Khế ước xã hội là một tác kinh điển, được sự quan tâm của nhiều người có quan tâm đến nền pháp lý, đặc biệt là liên quan đến nhân quyền. Đây được coi là một cơ sở tư tưởng quan trọng của thời kỳ Khai sáng, mở đường cho Cách mạng Pháp và Tuyên ngôn nhân quyền Pháp năm 1789.
Mục lục bài viết
1. Khế ước xã hội là gì?
Khế ước Xã hội là một học thuyết mô tả việc con người cùng thỏa thuận từ bỏ trạng thái tự nhiên để xây dựng cuộc sống cộng đồng. Về mặt luật pháp, Khế ước xã hội thể hiện cụ thể là một tờ khế ước, một bản hợp đồng mà trên đó các thành viên xã hội thống nhất các nguyên tắc để chung sống với nhau.
Được xuất bản lần đầu năm 1762, Khế ước xã hội là tác phẩm phác họa trật tự chính trị của Rousseau. Đây là cuốn sách có ảnh hưởng nhiều tới triết học phương Tây, được đánh giá là một trong những tác phẩm quan trọng nhất trong thời kỳ Khai sáng, mở đường cho Cách mạng Pháp và Tuyên ngôn nhân quyền Pháp năm 1789.
Cuốn sách được chia làm bốn quyển, mỗi quyển gồm nhiều chương nhỏ, là tác phẩm mà Rouseau viết với mong muốn “tìm xem trong trật tự của một xã hội dân sự có thể có một luật lệ cai trị nào cho chắc chắn và hợp tình hợp lý”. Khi đặt bút viết Khế ước xã hội, Rousseau muốn tìm ra những nguyên lý chính đáng để thiết lập nhà nước và chính quyền dân sự. Nhà nước được thiết lập thông qua một khế ước do tất cả người dân đồng thuận, trao quyền lực chính trị cho chính quyền – những người công bộc của dân – để điều hành đất nước theo nguyện vọng và ý chí tập thể. Chính quyền đó có thể bị thu hồi quyền lực bất cứ lúc nào nếu không làm đúng những chức năng được nhân dân giao phó. Cuốn sách do đó được coi là bản họa đồ nhằm xây dựng một thể chế dân chủ – cộng hòa, ngày nay hiểu là một chính quyền của dân, do dân và vì dân.
Trong Khế ước xã hội, Rousseau cho rằng trạng thái tự nhiên bị tha hóa, trở thành một tình trạng dã man không còn luật pháp hay đạo đức, nên loài người cần một thể chế để tồn tại. Theo Rousseau, bằng cách sát cánh bên nhau thông qua một khế ước xã hội và từ bỏ các quyền tự nhiên, cá nhân sẽ giải thoát cả hai áp lực về sự cạnh tranh và phụ thuộc vào nhau, và như thế loài người vẫn tồn tại tự do. Bởi khi đã trao quyền lực cho những người đại diện cho nguyện vọng và ý chí chung của quảng đại quần chúng, thì chính điều này đảm bảo cho cá nhân khỏi bị lệ thuộc vào ý chí của các cá nhân khác.
Jean Jacques Rousseau (1712 – 1778) sinh tại Thụy Sỹ, là một nhà triết học thuộc trào lưu Khai sáng có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của lý thuyết xã hội, và sự phát triển của chủ nghĩa dân tộc. Rousseau cũng có nhiều đóng góp cho âm nhạc cả trên phương diện lý luận và sáng tác. Ông là người sáng tạo nên cách viết tiểu sử kiểu hiện đại với trọng tâm đặt vào tính chủ thể. Ông còn viết tiểu thuyết và đóng góp quan trọng cho trào lưu lãng mạn trong văn học. Tại Việt Nam, Rousseau đã được biết tới từ đầu thế kỷ XX với tên phiên âm là Lư Thoa. Tuy nhiên rất ít sĩ phu Việt Nam thời đó biết tới Khế ước xã hội. Cuốn Khế ước xã hội do giáo sư Dương Văn Hóa dịch giới thiệu tới độc giả Việt Nam bản tiếng Việt đầy đủ của cuốn sách – một trong những tư tưởng gốc của nền chính trị dân chủ.
2. Định nghĩa về khế ước xã hội trong tiếng Anh:
– Khế ước xã hội trong tiếng anh là The Social Contract
The Social Contract is a theory that describes the human agreement to give up the natural state in order to build a community life. In terms of law, a social contract specifically shows a contract, a contract on which members of the society agree on principles to live together.
