Không có lỗi khi tham gia giao thông thì cảnh sát giao thông có quyền dừng xe kiểm tra không? Khi nào cảnh sát giao thông được dừng xe, phương tiện giao thông?
Có thể nói, giao thông chính là huyết mạch của đất nước, như chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “…giao thông tốt thì các việc đều dễ dàng, giao thông xấu thì các việc đình trệ”. Chính vì vậy, việc bảo đảm an toàn giao thông có ý nghĩa đặc biệt quan trong trong việc phát triển của đất nước cả về kinh tế – xã hội, an ninh – quốc phòng và hội nhập quốc tế. Hiện nay, với việc thi hành quy định của Luật Giao thông đường bộ và các văn bản liên quan, tình hình giao thông của nước ta đã có chuyển biến tích cực.
Tuy nhiên bên cạnh đó, vẫn còn một bộ phận cá nhân còn ý thức kém trong việc chấp hành quy định của pháp luật, để xảy ra những hậu quả không đáng có khi tham gia giao thông. Để đảm bảo kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm những hành vi vi phạm này, nhiệm vụ của cảnh sát giao thông thực hiện việc tuần tra, kiểm soát để kiểm sát người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ có vai trò đặc biệt quan trọng. Vậy, câu hỏi đặt ra trong trường hợp nào cảnh sát giao thông được dừng phương tiện?
Mục lục bài viết
1. Quyền hạn của cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát giao thông
Theo quy định tại Điều 5 của Luật giao thông đường bộ năm 2008, sĩ quan, hạ sĩ quan cảnh sát giao thông (gọi chung là cán bộ) thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát giao thông có các quyền hạn sau đây:
– Cán bộ tuần tra, kiểm soát được dừng, kiểm soát phương tiện, giấy tờ của phương tiện và người điều khiển, người trên phương tiện.
– Khi phát hiện hành vi vi phạm, được tiến hành xử lý theo quy định của pháp luật và áp dụng các biện pháp ngăn chặn, bảo đảm cho việc xử lý.
– Được yêu cầu cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân phối hợp, hỗ trợ giải quyết tai nạn giao thông; ùn tắc, cản trở giao thông hoặc trường hợp khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.
– Trong trường hợp quy định, được sử dụng các vũ khí, công cụ hỗ trợ và phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ. Bên cạnh đó, được trưng dụng các phương tiện, thiết bị của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong trường hợp được quy định.
2. Các hình thức tuần tra, kiểm soát
Với những quyền hạn trên, cảnh sát giao thông có thể thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát của mình dưới các hình thức sau đây:
– Thứ nhất, thực hiện tuần tra, kiểm soát công khai như: Tuần tra, kiểm soát cơ động; Kiểm soát tại trạm Cảnh sát giao thông; Kiểm soát tại một điểm trên đường giao thông; Tuần tra, kiểm soát cơ động kết hợp kiểm soát tại một điểm trên đường giao thông.
Lưu ý:
Tuần tra, kiểm soát công khai phải có kế hoạch được Trưởng phòng Tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc thuộc Cục Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng Công an cấp huyện trở lên phê duyệt. Kế hoạch tuần tra, kiểm soát phải ghi rõ thời gian, tuyến đường, địa điểm thực hiện tuần tra, kiểm soát.
– Thứ hai, thực hiện tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang như:
+ Hóa trang sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông;
+ Đấu tranh phòng, chống tội phạm; khi tình hình an ninh, trật tự hoặc trật tự, an toàn giao thông phức tạp.
Lưu ý:
Việc tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang phải có kế hoạch tuần tra, kiểm soát được người có thẩm quyền quy định. Nội dung kế hoạch phải nêu rõ phương pháp thực hiện, lực lượng, phương thức liên lạc, thời gian, địa bàn tuần tra, kiểm soát; phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng để tuần tra, kiểm soát;
– Thứ ba, thực hiện kiểm soát thông qua hệ thống giám sát; xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ bao gồm các thiết bị đầu cuối (máy đo tốc độ có hình ảnh; camera giám sát,…) lắp đặt cố định trên tuyến giao thông; hệ thống xử lý tại trung tâm, phần mềm quản lý và cơ sở dữ liệu; hệ thống truyền dữ liệu,…
Lưu ý:
Các hành vi vi phạm do thiết bị kỹ thuật của hệ thống giám sát, xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ ghi, thu được phải thống kê, lập danh sách, in thành bản ảnh hoặc bản ghi, thu về hành vi vi phạm và lưu giữ trong hồ sơ vụ, việc vi phạm hành chính theo quy định của Bộ Công an về công tác hồ sơ.
– Thứ tư, thực hiện huy động các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã phối hợp tuần tra, kiểm soát trong trường hợp cần thiết
3. Các trường hợp được dừng phương tiện theo quy định của pháp luật hiện hành
Theo quy định tại Điều 12 Thông tư số 01/2016/TT-BCA, cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được dừng phương tiện để kiểm soát trong các trường hợp sau:
– Trường hợp 1: Cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ;
– Trường hợp 2: Cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên;
– Trường hợp 3: Thực hiện kế hoạch tổ chức tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của Trưởng phòng Tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc thuộc Cục Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên;
– Trường hợp 4: Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp;
– Trường hợp 5: Cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát nhận được tin báo, tố giác về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông.
Lưu ý:
Việc dừng phương tiện để thực hiện tuần tra, kiểm soát cần đảm bảo các yêu cầu sau:
– Một là, đảm bảo an toàn và đúng quy định của pháp luật;
– Hai là, việc thực hiện tuần tra, kiểm soát không làm cản trở đến hoạt động giao thông;
– Ba là, khi đã dừng phương tiện phải thực hiện việc kiểm soát, nếu phát hiện vi phạm phải xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.
4. Về nội dung tuần tra, kiểm soát theo quy định của pháp luật
– Nội dung tuần tra phải được thực hiện trong kế hoạch tuần tra, kiểm soát được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Cán bộ làm nhiệm vụ tuần tra trong phạm vi địa bàn được phân công.
– Việc kiểm soát người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ được thực hiện với các nội dung kiểm soát gồm: kiểm soát các giấy tờ có liên quan đến người và phương tiện (Giấy phép lái xe; Giấy đăng ký xe; Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện cơ giới đường bộ; Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới,…); Kiểm soát các điều kiện tham gia giao thông của phương tiện (Điều kiện an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; biển số, đèn xe, tình trạng kỹ thuật của phương tiện,…); Trang bị các phương tiện phòng cháy và chữa cháy, giấy phép vận chuyển,…
– Kiểm soát hoạt động vận tải đường bộ, kiểm soát hàng hóa, đồ vật chuyên chở trên phương tiện.
TƯ VẤN MỘT TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, em tôi đang lưu thông trên đường quốc lộ, tự nhiên cảnh sát giao thông vẫy xe lại và yêu cầu tôi xuất trình giấy giờ. Em tôi hỏi là mắc lỗi gì mà kiểm tra, nhưng cảnh sát đó không nói, yêu cầu em tôi đứng sát vào mép đường đợi gần một tiếng rồi bảo đi đi. Vậy xin cho tôi hỏi có trường hợp nào như em tôi không và trường hợp nào thì được dừng xe?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 12 của Thông tư số
“Điều 12. Các trường hợp được dừng phương tiện
1. Việc dừng phương tiện phải bảo đảm các yêu cầu sau:
a) An toàn, đúng quy định của pháp luật;
b) Không làm cản trở đến hoạt động giao thông;
c) Khi đã dừng phương tiện phải thực hiện việc kiểm soát, nếu phát hiện vi phạm phải xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.
2. Cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được dừng phương tiện để kiểm soát trong các trường hợp sau:
a) Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ;
b) Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên.
Luật sư
c) Thực hiện kế hoạch tổ chức tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của Trưởng phòng Tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc thuộc Cục Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên;
d) Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp;
đ) Tin báo, tố giác về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông”.
Như vậy, căn cứ quy định này, cảnh sát giao thông khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm sát hoàn toàn có quyền yêu cầu em bạn dừng xe khi có một trong các căn cứ trên. Tuy nhiên, việc dừng xe cần phải đảm bảo các yêu cầu theo quy định của pháp luật, đảm bảo an toàn, không làm cản trở đến hoạt động giao thông. Do đó, việc yêu cầu em bạn dừng xe và đứng chờ 1h trong khi không có lỗi vi phạm là hoàn toàn không thỏa đáng, gây cản trở đến việc tham gia giao thông của em bạn.