm hình sự chỉ diễn ra khi có hành vi phạm tội, tức hành vi cấu thành tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự, gây nguy hiểm cho xã hội và có lỗi.
Vậy, đối với trường hợp người vay dùng thủ đoạn gian dối để vay tiền sau đó trốn nợ thì mới bị xử lý hình sự.
3. Con nợ làm ăn thua lỗ không có tiền trả, phải làm sao?
Đối với trường hợp đến hạn thanh toán nhưng con nợ chẳng may làm ăn thua lỗ, đồng thời trong hợp đồng cũng không thỏa thuận kèm theo tài sản thế chấp thì có thể thấy là bên cho vay sẽ rất khó có cơ hội thỏa thuận để lấy lại tài sản.
Do đó, để đòi lại tài sản một cách hợp pháp, thì bên cho vay sẽ chỉ có thể khởi kiện đến
Theo đó, Tòa án sẽ ra một bản án phán quyết về nghĩa vụ trả nợ của bên vay. Nếu trường hợp bên vay tiền không tự nguyện chấp hành bản án thì bên cho vay tiền sẽ có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án cưỡng chế thi hành án.
Tuy nhiên, hai bên vẫn cũng có thể tự nguyện thỏa thuận theo phương thức trả nợ dựa trên nguyên tắc tự nguyện thi hành.
Kiện đòi tài sản hiện là biện pháp đòi nợ an toàn và hợp pháp duy nhất. Cho dù có khó đòi thế nào, thì bên cho vay cũng không nên làm loạn, dùng bạo lực hay thuê xã hội đen để đòi nợ. Việc thực hiện các hành vi trái pháp luật như đánh người hoặc thuê xã hội đen uy rất có thể sẽ biến bên cho vay từ chủ nợ thành tội phạm.
4. Bỏ trốn không trả nợ do bị vỡ nợ có bị xử phạt hành chính không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác như sau:
– Đối với một trong những hành vi sau đây thì sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng:
+ Đối với tộm cắp tài sản, xâm nhập vào khu vực nhà ở, kho bãi hoặc địa điểm khác thuộc quản lý của người khác với mục đích nhằm mục đích trộm cắp, chiếm đoạt tài sản;
+ Đối với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản;
+ Người nào dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng vẫn cố tình không trả;
+ Đối với trường hợp không trả lại tài sản cho người khác do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng nhưng sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản;
+ Người nào thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
– Đối với một trong những hành vi sau đây thì bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng:
+ Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của cá nhân, tổ chức, trừ trường hợp vi phạm các quy định tại điểm b khoản 3 Điều 21 Nghị định này;
+ Người nào dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác phải đưa tiền, tài sản;
+ Người nào gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới hoặc hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác;
+ Thực hiện mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm pháp luật mà có;
+ Người nào sử dụng, mua, bán, thế chấp, cầm cố trái phép hoặc chiếm giữ tài sản của người khác;
+ Thực hiện cưỡng đoạt tài sản nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
– Hình thức xử phạt bổ sung:
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với các hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 và các điểm a, b, c và đ khoản 2 Điều này;
+ Trục xuất của người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.
– Biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm c, d và đ khoản 2 Điều này;
+ Buộc phải trả lại tài sản do phải chiếm giữ trái phép đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm đ và e khoản 2 Điều này;
+ Buộc phải khôi phục lại các tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
Như vậy theo quy định trên thì đối với người vỡ nợ bỏ trốn sẽ bị xử phạt hành chính, cụ thể phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Ngoài bị phạt tiền còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung theo quy định trên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–
– Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.