In the Social Contract, Rousseau argues that the natural state has been corrupted, turned into a barbaric state with no law or morality, so that humans need an institution to survive. According to Rousseau, by standing side by side through a social contract and giving up natural rights, the individual releases both pressures of competition and dependence, and thus the human race remains. at freedom. Because when power has been given to those who represent the aspirations and general will of the masses, it is this that ensures the individual from being dependent on the will of other individuals.
3. Bàn về khế ước xã hội theo quan điểm Rousseau:
Trong những nhân tài lỗi lạc ở cuối thế kỷ 18, Jean Jacques Rousseau (1712-1778) là ngôi sao sáng hơn cả bởi vì quan niệm quốc trị của ông vẫn còn nhiều ảnh hưởng hàng trăm năm sau khi ông qua đời. Qua một số tác phẩm để đời, Rousseau phê phán những bất công trong xã hội mà ông gặp phải. Các triết gia cùng thời với Rousseau cũng nhận thấy các tệ đoan xã hội nhưng họ chỉ muốn thay đổi xã hội dần dần bởi vì họ nghĩ con người vốn ích kỷ và không có khả năng tự quản trị quốc sự. Theo họ, con người cần được tự do để đạt các ước mơ cá nhân và chính quyền cũng như Giáo Hội cần phải để cho con người được tự do. Bởi vì quyền tự do và quyền uy chính trị là hai thế lực đối chọi cho nên các triết gia đồng thời với Rousseau lý luận rằng phải quy định các giới hạn của những quyền tự do cần thiết để có thể cân bằng với quyền uy chính trị.
Khác với đại đa số các triết gia lúc đó, Rousseau muốn cải tạo xã hội một cách hoàn toàn. Ông nâng cao giá trị tự do nhưng cũng đồng thời lo ngại sự lạm dụng quyền tự do để lo cho quyền lợi riêng tư có thể băng hoại xã hội. Theo ông, mặc dầu xã hội có nhiều bất công, con người vẫn cần đến xã hội để làm điểm tựa hầu xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn. Ông nghĩ rằng con người sống trong tình trạng thiên nhiên có nhiều mỹ tính đáng quý nhưng các mỹ tính này đã bị xã hội văn minh của nhân loại tiêu diệt. Rousseau cố gắng đưa ra một mô hình xã hội mà con người có thể xây dựng từ xã hội đương thời để tránh những bất công phi nhân bản. Ông tin rằng trong một xã hội lý tưởng, quyền tự do của con người và quyền uy chính trị sẽ hòa đồng. Trong xã hội lý tưởng đó, quyền tự do và quyền uy chính trị không những không đối chọi mà còn tương trợ lẫn nhau.
Khi đặt bút viết Khế ước Xã hội, Rousseau minh định là tìm xem đâu là nguyên lý chính đáng thiết lập nên nhà nước và chính quyền dân sự. Nhà nước được lập nên bởi một khế ước do tất cả mọi người dân đồng thuận, trao quyền lực chính trị cho chính quyền là những người công bộc của dân để điều hành đất nước theo nguyện vọng và ý chí tập thể. Quyền lực chính trị của chính quyền sẽ bị thu hồi bất kỳ lúc nào, nếu chính quyền không làm đúng chức năng được nhân dân giao phó. Khế ước Xã hội, do đó, được coi là bản họa đồ xây dựng một thể chế dân chủ-cộng hòa hiểu theo nghĩa ngày nay, một chính quyền “của dân, do dân và vì dân”.
Những vấn nạn Rousseau nêu ra về vai trò tuyệt đối vô tư của Lập pháp, về sự tiếm quyền của hành pháp đã được các nhà sáng lập ra nước Mỹ giải quyết bằng nguyên tắc phân quyền và đại biểu dân cử. Dĩ nhiên, không có chế độ nào có thể được coi là hoàn hảo, nhưng như Churchill đã nói: “Dân chủ không phải là một chế độ hoàn hảo, nhưng còn khá hơn bất kỳ một chế độ nào đã từng có trong lịch sử loài người,” và sau này Thủ tướng Nehru của Ấn độ cũng đồng tình: “Dân chủ là một chế độ tốt vì mọi chế độ khác đều tệ hơn rất nhiều.” Nền tảng tư tưởng chính trị của Rousseau, thể hiện trong Khế ước Xã hội–nhà nước được thiết lập bởi một khế ước xã hội, quyền lực chính trị thuộc về toàn dân, và nhận định về vai trò tôn giáo trong xã hội–đã tấn công thẳng vào chế độ chính trị đương thời, và khiến cho tác phẩm này bị liệt vào hàng các Tư tưởng Nguy hiểm và bị đốt tại Paris và Genève.
