Nhiệm vụ, quyền hạn của Công an nhân dân. Chức năng của Công an nhân dân. Khi nào cán bộ công an bị đuổi ra khỏi ngành? Cán bộ công an bị đuổi ra khỏi ngành có được hưởng chế độ gì không?
Công an nhân dân là ngành nghề cao quý, là lực lượng vũ trang trọng yếu được Đảng, Nhà nước nhà nhân dân tin tưởng, giao phó cho nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ quốc và trật tự xã hội. Do đó, ngành công an luôn có những yêu cầu và tiêu chí khắt khe khi tuyển dụng nhân lực. Khi đáp ứng được các tiêu chí được đặt ra đối với một chiến sĩ công an nhân dân thì cán bộ công an phải chấp hành nghiêm chỉnh, không được để xảy ra những sai phạm để bị đuổi ra khỏi ngành. Vậy, khi nào thì cán bộ công an bị đuổi ra khỏi ngành? Khi bị đuổi ra khỏi ngành như vậy thì người đó có được hưởng chế độ gì hay không?
Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568
Căn cứ pháp lý:
–
–
– Nghị định số 49/2019/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 06/6/2019 quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Công an nhân dân;
–
Mục lục bài viết
1. Nhiệm vụ và quyền hạn của Công an nhân dân:
– Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Luật Công an nhân dân năm 2018, công an hay còn được được gọi với cái tên đầy đủ hơn là Công an nhân dân được biết đến với vai trò là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân với nhiệm vụ chuyên trách là bảo vệ an ninh quốc gia; bảo vệ an toàn, trật tự xã hội và đấu tranh phòng, chống tội phạm, những hành vi vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, an toàn và trật tự xã hội.
Có thể thấy, công an nhân dân giữa một vị trí quan trọng trong Bộ máy nhà nước hiện nay. Vì vậy, ngoài thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và phong chống tội phạm, lực lượng công an nhân dân còn làm ở những vị trí công tác khác nhau trong Bộ máy chính quyền nhà nước ở các cấp khác nhau từ Bộ, ban, ngành,…
– Nhiệm vụ và quyền hạn của Công an nhân dân hiện nay được quy định tại Điều 16 Luật Công an nhân dân năm 2018, cụ thể như sau:
+ Công an nhân dân có nhiệm vụ và quyền hạn trong việc chủ động phòng ngừa và phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại những âm mưu, hoạt động xâm phạm đến an ninh quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc;
+ Công an nhân dân có nhiệm vụ và quyền hạn trong việc bảo vệ chế độ an ninh chính trị và an ninh trong các lĩnh vực như kinh tế, quốc phòng, tư tưởng- văn hoá, đối ngoại, xã hội, thông tin, môi trường, khoa học và công nghệ và bảo vệ các lợi ích khác của quốc gia;
+ Công an nhân dân có nhiệm vụ và quyền hạn trong việc bảo vệ khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam cũng như bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, cơ quan, tổ chức tại Việt Nam;
+ Công an nhân dân có nhiệm vụ và quyền hạn trong việc quản lý về bảo vệ an ninh quốc gia, bí mật nhà nước; quản lý về xuất- nhập cảnh, quá cảnh và cư trú của các chủ thể nước ngoài tại Việt Nam; kiểm soát hoạt động xuất- nhập cảnh và quá cảnh; phối hợp với lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam và các địa phương có liên quan trong việc bảo vệ và quản lý biên giới quốc gia, cửa khẩu, hải đảo, vùng biển, vùng trời và các khu vực biên giới khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
+ Công an nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn trong việc thu thập thông tin, đánh giá, dự báo tình hình, thẩm định, đánh giá tác động về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn, xã hội và đấu tranh phòng, chống tội phạm vi phạm pháp luật để đề xuất với Đảng và Nhà nước để đưa ra đường lối, chiến lực và chính sách, pháp luật đúng đắn;
+ Công an nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn trong hoạt động tình báo theo đúng quy định pháp luật;
+ Công an nhân dân có nhiệm vụ và quyền hạn trong việc bảo vệ lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước và các quan khách quốc tế về thăm và làm việc tại Việt Nam; bảo vệ các sự kiện quan trọng của Nhà nước theo chỉ đạo; bảo vệ những chủ thể nắm giữ hoặc có liên quan đến bí mật quốc gia; bao vệ những chuyến vận chuyển hàng hoá đặc biệt;
+ Công an nhân dân có nhiệm vụ và quyền hạn trong việc quản lý an ninh mạng, bảo vệ và phòng, chống tội phạm mạng;
+ Ngoài ra, công an nhân dân có có một số nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của Luật Công an nhân dân năm 2018 và một số pháp luật khác có quy định liên quan.
