Hiện nay, vấn đề lương làm thêm giờ là câu chuyện được người lao động quan tâm. Khi nào lao động được nghỉ bù? Nghỉ bù tính lương thế nào? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây:
Mục lục bài viết
- 1 1. Nghỉ bù là gì?
- 2 2. Khi nào lao động được nghỉ bù?
- 3 3. Nghỉ bù sẽ được tính lương như thế nào?
- 4 4. Đi làm vào ngày nghỉ bù có được hưởng lương không?
- 5 5. Trường hợp người sử dụng lao động không trả tiền lương làm thêm giờ thì xử lý như thế nào?
- 6 6. Công ty không trả đủ tiền lương làm thêm giờ thì bị xử phạt như thế nào?
1. Nghỉ bù là gì?
Hiện nay, trong quy định của Bộ luật Lao động không có quy định cụ thể thế nào là nghỉ bù. Tuy nhiên, có thể hiểu nghỉ bù là việc người lao động được cho phép nghỉ trong một khoảng thời gian nhất định và những ngày nghỉ hằng tuần hay ngày lễ mà có đi làm thêm giờ hoặc trong trường hợp ngày nghỉ lễ trùng với ngày nghỉ hằng tuần.
2. Khi nào lao động được nghỉ bù?
Nghỉ bù theo quy định của
2.1. Nghỉ bù sau khi làm thêm giờ:
Về chế độ làm thêm giờ, tại Khoản 1 Điều 107 Bộ luật lao động năm 2019 có quy định:
– Đây là khoảng thời gian làm việc ngoài giờ làm việc bình thường chuẩn theo quy định của pháp luật, hay thỏa ước tập thể hoặc nội quy lao động.
Đồng thời tại Khoản 1 Điều 111 Bộ luật lao động năm 2019, thời gian nghỉ hằng tuần được quy định như sau:
– Người lao động được nghỉ tối thiểu ít nhất là 24 giờ liên tục vào mỗi tuần.
– Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần.
– Về ngày nghỉ hằng tuần, người sử dụng lao động có thể sắp xếp vào bất kể ngày nào trong tuần hoặc ngày Chủ nhật nhưng phải được ghi nhận vào nội quy lao động.
– Trường hợp ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết thì khi đó người lao động sẽ được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Theo như quy định trên, để bảo đảm cho người lao động có đủ sức khỏe, tinh thần tái tạo lại sức lao động, Bộ luật lao động có quy định về thời gian nghỉ ngơi của người lao động. Thời gian đó phải bảo đảm ít nhất 24 giờ nghỉ liên tục. Trường hợp vào những ngày nghỉ hằng tuần đó, người lao động vẫn đi làm thì người sử dụng lao động phải sắp xếp thời gian nghỉ bù cho người lao động để bảo đảm sức khỏe. Phụ thuộc vào thời gian làm thêm giờ của người lao động, bên sử dụng lao động sẽ bố trí thời gian nghỉ bù phù hợp với thời gian làm thêm, vẫn phải đảm bảo đúng quy định của pháp luật.
2.2. Nghỉ bù vào ngày lễ:
Căn cứ quy định tại Điều 112 Bộ luật lao động năm 2019, ngày nghỉ lễ, tết pháp luật có quy định như sau:
– Ngày Tết dương lịch: được nghỉ 01 ngày vào ngày 01 tháng 01 dương lịch.
– Ngày Tết âm lịch: được nghỉ 05 ngày.
– Ngày Chiến thắng: được nghỉ 01 ngày vào ngày 30 tháng 4 dương lịch.
– Ngày Quốc tế lao động: được nghỉ 01 ngày vào ngày 01 tháng 5 dương lịch.
– Ngày Quốc khánh: được nghỉ 02 ngày vào ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau.
– Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: được nghỉ 01 ngày vào ngày 10 tháng 3 âm lịch.
Và vào những ngày này, người lao động sẽ được nghỉ và hưởng nguyên lương.
Theo đó, nếu như ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết thì người lao động sẽ được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp với ngày nghỉ lễ đó.
Ví dụ: Tết dương lịch (ngày 01 tháng 01) trùng với ngày nghỉ hằng tuần là Chủ nhật, thì khi đó người lao động sẽ được nghỉ thêm 01 ngày kế tiếp là ngày thứ hai.
