Một người có thể phạm một tội, nhưng cũng có thể phạm nhiều tội. Khi nào bị coi là phạm nhiều tội, điều đó cần phải có những tiêu chí nhất định để phân biệt. Tuy nhiên, vấn đề này cũng phụ thuộc vào nhận thức của con người về phạm nhiều tội như thế nào trong từng giai đoạn lịch sử và trong những điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau.
Trong lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam, Quốc triều hình luật (Bộ luật Hồng Đức/, Bộ luật chính thống của triều đại nhà Lê ở nước ta (1428- 1788) đã đề cập vấn đề phạm nhiều tội tại các Điều 426, Điều 427, Điều 428. Bộ luật chưa có quy phạm định nghĩa về phạm nhiều tội, nhưng đã thể hiện quan điểm trừng trị người phạm nhiều tội nặng hơn so với người phạm một tội. Điều 426 Bộ luật này quy định: “Những kẻ ăn cướp, thủ phạm thì xử chém, kẻ tòng phạm thì xử giảo; ngoài việc phải đền tang vật ăn cướp, điền sản phải sung công. Cướp của lại giết người, thì xử chém bêu đầu; tòng phạm xử chém; phải nộp tiền đền mạng và phải đền tiền tang vật gấp đôi trả cho nhà chủ bị cướp”.
Trong Hoàng Việt luật lệ (Luật Gia Long), vấn đề phạm nhiều tội được đề cập ở Điều 20 – Đồ lưu nhân hựu phạm tội (Người mắc tội lưu, đồ lại phạm tội) quy định: “Phàm trước phạm tội đã phát hiện, pháp quan chưa xử để kết tội, rồi lại phạm tội khác, thì cũng như hai tội bị phát hiện. Luật không áp dụng hai hình phạt, chỉ áp dụng phạt nặng cho một trong hai tội”. Theo quy định này, trường hợp phạm nhiều tội tuy không bị áp dụng hai hình phạt nhưng bị xử phạt nặng hơn so với trường hợp phạm một tội.
Trong Bộ hình luật An Nam xuất bản tại Sài Gòn năm 1962, khái niệm phạm nhiều tội được quy định tại Điều 61: “Khi nào một người phạm nhiều tội đại hình hoặc trừng trị mà vì các tội ấy phải bị truy cứu trong một lúc, gọi là nhiều tội đều phát”; nguyên tắc xử lý trường hợp phạm nhiều tội được quy định tại Điều 64: “Thuộc về tội đại hình hoặc trừng trị nhiều tội đều phát mà đích xác cả, theo như Điều 61 đã định thời chỉ lấy tội nặng hơn hết mà nghị xử, những người bị án phải chịu tất cả các khoản đền lại và thương tổn hại cho người bị thiệt hại”).
Dưới góc độ lý luận luật hình sự, ngay từ năm 1943, Tiến sĩ Lê Trung Chánh trong cuốn “Đại Nam hình pháp” đã đưa ra khái niệm phạm nhiều tội mà ông gọi là “lũy phạm” và phân biệt với khái niệm tái phạm như sau: “lũy phạm là phạm trong một thời gian nhiều tội, mà trong thời gian ấy chưa có án nào đã chung thẩm, đã thành bát canh cải rồi. Còn tái phạm là phạm tội đã có án chung thẩm rồi, đã thành bất canh cải rồi mà lại phạm một tội nữa”. Lý do cần phân biệt “tái phạm” với “lũy phạm”: “Bởi vì một người đã phạm tội, đã có án chung thẩm rồi, thế mà không sợ, lại còn phạm tội nữa, vậy pháp luật phải trừng trị kẻ bị tội tái phạm nặng hơn kẻ bị tội lũy phạm, vì những kẻ bị tội lũy phạm chưa có lệnh
Tu Về quan điểm xử lý trong trường hợp phạm nhiều tội, Tiến sĩ Lê Trung Chánh đã đưa ra ba loại ý kiến khác nhau đã gây tranh luận trong giới luật gia thời bấy giờ:
Ý kiến thứ nhất cho rằng, phải trừng phạt riêng từng tội, nghĩa là ai phạm 2, 3, 4-.. tội, thì bị phạt 2, 3, 4-.. hình phạt.
Theo quan điểm của ông Chánh, ý kiến này có hai điểm bất hợp lý: 1) làm như thế nhiều người bị khổ sai chung thân; 2) làm như thế trái với luân lý, ví dụ: một người bị giam ba năm và bị tội tử hình, không có lẽ bắt người đó giam ba năm trước khi thi hành tử hình.