2. Chức năng của Công an nhân dân:
Theo quy định tại Điều 15 Luật Công an nhân dân năm 2018, công an nhân dân hiện nay có các chức năng cơ bản như:
– Tham mưu với Đảng và Nhà nước về vấn đề bảo vệ an tinh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và những hành vi vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, an toàn xã hội;
– Quản lý nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự- an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và những vi phạm về an ninh quốc gia, trật tự-an toàn xã hội;
– Đấu tranh để phòng, chống các âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, tội phạm và những hành vi vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự và an toàn xã hội.
3. Khi nào cán bộ công an bị đuổi ra khỏi ngành?
Theo Luật Công an nhân dân năm 2018, người làm trong ngành Công an nhân dân vi phạm sẽ bị xử lý vi phạm theo quy định pháp luật tuỳ vào tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý vi phạm theo các hình thức khác nhau như kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp nếu cán bộ công an gây thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng cho người khác, gây thiệt hại về tài sản hoặc lợi ích chính đáng của cá nhân, cơ quan hay tổ chức thì phải thực hiện bồi thường theo quy định pháp luật.
Bên cạnh đó, theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 12 Nghị định số 49/2019/NĐ-CP thì công nhân công an không thuộc trường hợp được nghỉ hưu theo quy định mà có phẩm chất đạo đức không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ hoặc không hoàn thành chức trách, nhiệm vụ 02 năm liên tiếp hoặc không đủ tiêu chuẩn về sức khỏe thì bị buộc thôi việc- bị đuổi ra khỏi ngành Công an nhân dân.
Như vậy khi công an nhân dân có dấu hiệu hay có hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật thì sẽ xem xét về tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi mà đưa ra mức xử phạt cụ thể.
Chẳng hạn đối với trường hợp Công an phường đánh dân bị đuổi ra khỏi ngành tại phường Sông Bằng, thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng. Trung tá Đặng Đình Đoàn bị cách chức phó Công an phường Sông bằng và “ cho thôi phục vụ trong ngành công an” do đánh người dân khi thi hành nhiệm vụ (Theo Báo VN Express).
Một ví dụ khác về kỷ luật cán bộ công an với hình thức loại bỏ khỏi ngành là trường hợp loại khỏi ngành công an nhân dân đối với ông Nguyễn Xô Việt (35 tuổi là cán bộ Đội tổng hợp Công an Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên) do có hành vi trái chuẩn mực với 02 nhân viên Trạm dừng nghỉ Hải Đăng thuộc cao tốc Hà Nội- Thái Nguyên. Theo đó, ông Việt có hành vi xâm hại đến sức khoẻ và có hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác, đồng thời vi phạm quy tắc ứng xử của lực lượng Công an nhân dân. Ông Việt bị giáng quân hàm từ thượng uý xuống truy uý và bị đuổi khỏi ngành. Ông phải trả quân trạng, xuất ngũ về địa phương từ ngày 19/11/2019. ( Théo Báo Thanh niên).
4. Cán bộ công an bị đuổi ra khỏi ngành có được hưởng chế độ gì không?
Theo quy định tại Nghị định số 112/2020/NĐ-CP thì công chức, viên chức khi bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc (đối với công an nhân dân là bị đuổi ra khỏi ngành) thì không được hưởng chế độ thôi việc. Cụ thể, công chức, viên chức khi bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc thì không được hưởng chế độ thôi việc những vẫn được thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội đã đóng theo thời gian làm việc đã đóng báo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
Theo đó, cán bộ công an khi bị đuổi ra khỏi ngành vẫn được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo thời gian đã tham gia bảo hiểm xã hội khi làm việc. Theo Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 thì công an nhân dân khi xuất ngũ mà không đủ điều kiện hưởng lương hưu sẽ được hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Theo đó, mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi bị đuổi khỏi ngành công an cũng được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cụ thể cứ mỗi năm được tính như sau:
– Đối với những năm đóng trước năm 2014 thì áp dụng hệ số 1,5 nhân với mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội;
– Đối với những năm đóng từ năm 2014 trở đi thì áp dụng hệ số 2 nhân với mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.