Khi phạm tội hình sự, nếu đã bồi thường thiệt hại rồi thì có phạt tù nữa không? Quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 về những trường hợp khởi tố theo yêu cầu của bị hại.
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm các mối quan hệ mà luật Hình sự bảo vệ.
Mục lục bài viết
1. Những vấn đề chung về hành vi phạm tội
Hành vi phạm tội xảy ra không chỉ xâm hại đến những quan hệ do pháp luật hình sự bảo vệ mà còn xâm hại đến các quan hệ dân sự, nên có hai loại trách nhiệm được đặt ra khi giải quyết vụ án hình sự, đó là: Trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự. Có nghĩa là, khi giải quyết vụ án hình sự mà tội phạm xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản,… của cá nhân, tổ chức thì ngoài việc điều tra, truy tố, xét xử về hình sự, áp dụng, thi hành hình phạt đối với người phạm tội, các cơ quan tiến hành tố tụng còn phải giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại về vật chất và tinh thần cho cá nhân, tổ chức bị thiệt hại.
Nhìn chung đối với những hành vi phạm tội hình sự mà xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản,… của bị hại thì người phạm tội phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bị hại. Tuy nhiên trong thực tế, có những trường hợp việc khởi tố vụ án hình sự để truy cứu trách nhiệm người thực hiện hành vi phạm tội có thể gây thêm những tổn thất khác cho bị hại so với việc không khởi tố vụ án hình sự như: Gây thêm những tổn thất về tinh thần, làm lộ bí mật đời tư của bị hại, phá vỡ sự tha thứ, hòa giải và thỏa thuận bồi thường giữa các bên…
Chính vì vậy, pháp luật tố tụng hình sự quy định đối với một số trường hợp tội phạm xâm phạm sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người hoặc xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, không phải là tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng, tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không phải là rất lớn hoặc đặc biệt lớn, không có tình tiết định khung tăng nặng thì việc khởi tố vụ án chỉ có thể được thực hiện khi có yêu cầu khởi tố của bị hại hoặc người đại diện của họ.
Như vậy đối với một số trường hợp luật định thì khi người có hành vi phạm tội đã thực hiện biện pháp bồi thường thiệt hại và người bị hại hoặc người đại diện của họ không có đơn yêu cầu khởi tố thì người có hành vi phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự. Còn những hành vi phạm tội thỏa mãn cấu thành tội phạm tương ứng trong Bộ luật hình sự sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự và phải bồi thường thiệt hại cho bị hại tương ứng với thiệt hại mà hành vi phạm tội gây ra.
Bên cạnh đó việc bị cáo có phải chịu hình phạt là hình phạt tù có thời hạn hay không thì còn tùy thuộc vào tính chất, mức độ phạm tội cụ thể của từng vụ án mà khi đó Hội đồng xét xử sẽ có những phán quyết tương xứng.
2. Quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 về những trường hợp khởi tố theo yêu cầu của bị hại
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 có quy định về những trường hợp vụ án hình sự chỉ khởi tố khi có yêu cầu của bị hại. Cụ thể:
Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định về việc khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại. Theo đó chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.
Trong trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát,
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định có 10 tội phạm thuộc trường hợp chỉ được khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại, gồm khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự năm 2015. Chủ thể có quyền yêu cầu khởi tố là bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của bị hại.
2.1. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
Theo Khoản 1 Điều 134
2.2. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
Theo Khoản 1 Điều 135 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh thì người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2.3. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội
Theo Khoản 1 Điều 136 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội thì Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2.4. Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thì người nào vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
Theo Khoản 1 Điều 138 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thì người nào vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2.5. Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính
Theo Khoản 1 Điều 139 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính thì người nào vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
2.6. Tội hiếp dâm
Theo Khoản 1 Điều 141 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về Tội hiếp dâm thì người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lời dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc bằng thủ đoạn khác giao cấu hoặc bằng thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
2.7. Tội cưỡng dâm
Theo Khoản 1 Điều 143 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về Tội cưỡng dâm thì người nào dùng mọi thủ đoạn khiến người lệ thuộc mình hoặc người đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu hoặc miễn cưỡng thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2.8. Tội làm nhục người khác và Tội vu khống
Theo Khoản 1 Điều 155 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về Tội làm nhục người khác thì người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Theo Khoản 1 Điều 156 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về Tội vu khống thì người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm: a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác; b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.
2.9. Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
Theo Khoản 1 Điều 226 quy định về Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp thì người nào cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam, thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
3. Khi phạm tội hình sự, nếu đã bồi thường thiệt hại rồi thì vẫn có thể bị phạt tù
Đối với những trường hợp khởi tố vụ án theo yêu cầu của bị hại theo Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 thì nếu bị hại làm đơn bãi nại thì vụ án sẽ không bị khởi tố và không đặt ra việc thi hành án trong đó bao gồm việc chấp hành hình phạt tù. Như vậy trong trường hợp này, chỉ đặt ra vấn đề đó là người phạm tội tiến hành bồi thường thiệt hại cho bị hại tương xứng với hậu quả do hành vi phạm tội của mình gây ra.
Còn đối với những trường hợp khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại nhưng người bị hại không viết đơn bãi nại và những trường hợp phạm tội khác nếu thỏa mãn cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 thì vụ án vẫn bị khởi tố theo thủ tục tố tụng hình sự.
Bên cạnh đó vấn đề bồi thường dân sự vẫn đặt ra trong trường hợp bị hại bị thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm hay tài sản,… Còn người phạm tội có phải chấp hành hình phạt tù có thời hạn hay không còn tùy thuộc vào khung hình phạt tương xứng với từng hành vi phạm tội và phụ thuộc vào nhận định, quyết định hình phạt của Hội đồng xét xử trong từng vụ án cụ thể. Như vậy, khi phạm tội hình sự, nếu đã bồi thường thiệt hại rồi thì vẫn có thể bị phạt tù.
Tóm lại, khi phạm tội hình sự thì có trường hợp đã bồi thường thiệt hại rồi thì không phải chấp hành hình phạt tù, nhưng có trường hợp thì vẫn có thể bị phạt tù. Cụ thể, nếu phạm các tội khởi tố theo yêu cầu bị hại, đã bồi thường thiệt hại và được bị hại viết giấy bãi nại đề nghị không khởi tố thì sẽ không đặt ra vấn đề về trách nhiệm hình sự và hình phạt. Mặt khác nếu bị hại vẫn đề nghị khởi tố, và nếu phạm các tội phạm khác mà khung hình phạt tương xứng với hành vi đó có hình phạt tù thì dù đã bồi thường thiệt hại thì người phạm tội vẫn có thể phải chịu hình phạt tù có thời hạn.