Ý kiến thứ hai cho rằng, trường hợp phạm nhiều tội, mà chỉ phạt tội nặng nhất như luật hình sự Trung kỳ, Bắc kỳ là không hợp lý vì những tội nhẹ lại không bị trừng phạt, như vậy sẽ không công bằng. Theo quan điểm này, thì cả những tội nặng và những tội nhẹ đều phải bị trừng phạt thì mới bảo đảm công bằng.
Ý kiến thứ ba cho rằng, trong trường hợp phạm nhiều tội, thì nên phạt tội nặng nhất, rồi gia tăng tội. Nói cách khác, các tội khác chỉ là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Theo những luật gia ủng hộ quan điểm này, xử lý như vậy mới hợp lý và đây là cách mà các nước văn minh ở châu Âu đều áp dụng.
Trong cuốn “Hình luật giảng tập” của tác giả, cử nhân luật khoa Đàm Trung Mộc xuất bản năm 1961 tại Sài Gòn, trường hợp phạm nhiều tội được gọi là “phức số tội phạm” hay còn gọi là trường hợp “luỹ phạm”. Khái niệm lũy phạm được định nghĩa như sau: “luỹ phạm là trường hợp một người mà phạm nhiều tội một lượt, tội sau lại không cách tội trước bằng một bản án nhất định”.
Trong cuốn sách Hình luật được xuất bản năm 1972 tại Sài Gòn, phạm nhiều tội được gọi là “câu phát tội trạng” hay “canh hợp tội trạng”. Khái niệm phạm nhiều tội được định nghĩa như sau: “câu phát tội trạng hay canh hợp tội trạng, khi có nhiều vi phạm do một can phạm gây ra mà chưa có vi phạm nào bị kết án bằng một án nhất định”. Tác giả của cuốn sách này đã phân biệt phạm nhiều tội với tội phạm liên tục, tội phạm kéo dài ở chỗ, tội phạm liên tục, tội phạm kéo dài chỉ bị trừng trị một hình phạt, trong khi đó phạm nhiều tội mỗi tội trạng phải được áp dụng một hình phạt).
Sau cách mạng tháng Tám, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, lần đầu tiên trong lịch sử, nhân dân ta thực sự trở thành chủ nhân của đất nước. Trong lĩnh vực pháp luật, chúng ta đã bắt đầu xây dựng ngay luật hình sự phục vụ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đấu tranh với bọn tay sai và phòng, chống tội phạm. Tuy nhiên, trước khi pháp điển hóa hình sự năm 1985, chúng ta vẫn chưa đưa ra quy phạm định nghĩa chính thức về khái niệm phạm nhiều tội. Trong khi đó thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm trong thời kỳ này các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử đã gặp không ít các trường hợp phạm nhiều tội. Do chưa có quy định trong luật và thống nhất về mặt lý luận, nên trong thực tiễn xét xử việc quyết định hình phạt đối với trường hợp phạm nhiều tội cũng không thống nhất trong một thời gian dài.
Vào đầu những năm 80, lần đầu tiên trong các sách báo pháp lý của nước ta xuất hiện danh từ phạm nhiều tội và khái niệm phạm nhiều tội. Các tác giả của cuốn Hình luật xã hội chủ nghĩa do Trường cao đẳng kiểm sát xuất bản cho rằng: “Phạm nhiều tội là trường hợp một người phạm nhiều tội được nêu trong các điều luật khác nhau – tức không cùng một tội danh – mà trong thời gian phạm những tội ấy họ chưa bị xét xử và bị kết án một tội nào trong số các tội ấy”.
thao Trong khoa học luật hình sự thời gian này, các nhà luật học cũng chia phạm nhiều tội thành hai hình thức biểu hiện: thứ nhất, trường hợp một người thực hiện một hành vi phạm tội, nhưng hành vi đó lại thỏa mãn các dấu hiệu của nhiều cấu thành tội phạm khác nhau là “tổng hợp trừu tượng của phạm nhiều tội”; thứ hai, trường hợp một người thực hiện nhiều hành vi, mỗi hành vi cấu thành một tội phạm độc lập là “tổng hợp thực tế của phạm nhiều tội”.
Nghiên cứu luật hình sự của một số nước trên thế giới như Liên bang Nga, Nhật Bản, Thụy Điển, Cộng hòa Liên bang Đức… cho thấy, việc quy định về khái niệm phạm nhiều tội ở các nước rất khác nhau.
Trong Bộ luật hình sự của Liên bang Nga năm 1996, khái niệm phạm nhiều tội được quy định tại Điều 17: “Phạm nhiều tội là thực hiện hai hay nhiều tội phạm được quy định tại các điều khác nhau hoặc các khoản khác nhau của điều luật mà người phạm tội chưa bị kết án về một tội nào. Trong trường hợp phạm nhiều tội, người phạm tội chịu trách nhiệm hình sự về từng tội đã phạm theo điều hoặc khoản tương ứng của bộ luật này.
