Khi nào được khởi kiện quyết định hành chính? Khiếu nại quyết định hành chính hay khởi kiện quyết định hành chính?
Khiếu nại và giải quyết khiếu nại là những vấn đề xảy ra trong cuộc sống và thuờng xuyên gặp phải. Nhưng không phải ai cũng đã hiểu đúng và thực hiện đúng về Luật khiếu nại. Đặc biệt là khiếu nại đối với quyết định hành chính. Vậy bài viết dưới đây của Luật Dương gia sẽ giúp cho bạn đọc có thêm được những kiến thức pháp lý về vấn đề này.
1. Cơ sở pháp lý:
– Luật tố tụng hành chính 2015
2. Giải quyết vấn đề:
Mục lục bài viết
1. Quy định về hình thức khiếu nại quyết định hành chính
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Luật khiếu nại 2011 ta có thể thấy những hình thức khiếu nại quyết định hành chính theo quy định pháp luật như sau:
1. Việc khiếu nại được thực hiện bằng đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp.
2. Trường hợp khiếu nại được thực hiện bằng đơn thì trong đơn khiếu nại phải ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ của người khiếu nại; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại và yêu cầu giải quyết của người khiếu nại. Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ.
3. Trường hợp người khiếu nại đến khiếu nại trực tiếp thì người tiếp nhận khiếu nại hướng dẫn người khiếu nại viết đơn khiếu nại hoặc người tiếp nhận ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản và yêu cầu người khiếu nại ký hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản, trong đó ghi rõ nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Như vậy, đối với thủ tục khiếu nại quyết định hành chính thì người đưa đơn khiếu nại thông qua hai hình thức đó là khiếu nại bằng đơn hoặc khiếu nại trực tiếp. Đây là hai hình thức được nhà nước quy định và đảm bảo thực hiện việc khiếu nại quyết định hành chính.
Một nội dung nữa liên quan đến hình thức khiếu nại quyết định hành chính đó chính là nội dung của đơn khiếu nại quyết định hành chính. Trong nội dung đơn khiếu nại quyết định hành chính luôn phải có và đáp ứng đủ các điều kiện về ngày, tháng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ của người khiếu nại; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại và yêu cầu giải quyết của người khiếu nại.
2. Quy định về thời gian khiếu nại quyết định hành chính theo quy định pháp luật
Đối với mọi thủ tục khiếu nại, vấn đề về thời gian khiếu nại rất quan trọng. trong trường hợp quy định về khiếu nại quyết định hành chính thì thời gian được quy định như sau:
“Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính.
Trường hợp người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu vì ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.”
Như vậy, đối với quy định về thời gian khiếu nại quyết định hành chính thì thời gian khiếu nại trong trường hợp này là 90 ngày. 90 ngày này được tính kể từ ngày người nộp đơn khiếu nại quyết định hành chính nộp đơn khiếu nại quyết định hành chính tại cơ qian đơn vị hành chính
3. Những trường hợp khiếu nại quyết định hành chính không hợp lệ theo quy định pháp luật
Trong những trường hợp cụ thể theo quy định pháp luật thì những trường hợp khiếu nại quyết định hành chính không hợp lệ theo quy định pháp luật được quy định cụ thể tại Điều 11 Luật khiếu nại 2011 như sau:
“Khiếu nại thuộc một trong các trường hợp sau đây không được thụ lý giải quyết:
1. Quyết định hành chính, hành vi hành chính trong nội bộ cơ quan nhà nước để chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, công vụ; quyết định hành chính, hành vi hành chính trong chỉ đạo điều hành của cơ quan hành chính cấp trên với cơ quan hành chính cấp dưới; quyết định hành chính có chứa đựng các quy phạm pháp luật do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật; quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo danh mục do Chính phủ quy định;
2. Quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại không liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại;
3. Người khiếu nại không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ mà không có người đại diện hợp pháp;
4. Người đại diện không hợp pháp thực hiện khiếu nại;
5. Đơn khiếu nại không có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khiếu nại;
6. Thời hiệu, thời hạn khiếu nại đã hết mà không có lý do chính đáng;
7. Khiếu nại đã có quyết định giải quyết khiếu nại lần hai;
8. Có văn bản
9. Việc khiếu nại đã được Tòa án thụ lý hoặc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của Toà án, trừ quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính của Tòa án.”
Như vậy, không phải trong bất cứ trường hợp nào việc khiếu nại quyết định hành chính cũng được thụ lý và giải quyết. Nếu việc khiếu nại đó rơi vào một trong những trường hợp nếu trên như người khiếu nại không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ mà không có người đại diện hợp pháp; Người đại diện không hợp pháp thực hiện khiếu nại; Đơn khiếu nại không có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khiếu nại; Thời hiệu, thời hạn khiếu nại đã hết mà không có lý do chính đáng;Khiếu nại đã có quyết định giải quyết khiếu nại lần hai;… Thì việc giải quyết nại sẽ không thể thực hiện được
4. Khi nào được khởi kiện quyết định hành chính?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư Luật Dương gia Tôi có một vấn đề vướng mắc đang rất cần sự hỗ trợ và tư vấn của Luật sư như sau. Do xây dựng nhà khi chưa xin phép xây dựng nên ông Nguyễn Văn A bị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã xử phạt vi phạm hành chính (Quyết định số 13/QĐ-XPVPHC), trong đó phạt tiền ông A là 500.000 đồng và buộc ông A phải tháo dỡ công trình xây dựng trái phép. Ông A liền khởi kiện Quyết định số 13/QĐ-XPVPHC ra
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Luật tố tụng hành chính 2015
2. Giải quyết vấn đề:
Khiếu nại theo khoản 1 Điều 2 Luật khiếu nại 2011 là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành để quyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể.
Căn cứ Điều 7 Luật khiếu nại 2011 quy định về khiếu nại quyết định hành chính như sau:
“Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.”
Mặt khác theo quy định tại Điều 115 Luật tố tụng hành chính 2015 thì:
“1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện vụ án đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc trong trường hợp không đồng ý với quyết định, hành vi đó hoặc đã khiếu nại với người có thẩm quyền giải quyết, nhưng hết thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết nhưng không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại về quyết định, hành vi đó.
2. Tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện vụ án đối với quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh trong trường hợp không đồng ý với quyết định đó.
3. Cá nhân có quyền khởi kiện vụ án về danh sách cử tri trong trường hợp đã khiếu nại với cơ quan có thẩm quyền giải quyết, nhưng hết thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết, nhưng không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại đó.”
Như vậy, Luật khiếu nại 2011 hay Luật tố tụng hành chính 2015 không quy định về vấn đề phải khiếu nại mới có thể khởi kiện. Mà việc khởi kiện có thể thực hiện ngay từ thời điểm tổ chức,cá nhân nhận được quyết định hành chính và không đồng ý với quyết định đó. Việc giải quyết theo con đường nào đều do tổ chức, cá nhân quyết định.
Do vậy, đối với trường hợp này, ông A thực hiện khởi kiện quyết định hành chính ngay từ khi nhận được quyết định hành chính là không sai theo quy định của pháp luật.