Hiện nay có rất nhiều trường hợp, ông bà phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng đối với những người cháu của mình. Vậy câu hỏi đặt ra: Khi nào thì ông bà sẽ phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu theo đúng quy định của pháp luật?
Mục lục bài viết
1. Quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của ông bà đối với cháu:
Luật hôn nhân gia đình hiện nay đã có những quy định cụ thể và rõ ràng về chế định quyền và nghĩa vụ của ông bà đối với cháu. Vì xét trên phương diện bản chất thì ông bà và cháu cũng có mối quan hệ máu mủ với nhau. Vậy cho nên họ hoàn toàn phát sinh các quyền và nghĩa vụ hợp pháp. Căn cứ theo quy định tại Điều 107 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 hiện nay, có ghi nhận về nghĩa vụ cấp dưỡng, cụ thể như sau:
Nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ được thực hiện giữa những người trong quan hệ huyết thống với nhau ví dụ như: giữa cha mẹ và con, giữa anh chị em ruột với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại với những người cháu của mình, giữa cô, dì, chú, bác cậu ruột với cháu ruột của họ, và giữa vợ với chồng theo đúng quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình. Đồng thời thì nghĩa vụ cấp dưỡng này không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác vì nó gắn liền với nhân thân của mỗi con người và không thể chuyển giao cho các chủ thể khác thực hiện thay. Trong những trường hợp mà người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh thực hiện nghĩa vụ theo đúng quy định của pháp luật thì theo yêu cầu của các chủ thể là cá nhân và cơ quan tổ chức được quy định tại Điều 119 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 hiện nay, cơ quan nhà nước có thẩm quyền là tòa án sẽ buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo đúng quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.
Bên cạnh nghĩa vụ cấp dưỡng thì pháp luật hiện nay còn ghi nhận ông bà có các quyền và nghĩa vụ khác đối với cháu của mình. Quyền và nghĩa vụ của ông bà không chỉ dừng lại ở việc cung cấp cơm áo gạo tiền cho những người cháu mà còn phải xây dựng và duy trì một mối quan hệ tình cảm tốt đẹp giữa ông bà với cháu. Ông bà cần phải tạo điều kiện cho cháu phát triển toàn diện và phải có trách nhiệm trong việc hỗ trợ cháu hình thành nhân cách, có trách nhiệm trong việc giáo dục và rèn luyện phẩm chất đạo đức của những người cháu. Ông bà nội ngoại cần phải tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật liên quan đến chế định hôn nhân và gia đình trong việc chăm nom và nuôi dưỡng cháu của mình. Nếu không thực hiện đúng nghĩa vụ thì ông bà có thể chịu trách nhiệm trước pháp luật và bị yêu cầu bồi thường thiệt hại theo chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Đối với trường hợp có tranh chấp liên quan đến các quyền và nghĩa vụ của ông bà đối với cháu thì các bên có thể ngồi lại thỏa thuận với nhau để tìm ra hướng giải quyết phù hợp với ý chí của hai bên và phù hợp về mặt đạo đức, còn nếu như hai bên không thể thỏa thuận được thì có thể giải quyết thông qua con đường tòa án hoặc trọng tài gia đình. Như vậy thì có thể nói, quyền và nghĩa vụ của ông bà đối với cháu hiện nay đã được pháp luật ghi nhận vô cùng cụ thể và rõ ràng, trong đó rõ nét nhất là quan hệ cấp dưỡng.
2. Khi nào thì ông, bà phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu?
Hiện nay theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình thì đã có những quy định cụ thể về các mối quan hệ nảy sinh nghĩa vụ cấp dưỡng theo như đã phân tích ở trên. Theo đó thì nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha mẹ và con, giữa những người anh chị em ruột với nhau … giữa ông bà nội ngoại với những người cháu của mình. Như vậy thì có thể thấy nghĩa vụ cấp dưỡng không chỉ đặt ra giữa cha mẹ với con, mà ông bà nội và ông bà ngoại cũng có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu theo đúng quy định của pháp luật. Hiện nay nhiều người đặt ra câu hỏi: Khi nào thì ông bà phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu? Để trả lời được câu hỏi này thì chúng ta cần phải tìm hiểu các quy định của pháp luật xoay quanh lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Cụ thể là căn cứ theo Điều 113 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 hiện nay có ghi nhận như sau:
Ông bà nội và ông bà ngoại không chung sống với những người cháu của mình sẽ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu theo đúng quy định của pháp luật trong trường hợp cháu chưa thành niên, hoặc ông bà nội và ông bà ngoại cũng sẽ phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu khi cháu đã thành niên nhưng không có khả năng lao động và không có tài sản để có thể tự nuôi chính bản thân mình và không có người cấp dưỡng theo quy định tại Điều 112 của Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 hiện hành.