Cũng coi là phạm nhiều tội trường hợp một hành động (không hành động) có dấu hiệu của các tội được quy định tại hai hoặc nhiều điều của bộ luật này.
Nếu tội phạm vừa được quy định tại một quy phạm chung và một quy phạm riêng, thì không có phạm nhiều tội và người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy phạm riêng”.
Như vậy, với quy định trên, ngoài việc coi trường hợp kẻ phạm tội thực hiện hai hay nhiều tội phạm được quy định tại các điều khác nhau hoặc các khoản khác nhau của điều luật mà người phạm tội chưa bị kết án về một tội nào là trường hợp phạm nhiều tội, Bộ luật hình sự Nga còn nhấn mạnh đến trường hợp một hành động phạm tội có dấu hiệu của hai tội trở lên được quy định tại hai hoặc nhiều điều của Bộ luật hình sự thì cũng được coi là phạm nhiều tội. Đó chính là một hình thức biểu hiện của phạm nhiều tội (tổng hợp trừu tượng của phạm nhiều tội).
Bộ luật hình sự của Nhật Bản đã quy định сụ thể về phạm nhiều tội tại chương XI và 10 điều luật. Khái niệm phạm nhiều tội được quy định tại Điều 45: “Phạm nhiều tội là trường hợp một người thực hiện hai hoặc nhiều tội phạm mà đối với các tội đó chưa có bản án có hiệu lực pháp luật của
Luật hình sự của Nhật Bản cũng đề cập một hình thức biểu hiện của phạm nhiều tội, được quy định tại Điều 54: “Khi một hành vi cấu thành hai hoặc nhiều tội phạm riêng biệt hoặc khi một hành vi là phương tiện để thực hiện một tội phạm hoặc hành vi gây ra hậu quả của tội phạm đó cấu thành một tội phạm riêng biệt khác, thì hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt được quy định đối với các tội phạm đó sẽ được áp dụng”.
Luật hình sự của Thụy Điển không ghi nhận định nghĩa pháp lý về khái niệm phạm nhiều tội, nhưng quy định việc quyết định hình phạt đối với trường hợp phạm nhiều tội tại Điều 2 chương 26 – hình phạt tù.
Trong Bộ luật hình sự của Cộng hòa liên bang Đức, chế định phạm nhiều tội được quy định tại mục 5 chương 1- Bộ luật không có quy phạm định nghĩa về khái niệm phạm nhiều tội, nhưng lại quy định cụ thể về quyết định hình phạt đối với từng trường hợp biểu hiện của phạm nhiều tội.
Luật hình sự của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa chưa ghi nhận chính thức chế định nhiều tội phạm và cũng không có quy phạm định nghĩa về khái niệm phạm nhiều tội. Tuy nhiên, trong Bộ luật hình sự năm 1979 cũng như Bộ luật hình sự năm 1997, quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội đã được quy định tại Điều 69.
ở nước ta, trong
Nghiên cứu về chế định phạm nhiều tội chúng ta thấy rằng, phạm nhiều tội có các dấu hiệu đặc trưng cơ bản khác với các hình thức phạm tội khác. Các dấu hiệu đó là: 1) xác định việc một người đã có lỗi trong việc thực hiện từ hai tội trở lên; 2) các hành vi phạm tội đã được quy định tại các điều khác nhau trong Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự; 3) người phạm tội chưa bị xét xử về tội nào trong số các tội đó. Như vậy, chỉ khi nào có đầy đủ ba dấu hiệu cơ bản đó trong một trường hợp phạm tội cụ thể, thì trường hợp đó mới được coi là phạm nhiều tội.
Ví dụ: Ngày 26-11-1997, L M đến nhà anh Th mượn chiếc xe Win 100 nói là để đi dự đám cưới người bạn ở Phủ Lý, Hà Nam. Nhưng sau khi mượn được xe, M đem xe đến hiệu cầm đồ đặt lấy 4-000.000đ để tiêu xài. Sau khi tiêu hết số tiền trên, M đi đến phố H, nhìn thấy 3 chiếc xe máy dựng trước cửa số nhà 31, trong nhà có mấy người đang nói chuyện, uống nước, không ai để ý đến xe. Đứng quan sát một lúc, thấy sơ hở, M dắt một chiếc xe Cub 81 đi đến địa điểm cách số nhà 31 khoảng 500m dừng lại và dùng tuốc nơ vít tháo đèn ra, rút cầu chì và tháo biển số ném vào bụi cây bên đường. Sau đó, M đem xe đi tiêu thụ và bị cảnh sát giao thông bắt giữ. Trong trường hợp này, hành vi do M thực hiện đã thỏa mãn các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của phạm nhiều tội: 1) M đã phạm hai tội: tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội trộm cắp tài sản; 2) hai tội đó được quy định tại Điều 138, 139 Bộ luật hình sự năm 2017; 3) cả hai tội đó đều chưa bị Tòa án đưa ra xét xử.