3. Nghỉ bù sẽ được tính lương như thế nào?
Hiện nay, theo quy định của Bộ luật lao động năm 2019 không có quy định vào ngày nghỉ bù người lao động sẽ được trả lương. Bởi bản chất ngày nghỉ bù chính là ngày nghỉ không hưởng lương.
Ví dụ: Vào Tết dương lịch (ngày 01 tháng 01) trùng với ngày nghỉ hằng tuần là Chủ nhật, đáng lẽ vào ngày chủ nhật hàng tuần người lao động sẽ được nghỉ và không được hưởng lương. Do đó, vào ngày nghỉ kế tiếp là ngày nghỉ thứ hai được nghỉ bù thì sẽ không được hưởng lương.
4. Đi làm vào ngày nghỉ bù có được hưởng lương không?
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, nếu như người lao động làm thêm giờ vào ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần, thì khi đó tiền làm thêm giờ của người lao động sẽ được trả.
Nếu như đi làm vào ngày nghỉ bù khi ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ hằng tuần.
Theo đó, căn cứ quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 98 Bộ luật Lao động năm 2019, vào ngày nghỉ hằng tuần người lao động làm thêm thì sẽ được tính ít nhất bằng 200% tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm.
Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường x mức ít nhất 200% x Số giờ làm thêm.
(quy định tại Khoản 1 Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP).
Trường hợp người lao động có làm việc vào ban đêm thì sẽ được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
Công thức tính như sau:
Đối với người lao động hưởng lương theo thời gian, tiền lương làm việc vào ban đêm được tính như sau:
Tiền lương làm việc vào ban đêm = Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường + Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 30% x Số giờ làm việc vào ban đêm.
(quy định tại Khoản 1 Điều 56 Nghị định 145/2020/NĐ-CP).
Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm, tiền lương làm việc vào ban đêm được tính như sau:
Tiền lương làm việc vào ban đêm = Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường + Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 30% x Số sản phẩm làm vào ban đêm.
(quy định tại Khoản 2 Điều 56 Nghị định 145/2020/NĐ-CP).
5. Trường hợp người sử dụng lao động không trả tiền lương làm thêm giờ thì xử lý như thế nào?
Nếu như người lao động làm thêm vào ngày nghỉ bù nhưng người sử dụng lao động không tiến hành trả lương hoặc trả không đúng mức quy định thì có thế tiến hành xử lý như sau:
Thứ nhất, tiến hành khiếu nại:
Người lao động thực hiện khiếu nại lần đầu đến người sử dụng lao động. Thời gian thụ lý khiếu nại không quá 07 ngày làm việc. Và thời gian giải quyết không quá 30 ngày làm việc tính từ ngày thụ lý đơn khiếu nại (theo quy định tại Khoản 1 Điều 15
Nếu như người sử dụng lao động không giải quyết hoặc giải quyết mà người lao động không đồng ý thì tiến hành khiếu nại lần hai đến Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính.
Thời hiệu khiếu nại là 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu.
Thời gian giải quyết là 45 ngày làm việc, với những vụ việc phức tạp thời gian giải quyết là 60 ngày, tính từ ngày thụ lý đơn khiếu nại.
Thứ hai, tiến hành tố cáo:
Người lao động có thể tố cáo vi phạm của công ty đến Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (theo quy định tại Điều 37 Nghị định 24/2018/NĐ-CP).
Thời hạn giải quyết: không quá 30 ngày, tính từ ngày thụ lý đơn tố cáo.
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội xử lý khiếu nại, tố cáo tiến hành xác minh nếu như có hành vi vi phạm thì sẽ tiến hành xử phạt vi phạm hành chính đối với người sử dụng lao động, và yêu cầu giải quyết chế độ đầy đủ cho người lao động.
6. Công ty không trả đủ tiền lương làm thêm giờ thì bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, trường hợp công ty không trả hoặc trả không đủ số tiền lương làm thêm giờ thì bị xử phạt như sau:
– Đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động: phạt từ 5 triệu đến 10 triệu.
– Đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động: phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng.
– Đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động: phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng.
– Đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động: phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng.
– Đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên: phạt tiền từ 40 triệu đồng đến 50 triệu đồng.
CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI VIẾT: