Sát hạch lái xe là việc kiểm tra, đánh giá năng lực, điều kiện để cấp giấy phép lái xe. Vậy khi nào được công nhận kết quả sát hạch giấy phép lái xe?
Mục lục bài viết
1. Khi nào được công nhận kết quả sát hạch giấy phép lái xe?
1.1. Công nhận kết quả sát hạch giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3, A4:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 27
– Đối với chí sinh đạt nội dung sát hạch của lý thuyết và thực hành lái xe trong hình thì được công nhận trúng tuyển;
– Trường hợp là thí sinh không được công nhận trúng tuyển thì sẽ được đăng ký sát hạch lại kể từ kỳ sát hạch tiếp theo, với cùng một cơ quan quản lý sát hạch cấp giấy phép lái xe;
– Đối với thí sinh không đạt về nội dung sát hạch lý thuyết thì không được dự thì trong nội dung sát hạch thực hành lái xe trong hình;
– Đối với thí sinh đạt nội dung sát hạch lý thuyết nhưng không đạt nội dung sát hạch thực hành lái xe trong hình thì sẽ được bảo lưu kết quả sát hạch lý thuyết trong thời gian 01 năm kể từ ngày đạt kết quả sát hạch; nếu trường hợp muốn dự sát hạch thì phải đáp ứng điều kiện về độ tuổi,
– Thí sinh mang điện thoại hoặc thiết bị truyền tin trong phòng sát hạch lý thuyết hoặc có các hành vi gian dối khác sẽ làm sai lệch kết quả sát hạch sẽ bị đình chỉ làm bài và bị hủy bỏ kết quả sát hạch.
1.2. Công nhận kết quả sát hạch giấy phép lái xe hạng B1 số tự động, B1, B2, C, D, E, các hạng F:
Căn cứ theo khoản 1 Điều 27
– Đối với thí sinh đạt nội dung sát hạch của lý thuyết, sát hạch lái xe ô tô bằng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông, thực hành lái xe trong hình và trên đường thì sẽ được công nhận trúng tuyển;
– Đối với thí sinh không được công nhận trúng tuyển thì sẽ được đăng ký sát hạch lại kể từ kỳ sát hạch tiếp theo, với cùng một cơ quan quản lý sát hạch cấp giấy phép lái xe;
– Đối với thí sinh không đạt nội dung sát hạch lý thuyết thì sẽ không được tham gia thi sát hạch nội dung sát hạch lái xe ô tô bằng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông; trường hợp không đạt nội dung sát hạch lái xe ô tô bằng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông thì sẽ không được sát hạch thực hành lái xe trong hình; nếu không đạt nội dung sát hạch thực hành lái xe trong hình thì sẽ không được sát hạch nội dung sát hạch lái xe trên đường;
– Đối với thí sinh đạt nội dung sát hạch lý thuyết, thì đối với phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông, thực hành lái xe trong hình sẽ được bảo lưu kết quả nội dung sát hạch đạt trong thời gian 01 năm, kể từ ngày có nội dung sát hạch đạt tại kỳ sát hạch gần nhất; nếu trường hợp muốn dự sát hạch phải đáp ứng điều kiện về độ tuổi, có
– Đối với những thí sinh mang điện thoại hoặc thiết bị truyền tin trong phòng sát hạch lý thuyết, trên xe sát hạch hoặc có các hành vi gian dối khác làm sai lệch kết quả sát hạch thì sẽ bị đình chỉ làm bài, hủy bỏ kết quả sát hạch.
2. Quy định của pháp luật về phân hạng giấy phép lái xe:
Hiện nay, theo quy định tại Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT ngày 15 tháng 04 năm 2017 được sửa đổi bởi Thông tư 38/2019/TT-BGTVT. Quy định về việc đào tạo, sát hạch, và cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, giấy phép lái xe được phân hạng cụ thể như sau:
– Đối với giấy phép lái xe hạng A1 sẽ được cấp cho những người lái xe mục đích để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3; hoặc người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật.
– Đối với giấy phép lái xe hạng A2 sẽ được cấp cho những người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe được quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.
– Đối với giấy phép lái xe hạng A3 sẽ cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô ba bánh và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các loại xe tương tự.
– Các đối tượng được cớ quan có thẩm quyền cấp giấy phép lái xe hạng A4 bao gồm người lái xe để điều khiển các loại máy kéo nhỏ có trọng tải đến 1.000 kg. 5.
– Đối với giấy phép lái xe hạng B1 số tự động cấp cho những người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây: Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg; Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe; Ô tô dùng cho người khuyết tật.
– Đố với giấy phép lái xe hạng B1 sẽ được cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây: Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg; Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe; Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
– Đối với loại giấy phép lái xe hạng B2 pháp luật hiện nay quy định được cấp cho những người hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây: Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1 và Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
– Đối với giấy phép lái xe hạng C pháp luật quy định sẽ được dùng để cấp cho những người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây: Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên; Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2 và Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên.
– Đối với giấy phép lái xe hạng D, pháp luật hiện nay có quy định đối với giấy phép lái xe hạng D được cấp cho người lái xe để thực hiện điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2 và C và các loại xe Ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe.
– Pháp luật hiện nay có quy định đối với giấy phép lái xe hạng E sẽ được dùng để cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây: Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và D và Ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi;.
3. Thời gian cấp giấy phép lái xe trong bao lâu?
Căn cứ Khoản 3 Điều 35 Thông tư 12/2017 /TT- BGTVT sửa đổi bởi Thông tư 38/2019/TT-BGTVT Quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ quy định như sau:
– Người đã đạt kết quả kỳ sát hạch được cấp giấy phép lái xe đúng hạng đã trúng tuyển; đối với trường hợp nâng hạng hoặc cấp lại do quá thời hạn sử dụng quy định tại khoản 1 Điều 36 của Thông tư Thông tư 12/2017 /TT- BGTVTv sửa đổi bởi Thông tư 38/2019/TT-BGTVTv phải xuất trình bản chính giấy phép lái xe khi đến nhận giấy phép lái xe.
– Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải cấp giấy phép lái xe cho người trúng tuyển dựa theo căn cứ theo quyết định công nhận trúng tuyển kỳ sát hạch. Ngày trúng tuyển sẽ ghi tại mặt sau giấy phép lái xe là ngày ký quyết định công nhận trúng tuyển kỳ sát hạch.
– Thời gian để được cấp giấy phép lái xe chậm nhất không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kỳ sát hạch.
Như vậy, theo quy định hiện nay thì trong thời gian là 10 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kỳ sát hạch, sẽ nhận được giấy phép lái xe.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 12/2017 /TT- BGTVTv sửa đổi bởi Thông tư 38/2019/TT-BGTVT quy địnhvề đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.