Hiện nay, thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự đã nảy sinh vướng mắc đòi hỏi lý luận luật hình sự phải giải quyết, đó là: có phải là phạm nhiều tội hay không trường hợp các hành vi phạm tội do một chủ thể thực hiện được quy định trong các khoản khác nhau của một điều luật hay là chỉ coi là phạm nhiều tội những trường hợp khi các hành vi phạm tội do một chủ thể thực hiện được quy định trong các điều luật khác nhau ở Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự.
Về vấn đề này, hiện nay trong sách báo pháp lý nước ta và nước ngoài có hai quan điểm khác nhau:
Quan điểm thứ nhất, chỉ coi là phạm nhiều tội trường hợp các hành vi phạm tội do một chủ thể thực hiện được quy định trong các điều khác nhau tại Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự. Quan điểm này cho rằng khi một chủ thể thực hiện hai hành vi phạm tội được quy định trong cùng một điều luật thì chỉ phạm một tội của điều luật đó mà thôi.
Quan điểm thứ hai cho rằng, phạm nhiều tội bao gồm cả các trường hợp mà hành vi phạm tội do một chủ thể thực hiện được quy định trong các điều luật khác nhau trong các khoản khác nhau của một điều luật thuộc Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự.
Từ thực tiễn và lý luận khoa học hình sự, có thể nói rừng quan điểm thứ nhất không phù hợp với yêu cầu, nội dung thực tế của các điều luật quy định về tội phạm và không đáp ứng yêu cầu
đấu tranh đối với trường hợp phạm nhiều tội. Khi một người thực hiện các hành vi phạm tội được quy định trong các khoản khác nhau của điều luật thuộc Phần các tội phạm Bộ luật hình sự thì cần phải được coi là trường hợp phạm nhiều tội. Đó là những trường hợp mà mỗi hành vi phạm tội trong số đó mang tính chất của một hành vi phạm tội độc lập và không thuộc khái niệm phạm tội nhiều lần. Chẳng hạn: một người lợi dụng chức vụ quyền hạn cản trở việc tố cáo của người khác, đồng thời có hành vi trả thù người tố cáo thì bị xét xử theo hai tội được quy định tại khoản 1 Điều 166 và tại khoản 2 Điều 166 Bộ luật hình sự năm 2017 và hình phạt chung được quyết định trên cơ sở hình phạt đối với từng tội đó. Bởi vì, hành vi “cản trở” và hành vi “trả thù” là hai hành vi độc lập với nhau và cấu thành hai tội phạm khác nhau. Do đó quan điểm thứ hai phù hợp với thực tiễn đấu tranh phòng, chống các trường hợp phạm nhiều tội.
Từ sự phân tích ở trên, chúng ta có thể đưa ra khái niệm phạm nhiều tội như sau: phạm nhiều tội là trường hợp một chủ thể thực hiện hai tội phạm trở lên, mà những tội phạm đó được quy định tại các điều luật khác nhau hoặc các khoản khác nhau của một điều luật trong Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự, nhưng người phạm tội chưa bị xét xử về tội nào trong số các tội ấy.
Về các hình thức biểu hiện của phạm nhiều tội, trong sách báo pháp lý của nước ta và nước ngoài có nhiều quan điểm khác nhau. Theo quan điểm của nhà hình sự học Xô Viết A. M. Iakovlev, thì “phạm nhiều tội được phân chia thành hai dạng: phạm nhiều tội được liên kết bằng sự thống nhất của ý định phạm tội, và phạm nhiều tội không có sự liên kết của ý định phạm tội”). Trong hai dạng đó, dạng thứ nhất thể hiện tính nguy hiểm của nhân thân và hành vi người phạm tội, còn dạng thứ hai chỉ thể hiện tính nguy hiểm của nhân thân người phạm tội. Việc phân chia như vậy là có cơ sở, vì nó có ý nghĩa thực tiễn không chỉ đối với việc xem xét tính chất nguy hiểm cho xã hội của nhân thân và hành vi phạm tội của bị cáo, mà còn là căn cứ để phân biệt trường hợp phạm nhiều tội với các trường hợp phạm tội đơn nhất phức tạp.
Trong khoa học luật hình sự Việt Nam, nhiều nhà luật học nước ta có chung quan điểm thống nhất chia phạm nhiều tội thành hai dạng: phạm nhiều tội tổng hợp trừu tượng và phạm nhiều tội tổng hợp thực tế.