Như vậy thì có thể thấy, nghĩa vụ cấp dưỡng của ông bà đối với cháu căn cứ theo điều luật nêu trên sẽ phát sinh trong hai trường hợp:
– Trường hợp cháu chưa thành niên;
– Trường hợp cháu đã thành niên tuy nhiên người cháu này không có khả năng lao động và cũng không có tài sản để có thể tự nuôi lấy chính bản thân mình khi họ không có người nuôi dưỡng theo quy định tại Điều 112 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014. Riêng đối với trường hợp không có người nuôi dưỡng theo quy định tại điều 112 luật hôn nhân gia đình thì có thể phát sinh những trường hợp cụ thể như sau:
Thứ nhất, trường hợp 1 trong 2 người cha hoặc mẹ qua đời. Tức là 1 trong 2 người cha hoặc mẹ qua đòi mà người còn lại vẫn còn sống và vẫn có khả năng lao động, vẫn có điều kiện để đi làm và chăm nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con cái thì nghĩa vụ cấp dưỡng của ông bà đối với cháu vẫn chưa phát sinh. Còn nếu Như trong trường hợp người còn lại là cha hoặc mẹ không có khả năng chăm sóc hoặc nuôi dưỡng, họ không có khả năng thu nhập và kinh tế và không có khả năng chăm nom con cái thì khi đó ông bà sẽ có nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng cháu cụ thể như sau: nếu như người cháu đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi chính bản thân mình thì ông bà tiếp tục cấp dưỡng cho cháu tới khi cháu có người nuôi dưỡng khác, còn nếu như trong trường hợp cháu chưa thành niên thì ông bà sẽ thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu tới khi cháu đã thành niên và có khả năng lao động cũng như có tài sản để tự nuôi lấy chính bản thân mình.
Thứ hai, trong trường hợp cả 02 cha mẹ của người cháu đều qua đời. Căn cứ theo quy định tại Điều 112 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014 hiện nay, và người cháu đó là con một trong gia đình thì ông bà không chung sống với cháu sẽ phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu cụ thể như sau: nếu như cháu chưa thành niên thì ông bà sẽ thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu tới khi cháu đã thành niên và cháu có khả năng lao động cũng như có tài sản để tự nuôi lấy chính bản thân mình, còn nếu như cháu đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi bản thân mình thì ông bà sẽ tiếp tục thực hiện hoạt động cấp dưỡng cho cháu cho tới khi cháu có người nuôi dưỡng khác theo đúng quy định của pháp luật.
Ngoài ra căn cứ theo Điều 116 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 có quy định về mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người làm giám hộ của người đó thỏa thuận dựa vào thu nhập và khả năng thực tế của người cấp dưỡng cũng như nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng, nếu như các bên không thể thỏa thuận được mức cấp dưỡng thì sẽ yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án giải quyết. Vậy cho nên khi ông bà thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu, thì các bên có thể thỏa thuận mức cấp dưỡng với nhau, mặc dù vậy nhưng nhìn chung thì mức cấp dưỡng mà ông bà dành cho cháu sẽ chủ yếu phụ thuộc vào đạo đức và tình yêu thương của ông bà đối với người cháu nhiều hơn.
3. Quy định về chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng của ông bà đối với cháu:
Căn cứ theo quy định tại Điều 118 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014 hiện nay thì có ghi nhận về việc chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng của ông bà đối với cháu trong một số trường hợp sau đây:
– Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi lấy chính bản thân mình phù hợp với quy định của pháp luật;
– Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi của một gia đình khác, tức là khi đó họ đã có người nuôi dưỡng khác;
– Người cấp dưỡng nay đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng, hoặc người cấp dưỡng và người được cấp dưỡng qua đời thì khi đó quan hệ cấp dưỡng cũng sẽ đương nhiên chấm dứt vì nó gắn liền với nhân thân;
– Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn nay đã kết hôn theo đúng quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình;
– Hoặc một số trường hợp khác theo quy định của pháp luật hiện nay.
4. Hướng giải quyết khi xảy ra tranh chấp trong quan hệ cấp dưỡng giữa ông bà và cháu:
Khi xảy ra tranh chấp xoay quanh quan hệ cấp dưỡng (mà chủ yếu là mức cấp dưỡng) giữa ông bà và cháu thì có thể xem xét một số biện pháp đảm bảo quyền lợi của người cháu cũng như đảm bảo quyền lợi của ông bà mà vẫn tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật. Một số biện pháp pháp lý có thể được áp dụng trong trường hợp này cụ thể như sau:
Thứ nhất, thỏa thuận dựa trên ý chí của các chủ thể. Nếu ông bà và các bên liên quan có thể đạt được thỏa thuận về mức cấp dưỡng thì việc này cơ bản sẽ giúp cho tranh chấp giải quyết trong hòa bình và tự nguyện, thỏa thuận này lên được lưu giữ và có giá trị pháp lý để đảm bảo cho các bên đều phải tuân thủ.
Thứ hai, giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài. Trường hợp không thể đạt được thỏa thuận thì ông bà và các bên có liên quan có thể xem xét sử dụng trọng tài để giải quyết tranh chấp, quá trình trọng tài sẽ được thực hiện bởi một bên thứ ba đảm bảo tính vô tư và khách quan, để có thể đưa ra quyết định cuối cùng về mức cấp dưỡng cũng như đảm bảo tính giá trị pháp lý của các bên phải tuân thủ.
Thứ ba, giải quyết tại tòa án. nếu không thể giải quyết bằng con đường thỏa thuận hoặc trọng tài thì có thể đưa vụ việc đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án và đây sẽ được xem là sự lựa chọn cuối cùng. Tòa án sẽ lắng nghe quan điểm của các bên và thông qua bằng chứng chứng cứ để đưa ra những lập luận, từ đó đưa ra một phán quyết có tính rằng buộc buộc các bên cần phải tuân thủ.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.