Triết lý Khế Ước Xã Hội của Rousseau lý luận là dân quyền của con người vốn đến từ xã hội, thay vì thiên nhiên, cho nên con người phải giao hoán tất cả quyền hành lại cho quốc gia khi liên kết với nhau để tổ chức quốc gia. Toàn thể thành viên (công dân) trong cộng đồng xã hội (hay quốc gia) trở thành một tập thể chính trị với quyền hành tối thượng. Quyền hành tối thượng này thuộc về cộng đồng thay vì một cá nhân hay một nhóm lãnh đạo. Cộng đồng khó có thể xây dựng quyền hành tối thượng nếu các thành viên trong cộng đồng đều đòi giữ lại quyền hành cá nhân; nếu mọi người đều tự ý làm theo ý muốn của cá nhân, xã hội sẽ trở nên hổn loạn và nhân loại sẽ lùi bước trở lại trạng thái thiên nhiên.
Con người liên kết qua một khế ước và từ bỏ quyền tự do sống theo cảm xúc cá nhân mang tính cách phản xã hội. Quyền tự do sống theo ý muốn riêng và quyền làm chủ tất cả những gì mà sức mạnh cá nhân cho phép không phải là quyền tự do chân chính. Khế ước liên kết giúp con người vượt qua những yếu điểm thiên nhiên như sự sợ hãi hay nguy cơ bị cướp mất tư sản bởi những kẻ mạnh hơn, v.v. Mặc dầu con người giao hoán dân quyền cho xã hội, con người sống trong xã hội không bị thiệt thòi mà còn đạt được nhiều quyền lợi hữu ích. Trong tổ chức xã hội, con người có được quyền hành đến từ sự liên kết – đó là dân quyền – và bằng khoán cho những tài sản hợp pháp của cá nhân. Tài sản thuộc sở hữu cá nhân này được toàn thể cộng đồng công nhận, và toàn thể thành viên trong cộng đồng đều được bình đẳng dưới pháp luật.
Theo khế ước liên kết hay khế ước xã hội (cũng được gọi vắng tắt là Xã Ước), một cá nhân sẽ cống hiến trọn quyền hành của mình cho những người khác và được những người thụ quyền giao lại quyền hành của họ cho cá nhân đó. Kết quả của hình thức tổ chức này là không ai mất bất cứ gì có giá trị nhưng mọi người đều được bảo an bởi sức mạnh của cộng đồng hay tổ chức (quốc gia). Tóm lại, hình thức tổ chức này không đánh mất quyền tự do của con người nhưng lại có thể bảo vệ cho những thành viên của tổ chức hay xã hội.
Khế ước xã hội không cho chính phủ hay tập thể nhân dân quyền hành riêng biệt; chính phủ chỉ là công cụ của dân và không có quyền hành độc lập. Xã hội giữ vai trò của một nhân vật công cộng được xem như là quốc gia khi mang nhiệm vụ thụ động và được nắm vai trò tối thượng khi mang trọng trách năng động. Những thành viên của xã hội, gọi chung là nhân dân, cũng giữ hai vai trò như xã hội: khi họ cùng tham gia quyết định các chính sách quốc gia, họ được xem như là công dân; nhưng khi họ chỉ cúi đầu tuân phục mà không thể ảnh hưởng chính sách quốc gia, họ chỉ là thần dân hay nô lệ.
Sự thành công của hình thức tổ chức đặt căn bản trên khế ước xã hội hoàn toàn tùy thuộc vào khả năng của nhân dân và xã hội làm tròn những trọng trách đã được liệt kê. Các thành viên của xã hội, hay nhân dân, phải luôn quan tâm đến quyền lợi tập thể và tránh không để quyền lợi cá nhân làm lu mờ giá trị của quyền lợi chung. Song song, xã hội cũng phải sinh hoạt trên căn bản của Y¨ Muốn Tập Thể. Y¨ Muốn Tập Thể luôn luôn chủ trương bảo vệ và cống hiến cho sự an lạc của quốc gia cũng như của nhân dân – các thành viên của quốc gia. Y¨ Muốn Tập Thể là căn nguyên của luật pháp và là cây thước đo lường những việc phải trái trong các tương quan giữa nhân dân.