Trước hết, phạm nhiều tội tổng hợp trừu tượng chưa được quy phạm hóa trong Bộ luật hình sự nước ta và trong pháp luật hình sự của một số nước trên thế giới. Tuy nhiên, lý luận luật hình sự và thực tiễn xét xử ở các mức độ khác nhau cũng đã đề cập đến khái niệm phạm nhiều tội tổng hợp trừu tượng và xung quanh khái niệm này, hiện nay các nhà hình sự học trên thế giới vẫn còn một số quan điểm khác nhau:
Quan điểm thứ nhất của nhà hình sự học nổi tiếng người Nga GS. NF.Kuznhexôva cho rằng, “Phạm nhiều tội tổng hợp trừu tượng là trường hợp bằng một hành vi, chủ thể gây ra hai thiệt hại khác nhau cho hai khách thể tương ứng khác nhau”.
Quan điểm thứ hai của các nhà hình sự học nước Cộng hòa nhân dân Ba Lan và Bộ luật hình sự của Cộng hòa nhân dân Ba Lan không tán thành chế định phạm nhiều tội tổng hợp trừu tượng. Ví dụ: tại khoản 1 Điều 10 Bộ luật hình sự Cộng hòa nhân dân Ba Lan năm 1969 quy định: “Một hành vi phạm tội chỉ có thể cấu thành một tội”. Theo đó, các nhà hình sự học Ba Lan khi bình luận về vấn đề này đã viết rằng: một hành vi phạm tội không phụ thuộc vào số lượng hậu quả mà nó gây ra và không phụ thuộc vào số lượng các quy phạm mà nó vi phạm, đó chỉ có thể là một tội phạm mà thôi. Trên cơ sở đó, các quy định của pháp luật Ba Lan đã loại trừ cấu trúc phạm nhiều tội tổng hợp trừu tượng, bởi cho rằng đó là thứ cấu trúc mang tính chủ quan và coi tội phạm không phải là hiện tượng của thực tế khách quan, mà là sự đánh giá chủ quan của con người đối với những hành vi phạm tội nhất định dưới góc độ pháp luật hình sự
Quan điểm thứ ba của nhà hình sự học người Nga khác là Viện sĩ V. N. Kudriaxev thì cho rằng, “Phạm nhiều tội tổng hợp trừu tượng là trường hợp khi một hành vi phạm tội nếu được điều chỉnh bằng một quy phạm pháp luật hình sự thì không bao hàm đầy đủ được các dấu hiệu pháp lý cấu thành tội phạm đó. Nó chỉ có thể được đánh giá chính xác về mặt pháp lý bằng cách áp dụng hai hoặc nhiều hơn quy phạm pháp luật của Phần các tội phạm Bộ luật hình sự”.
Chúng tôi không đồng tình với quan điểm thứ nhất, bởi lẽ có những trường hợp một hành vi phạm tội gây ra thiệt hại cho đồng thời hai khách thể khác nhau, nhưng hành vi đó lại chỉ được điều chỉnh bằng một quy phạm pháp luật hình sự và vì vậy không xảy ra phạm nhiều tội tổng hợp trừu tượng. Vấn đề mấu chốt ở đây là bằng một hành vi phạm tội, bị cáo đã gây ra hai hay nhiều thiệt hại cho nhiều khách thể nhưng hành vi đó lại phải được điều chỉnh bằng hai điều luật trở lên của Phần các tội phạm Bộ luật hình sự. Ví dụ: hành vi dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản đồng thời xâm hại đến hai khách thể: đó là quan hệ nhân thân và quan hệ sở hữu, nhưng hành vi này chỉ được điều chỉnh bằng một quy phạm pháp luật hình sự (Điều 141 Bộ luật hình sự năm 2017), và do đó hành vi này chỉ phạm một tội, đó là tội cướp tài sản, nói cách khác ở đây không xảy ra trường hợp phạm nhiều tội tổng hợp trừu tượng.
Đối với quan điểm thứ hai, đây là một quan điểm không phù hợp với thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử. Bởi lẽ, phạm nhiều tội tổng hợp trừu tượng không phải hoàn toàn mang tính chủ quan, áp đặt mà là sự ghi nhận một thực tế khách quan, nếu một hành vi phạm tội mà chỉ áp dụng một điều luật thì không phản ánh hết các hành vi phạm tội của bị cáo, do đó cần thiết phải áp dụng hai điều luật để quyết định hình phạt đối với bị cáo, có như vậy mới không bỏ lọt tội phạm.
Ví dụ: hành vi làm chết người để nhằm thực hiện hành vi cướp tài sản của công dân là trường hợp một hành vi cấu thành hai tội. ở đây, bằng hành vi làm chết người cùng với ý định chiếm đoạt tài sản của nạn nhân đã cấu thành tội cướp tài sản của công dân. Trong trường hợp này, chủ thể đã thực hiện hai tội phạm độc lập với nhau, đó là tội giết người (Điều 123 Bộ luật hình sự 2017) và tội cướp tài sản (Điều 168 Bộ luật hình sự 2017). Nếu chỉ căn cứ vào Điều 168 Bộ luật hình sự để áp dụng hình phạt đối với bị cáo về tội cướp tài sản thì chưa bao hàm hết các hành vi phạm tội của bị cáo, vì vẫn còn hành vi giết người của bị cáo chưa bị xử phạt. Do đó, trong trường hợp này Tòa án phải áp dụng hai điều luật (Điều 123 và Điều 168 Bộ luật hình sự 2017) để xét xử bị cáo về hai tội là giết người và cướp tài sản là đúng và không bỏ lọt tội phạm.
Chúng tôi đồng tình với quan điểm thứ ba, bởi vì khi có một hành vi phạm tội nếu chỉ điều chỉnh bằng một quy phạm pháp luật hình sự thì không bao hàm đầy đủ được các dấu hiệu pháp lý của cấu thành tội phạm đó. Nó chỉ có thể được đánh giá chính xác về mặt pháp lý bằng cách áp dụng hai quy phạm pháp luật trở lên của Phần các tội phạm Bộ luật hình sự.
Như vậy, đặc trưng của phạm nhiều tội tổng hợp trừu tượng là ở chỗ, một hành vi phạm tội đồng thời thỏa mãn dấu hiệu của hai hay nhiều cấu thành tội phạm cụ thể và hành vi đó được điều chỉnh không chỉ bởi một quy phạm pháp luật hình sự, mà phải được điều chỉnh bởi hai quy phạm pháp luật hình sự trở lên được quy định trong Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự. Nói cách khác, trong trường hợp phạm nhiều tội tổng hợp trừu tượng, hành vi phạm tội đã thực hiện và những hậu quả do nó gây ra cho xã hội chỉ được đánh giá đúng đắn về mặt pháp lý hình sự khi chúng được điều chỉnh trong sự tổng hợp các quy phạm pháp luật hình sự.
Ví dụ: chiều ngày 14-5-1997, Quách Văn Th và Quách Văn C, mỗi người đem một khẩu súng AK lên rừng săn thú. Hai người săn được một con cầy hương đem về nhà Th làm thịt uống rượu. Sau đó, C tháo băng đạn AK ở súng của mình cầm về, còn súng gửi lại nhà Th. Còn lại một mình, Th vẫn tiếp tục uống rượu. Lúc này, hai vợ chồng Th cãi nhau, Th lấy băng tiếp đạn còn hai viên lắp vào khẩu súng của C rồi đi ra đường làng đe doạ mọi người. Nghe tin C say rượu, cầm súng đe doạ bắn người, anh Quách Văn V, xã đội phó, Quách Văn M và Bùi Văn Th đi tìm Th để lấy súng. Khi gặp Th đang cầm súng, Bùi Văn Th đã cầm dép ném vào ngực Th. Th cầm súng chĩa thẳng về hướng ba người bắn hai phát liên thanh làm anh V bị chết tại chỗ, anh M bị thương ở chân. Sau khi sự việc xảy ra, Th đã đến ủy ban nhân dân xã đầu thú. Trong trường hợp này, hành vi do Th thực hiện đã cấu thành hai tội: tội giết người (Điều 93 Bộ luật hình sự năm 2017) và tội sử dụng trái phép vũ khí quân dụng (Điều 230 Bộ luật hình sự năm 2017).
Thông thường, trong cấu thành tội phạm một tội cụ thể, hành vi phạm tội đã thu hút hết những tình tiết khách quan và chủ quan có ý nghĩa về mặt pháp lý hình sự của hành vi phạm tội đó. Nhưng cũng có những trường hợp một cấu thành tội phạm cụ thể chưa thu hút hết những tình tiết của hành vi phạm tội, tức là còn có những tình tiết có ý nghĩa về mặt pháp lý nằm ngoài cấu thành tội phạm và trong sự thống nhất với những tình tiết này, hành vi phạm tội (toàn bộ hoặc một phần) lại cấu thành một tội thứ hai. Ví dụ: hành vi đâm chết nạn nhân để lấy tài sản của họ là trường hợp một hành vi phạm tội cấu thành hai tội. Hành vi đâm (dùng vũ lực/ nhằm chiếm đoạt tài sản cấu thành tội cướp tài sản (Điều 168 Bộ luật hình sự năm 2017), nhưng cấu thành tội cướp tài sản lại chưa thu hút tình tiết hậu quả chết người do lỗi cố ý của hành vi phạm tội. Cùng với tình tiết hậu quả chết người và lỗi cố ý đối với hậu. quả đó, hành vi phạm tội đã cấu thành tội thứ hai – tội giết người (Điều 123 Bộ luật hình sự năm 2017). Đây là trường hợp một hành vi phạm tội đồng thời thỏa mãn dấu hiệu của hai cấu thành tội phạm cụ thể.
Theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Hoà một hành vi phạm tội cấu thành nhiều tội còn có thể xảy ra trong các trường hợp sau:
Một hành vi phạm tội vừa thỏa mãn một cấu thành tội phạm cụ thể này, vừa thỏa mãn một cấu thành của hành vi đồng phạm của một tội cụ thể khác. Ví dụ: nhân viên Hải quan đã nhận hối lộ của đối tượng buôn lậu để cho họ đưa hàng hóa, tiền tệ trái phép qua biên giới. Trong trường hợp này, hành vi phạm tội của nhân viên Hải quan vừa thỏa mãn các dấu hiệu của cấu thành tội nhận hối lộ (Điều 354 Bộ luật hình sự 2017), vừa thỏa mãn dấu hiệu của hành vi giúp sức trong tội buôn lậu (Điều 188 Bộ luật hình sự 2017).
Một hành vi phạm tội đồng thời thỏa mãn hai cấu thành của hai hành vi đồng phạm của hai tội khác nhau. Ví dụ: một người cố ý cho người khác mượn súng mà mình biết rõ người đó dùng để tước đoạt tính mạng của chủ tài sản nhằm chiếm đoạt tài sản của họ. Trong trường hợp này, hành vi phạm tội của người cho mượn súng đồng thời thỏa mãn các dấu hiệu của hành vi đồng phạm tội giết người (Điều 123 Bộ luật hình sự năm 2017) và hành vi đồng phạm tội cướp tài sản (Điều 168 Bộ luật hình sự năm 2017).
Một hành vi phạm tội còn có thể vừa thỏa mãn một cấu thành tội phạm cụ thể này và vừa thỏa mãn tình tiết định khung của một tội khác. Ví dụ: hành vi hành hung để tẩu thoát sau khi trộm cắp tài sản của công dân đã gây thương tích nặng cho chủ tài sản. Trong trường hợp này, hành vi hành hung vừa thỏa mãn các dấu hiệu của tội cố ý gây thương tích (Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2017), vừa thỏa mãn dấu hiệu của khung tăng nặng tội trộm cắp tài sản (khoản đ Điều 173 Bộ luật hình sự năm 2017).
Từ sự phân tích ở trên, dưới góc độ khoa học luật hình sự, có thể đưa ra định nghĩa khoa học của khái niệm phạm nhiều tội tổng hợp trừu tượng như sau: phạm nhiều tội tổng hợp trừu tượng là trường hợp khi một chủ thể thực hiện một hành vi nguy hiểm cho xã hội và hành vi đó cấu thành hai hoặc nhiều tội phạm được quy định tại các điều luật khác nhau trong Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự.
Cũng như phạm nhiều tội tổng hợp trừu tượng, phạm nhiều tội tổng hợp thực tế chưa được quy phạm hóa trong Bộ luật hình sự nước ta và trong pháp luật hình sự của một số nước trên thế giới. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu và các nhà thực tiễn đã đưa ra tiêu chí cụ thể về phạm nhiều tội tổng hợp thực tế. Các tiêu chí có tính đặc trưng của phạm nhiều tội tổng hợp thực tế là: chủ thể thực hiện hai hành vi phạm tội trở lên, mà những hành vi đó cấu thành những tội độc lập được quy định trong Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự.
Qua nghiên cứu các trường hợp phạm nhiều tội cho thấy, so với trường hợp phạm nhiều tội tổng hợp trừu tượng, phạm nhiều tội tổng hợp thực tế chiếm tỷ lệ rất cao. Chẳng hạn, việc nghiên cứu, khảo sát của tác giả các trường hợp phạm nhiều tội ở địa bàn tỉnh Thanh Hoá cho thấy, có tới gần 92% trường hợp phạm nhiều tội, kẻ phạm tội đã thực hiện hai hành vi phạm tội trở lên, các hành vi đó đều cấu thành những tội độc lập được quy định trong Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự và chỉ có hơn 8% số trường hợp phạm nhiều tội, người phạm tội đã thực hiện một hành vi phạm tội mà hành vi đó cấu thành hai tội độc lập trở lên.
