Khi nào người lao động phải hoàn trả chi phí đào tạo cho doanh nghiệp? Trong trường hợp nào người lao động nghỉ việc mà phải hoàn trả chi phí đào tạo?
Trong trường hợp người lao động đang là người làm việc tại doanh nghiệp và được doanh nghiệp ký kết thực hiện hợp đồng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghề nghiệp. Việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề có thể được thực hiện trong nước hoặc ở nước ngoài; có thể sử dụng nguồn tài chính từ doanh nghiệp hoặc từ đối tác của doanh nghiệp tài trợ, đều phải ký hợp đồng đào tạo nghề. Để tránh tình trạng người lao động sau khi dược đào tạo bỏ doanh nghiệp đi làm việc cho doanh nghiệp khác hoặc ra thành lập cơ sở sản xuất kinh doanh tạo nên sự cạnh tranh với chính doanh nghiệp đã đào tạo người lao động.
Để xác định rõ trách nhiệm giữa hai bên, tránh việc người sử dụng lao động yêu cầu bồi thường quá các chi phí đào tạo
Mục lục bài viết
1. Khái quát về người lao động và nghĩa vụ của người lao động
Căn cứ vào khoản 1 Điều 3
Theo quy định của pháp luật người lao động được bảo vệ bởi các quyền được thực hiện trong quan hệ lao động nhưng bên cạnh đó là phải thực hiện các nghĩa vụ kèm theo như sau: Thực hiện
2. Khi nào người lao động phải hoàn trả chi phí đào tạo nghề cho người sử dụng lao động?
2.1. Chi phí đào tạo là gì?
2.2. Chi phí đào tạo trong quan hệ lao động
Căn cứ theo quy định tại Điều 62 Bộ luật lao động 2019 thì người lao động và người sử dụng lao động phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề trong trường hợp Người lao động được đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp trong thời gian lao động. Trong hợp đồng đào tạo nghề phải có nội dung theo quy định của luật bao gồm: về thời gian người lao động cam kết phải làm việc cho người sử dụng lao động sau khi được đào tạo, chi phí đào tạo và trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo của người lao động. Tuy nhiên, trên thực tế trong quan hệ lao động không phải lúc nào người sử dụng lao động và người lao động cũng ký hợp đồng đạo tạo nghề.
– Trường hợp thứ hai: Người sử dụng lao động và người lao động có ký kết hợp đồng đào tạo nghề theo Điều 62 Bộ luật lao động 2019 nhưng trong hợp đồng không có quy định cụ thể về trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo hoặc bồi thường do người lao động vi phạm cam kết về thời gian làm việc cho doanh nghiệp. Trong trường hợp này, người lao động sẽ không phải hoàn trả chi phí đào tạo hoặc bồi thường cho người sử dụng lao động nếu người lao động chấm dứt hợp đồng lao động theo đúng pháp luật hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo đúng quy định pháp luật
3. Quy định về mức chi phí đào tạo nghề mà NLĐ phải hoàn trả cho NSDLĐ
Căn cứ theo Khoản 3 Điều 62 Bộ luật lao động 2019 quy định về chi phí đào tạo nghề như sau: “3. Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian ở nước ngoài”.
Như vậy căn cứ theo quy định trên thì người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo trong hợp đồng đào tạo nghề, hoặc xác định mức chi phí mà người lao động phải hoàn trả người sử dụng lao động trong trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái quy định pháp luật ; chi phí đào tạo bao gồm: các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian ở nước ngoài
Tuy nhiên, trong thực tế cũng có những trường hợp trong hợp đồng đào tạo nghề có quy định mức bồi thường cao hơn mức chi phí đào tạo mà Người sử dụng lao động đã phải bỏ ra để đào tạo nghề cho Người lao động (bao gồm cả các khoản thiệt hại khác mà Người sử dụng lao động phải gánh chịu). Chẳng hạn, trong hợp đồng đào tạo nghề giữa Người sử dụng lao động và Người lao động có quy định trường hợp Người lao động nghỉ việc hoặc bị sa thải trong vòng 03 năm sau khi được đào tạo thì phải đền bù 150% tổng chi phí đào tạo cho doanh nghiệp. Vấn đề đặt ra là thỏa thuận về mức thiệt hại phải đền bù bao gồm cả các khoản thiệt hại khác ngoài chi phí đào tạo
Trên thực tiễn trong quá trình giải quyết tranh chấp về hợp đồng đào tạo nghề giữa người lao động và người sử dụng lao động thì các quy định về bồi hoàn chi phí đào tạo trong Bộ luật lao động hiện nay còn khá lỏng lẻo, chưa đủ ràng buộc người lao động. Để người lao động tôn trọng và thực hiện đúng cam kết về thời gian lao động cho doanh nghiệp sau khi được đào tạo thật sự không hề dễ dàng, bởi các quy định về việc chấm dứt hợp đồng và đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động tạo điều kiện cho người lao động nghỉ việc mà không phải bồi thường bất kì khoản chi phí này.