Khi doanh nghiệp tuyên bố phá sản, lương của người lao động trả thế nào? Thứ tự giải quyết các nghĩa vụ tài chính khi doanh nghiệp phá sản. Phá sản là gì? Điều kiện của phá sản doanh nghiệp.
Thực tiễn cho thấy, không phải doanh nghiệp nào khi hoạt động cũng có lợi nhuận, việc doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả dẫn tới thua lỗ bị buộc phải tuyên bố giải thể, phá sản. Vậy, khi doanh nghiệp phá sản thì quyền lợi của người lao động được giải quyết như thế nào? Bài viết này, Luật Dương gia xin được phân tích như sau:
Mục lục bài viết
1. Phá sản là gì? Điều kiện của phá sản doanh nghiệp
1.1. Khái niệm phá sản
Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản. Vậy một doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản khi nào? Điều kiện để phá sản doanh nghiệp là gì? Thủ tục để tuyên bố phá sản ra sao? Và việc xử lý tài sản sau khi tuyên bố phá sản doanh nghiệp như thế nào? Bài viết dưới đây của công ty Luật Á Châu chúng tôi sẽ giải đáp những vấn đề trên.
1.2. Điều kiện để doanh nghiệp phá sản
Để biết doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản khi nào thì cần biết được một doanh nghiệp khi nào bị coi là phá sản. Căn cứ theo
Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản. Như vậy, một doanh nghiệp được coi là phá sản khi thỏa mãn đồng thời hai điều kiện.
Thứ nhất, doanh nghiệp đã mất khả năng thanh toán
Thứ hai, doanh nghiệp bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.
Vậy, do chưa có quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp của Tòa án nhân dân có thẩm quyền, doanh nghiệp của bạn chưa thể coi là bị phá sản.
2. Thứ tự ưu tiên thanh toán khi doanh nghiệp phá sản
Căn cứ theo Điều 54
1.Trường hợp Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản thì tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã được phân chia theo thứ tự sau:
a) Chi phí phá sản;
b) Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo
c) Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;
d) Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.
2.Trường hợp giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi đã thanh toán đủ các khoản quy định tại khoản 1 Điều này mà vẫn còn thì phần còn lại này thuộc về:
a) Thành viên hợp tác xã, hợp tác xã thành viên;
b) Chủ doanh nghiệp tư nhân;
c) Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
d) Thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, cổ đông của công ty cổ phần;
đ) Thành viên của Công ty hợp danh.
3.Nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán theo quy định tại khoản 1 Điều này thì từng đối tượng cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ.”
Theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp 2014 quy định về trách nhiệm của doanh nghiệp đối với nghĩa vụ tài chính. Theo đó, doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm hữu hạn và chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ của mình.
– Trường hợp 1: Nếu doanh nghiệp phá sản là doanh nghiệp tư nhân hay công ty hợp danh, thì việc công ty có khoản nợ với bất cứ ai thì chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh phải chịu trách nhiệm hoàn trả lại hết khoản nợ với trách nhiệm vô hạn. Bởi vì bản chất của chủ doanh nghiệp tư nhân và thành viên hợp danh là chịu trách nhiệm vô hạn. Khi đó, người sử dụng lao động vẫn phải có trách nhiệm thanh toán đầy đủ tiền lương cho người lao động.
– Trường hợp 2: Nếu doanh nghiệp đó không phải là doanh nghiệp tư nhân hay công ty hợp danh thì khi doanh nghiệp phá sản, doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm hữu hạn (Trách nhiệm hữu hạn của doanh nghiệp: là việc người góp vốn, chủ sở hữu doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về các khoản tài chính của doanh nghiệp trong phạm vi vốn góp của mình. Có thể hiểu đơn giản là khi doanh nghiệp giải thể, phải thanh toán các khoản nợ tài chính thì chủ sở hữu, cũng như người góp vốn vào doanh nghiệp chỉ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, mà không phải chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng của mình) khi thanh toán các khoản nợ và sẽ thanh toán theo thứ tự ưu tiên như sau:
+ Chi phí phá sản;
+ Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo
+ Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;
+ Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.
Doanh nghiệp đã thanh toán các khoản nợ theo thứ tự ưu tiên, nhưng khi thanh toán các khoản nợ cho người lao động thì không đủ để thanh toán: Nếu như sau khi trả xong chi phí phá sản, mà doanh nghiệp không còn để thanh toán tiền lương, thì trong trường hợp này người lao động sẽ không được nhận bất cứ khoản nào. Trong trường hợp còn nhưng không đủ để chia cho người lao động, thì sẽ thực hiện Khoản 3 Điều 54
3. Doanh nghiệp trả lương cho người lao động khi phá sản
“Điều 48. Trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động
1.Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày:
a) Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;
b) Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;
c) Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;
d) Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm.
2.Tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động được ưu tiên thanh toán trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:
a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;
b) Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.”
Điều đó cũng có nghĩa rằng, khi người sử dụng lao động phải có trách nhiệm trả đủ lương, chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động nhằm hoàn thiện hồ sơ của người lao động để họ giải quyết các chế độ liên quan đến bảo hiểm hay người lao động sang công ty khác để làm việc. Liên quan đến sổ bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động là một trong những câu chuyện nhức nhối khi tư vấn về bảo hiểm.
Thực tiễn cho thấy, nhiều công ty nợ bảo hiểm xã hội nên khi người lao động muốn yêu cầu công ty báo giảm và chốt bảo hiểm xã hội cho mình cũng rất mất thời gian. Nhiều công ty hoạt động không tốt, phải tạm ngưng hoạt động và cho người lao động nghỉ nhưng lại không làm hồ sơ để làm thủ tục giải thể hay phá sản theo quy định của pháp luật về lao động và bảo hiểm. Đối với những doanh nghiệp không hoàn thiện hồ sơ giải thể, phá sản theo quy định sẽ gây khó khăn cho người lao động khi yêu cầu công ty chốt sổ bảo hiểm xã hội.
Đối với những trường hợp thực tế công ty không hoạt động nhưng công ty không làm thủ tục giải thể, phá sản, tạm ngưng hoạt động mà nợ lương của người lao động, theo đó để hạn chế những hành vi này pháp luật có quy định về xử phạt vi phạm hành chính. Căn cứ theo Khoản 2, Điều 16 Nghị định 28/2020/NĐ-CP có quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động.
“2. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn; không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động; không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, công việc đòi hỏi đã qua đào tạo, học nghề theo quy định của pháp luật; trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc ban đêm, tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật; khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật; trả lương không đúng quy định cho người lao động khi tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động, trong thời gian tạm đình chỉ công việc, trong thời gian đình công, những ngày người lao động chưa nghỉ hàng năm theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.”
Như vậy, tùy vào từng hành vi, mức độ vi phạm mà nhà làm luật có những chế tài xử phạt khác nhau. Việc tăng mức chế tài xử phạt đối với người sử dụng lao động trong trường hợp nợ lương của người lao động đã thể hiện phần nào sự răn đe đối với người sử dụng lao động. Thực tiễn cho thấy, việc kéo dài thời gian trả lương cho người lao động ở một số doanh nghiệp vẫn còn diễn ra khá phổ biến nhưng người lao động không dám lên tiếng để bảo vệ quyền lợi của chính mình, tư duy sợ mất thời gian, tốn kém chi phí đi lại vẫn còn là một rào cản lớn đối với người lao động.