Kết quả nghiên cứu ở địa bàn trên cũng cho thấy, trong trường hợp phạm nhiều tội tổng hợp thực tế, các hành vi phạm tội thường xảy ra ở những thời điểm khác nhau. Trong tổng số các trường hợp phạm nhiều tội tổng hợp thực tế, có tới 71,7% trường hợp phạm tội có sự khác nhau về thời gian, địa điểm, cũng như hoàn cảnh thực hiện tội phạm giữa các lần phạm tội. Chính sự khác nhau về thời gian, địa điểm, hoàn cảnh thực hiện tội phạm cho phép chúng ta phân biệt được những trường hợp phạm tội tổng hợp thực tế và những trường hợp phạm nhiều tội tổng hợp trừu tượng.
Từ sự phân tích ở trên, có thể rút ra nhận xét, trong trường hợp phạm nhiều tội tổng hợp thực tế, thông thường các hành vi phạm tội được thực hiện ở những khoảng thời gian khác nhau; khoảng thời gian cách nhau đó có thể dài hoặc không đáng kể, nhưng từng hành vi phạm tội phải có tính độc lập, cấu thành một tội phạm riêng biệt.
Ví dụ: Trịnh Thế T, Lê Đức H bàn nhau đi xin tiền “đểu” của học sinh để lấy tiền uống rượu. Chúng đón đường các em học sinh ở trước cổng trường phổ thông trung học H. Khi thấy em Th học sinh lớp 12 đi xe đạp vào trường, T nhảy lên xe Th, móc túi lấy 10.000 đồng, sau đó ôm H để Th móc nốt 20.000 đồng còn lại. Khi em Nguyễn Văn L vào can ngăn, thì T lấy kiếm cùng đồng bọn đuổi theo L vào trường gây lộn xộn, làm mất trật tự, ảnh hưởng tới việc dạy học của thầy trò trường H. Khi em L chạy vào lớp 12A1, T đuổi theo dùng kiếm chém nhiều nhát vào người L làm em bị thương. Khi L chạy lên khu vực Ban giám hiệu, T vẫn cầm kiếm đuổi theo chém nhiều nhát vào cửa sổ và dùng đá đập, làm hư hỏng số tài sản của nhà trường trị giá 600.000 đồng. Trong vụ án này, tên T và tên H đã phạm hai tội: tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170 Bộ luật hình sự năm 2017), tội gây rối trật tự công cộng (Điều 318 Bộ luật hình sự năm 2017), riêng tên T còn phạm thêm tội cố ý gây thương tích (Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2017).
Tuy nhiên, trong thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử có không ít những trường hợp phạm nhiều tội tổng hợp thực tế, khi các hành vi phạm tội được thực hiện cách nhau không đáng kể về mặt thời gian, thậm chí không cách biệt về mặt thời gian và có liên quan hữu cơ với nhau, nhưng tính chất độc lập của từng hành vi phạm tội rất rõ ràng.
Ví dụ: Nguyễn Văn H và Lê Văn C lúc đầu chỉ lấy xe ô tô của B để lái đi chơi, nhưng sau đó do C gợi ý, hai tên này đã lấy cắp radio và một số dụng cụ khác trong xe, rồi đốt xe để che giấu tội phạm. H và C đã thực hiện các hành vi cấu thành các tội độc lập: tội trộm cắp tài sản (Điều 173 Bộ luật hình sự năm 2017), tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 178 Bộ luật hình sự năm 2017). Trong trường hợp này, giữa các hành vi không có sự cách biệt về thời gian và có liên quan chặt chẽ với nhau, nhưng các hành vi phạm tội được thực hiện một cách độc lập, vì vậy trường hợp này phải được coi là phạm nhiều tội tổng hợp thực tế.
Từ sự phân tích như trên, dưới góc độ khoa học luật hình sự, chúng ta có thể đưa ra định nghĩa của khái niệm phạm nhiều tội tổng hợp thực tế như sau: Phạm nhiều tội tổng hợp thực tế là trường hợp khi một chủ thể thực hiện nhiều hành vi nguy hiểm cho xã hội độc lập với nhau, những hành vi đó cấu thành hai tội phạm trở lên được quy định tại các điều luật khác nhau hoặc tại các khoản khác nhau của một điều luật trong Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự.
Về mô hình lý luận luật hình sự, chúng tôi cho rằng, cần khắc phục nhược điểm cơ bản của chế định phạm nhiều tội là chưa ghi nhận định nghĩa pháp lý để quy định rõ ràng và chính thức về mặt lập pháp nội dung cơ bản của khái niệm phạm nhiều tội. Việc ghi nhận về mặt lập pháp khái niệm này sẽ là căn cứ pháp lý cho các cơ quan bảo vệ pháp luật đấu tranh có hiệu quả với các trường hợp phạm nhiều tội trong những điều kiện mới của tình hình tội phạm.