Quyền kháng nghị của Viện kiểm sát có vai trò hết sức quan trọng qua đó thể hiện nhiệm vụ giám sát hoạt động Tư pháp của Viện kiểm sát. Việc kháng nghị của Viện kiểm sát sẽ giúp giảm được những oan sai, kịp thời sửa chữa những sai lầm của Tòa án ( nếu có ) trong các bản án, quyết định của Tòa án.
Mục lục bài viết
1. Kháng nghị của Viện kiểm sát là gì?
Kháng nghị của Viện kiểm sát là việc Viện kiểm sát, khi thực hành quyền kiểm sát hoạt động tư pháp không đồng ý với với toàn bộ hoặc một phần bản án, quyết định của
Kháng nghị là quyền theo luật định, đồng thời, là một trong những hoạt động chủ yếu của Viện kiểm sát trong hoạt động kiểm sát tư pháp.
Kháng nghị tiếng Anh là ” Appeal “
Kháng nghị của Viện kiểm sát tiếng Anh là “Appeal of the Procuracy “
2. Quyền kháng nghị của Viện kiểm sát:
Viện kiểm sát cùng cấp và Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị đối với bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án. Quyền kháng nghị của Viện kiểm sát xuất phát từ chức năng kiểm sát Tư pháp, tức là kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự và quyền công tố buộc tội tại phiên tòa. Sau khi xét xử sơ thẩm, nếu viện kiểm sát thấy bản án, quyết định sơ thẩm không đảm bảo tính hợp pháp, căn cứ, tội danh, hình phạt, mức bồi thường thiệt hại và các biện pháp khác do tòa sơ thẩm áp dụng không phù hợp với thực tế khách quan, tính chất và mức độ nghiêm trọng của vụ án hình sự thì có quyền kháng nghị một phần hoặc toàn bộ nội dung bản án, quyết định sơ thẩm.
3. Quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự về việc kháng nghị của Viện kiểm sát:
Thẩm quyền kháng nghị:
Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp và cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị bản án sơ thẩm, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm.
Quyết định kháng nghị của Viện kiểm sát
Quyết định kháng nghị của Viện kiểm sát phải bằng văn bản và có các nội dung chính sau đây:
– Ngày, tháng, năm ra quyết định kháng nghị và số của quyết định kháng nghị;
– Tên của Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị;
– Kháng nghị toàn bộ hoặc phần của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật;
– Lý do của việc kháng nghị và yêu cầu của Viện kiểm sát;
– Họ, tên của người ký quyết định kháng nghị và đóng dấu của Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị.
Quyết định kháng nghị phải được gửi ngay cho Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng nghị để Tòa án cấp sơ thẩm tiến hành các thủ tục do Bộ luật này quy định và gửi hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp phúc thẩm theo quy định tại Điều 283 của
Kèm theo quyết định kháng nghị là tài liệu, chứng cứ bổ sung (nếu có) để chứng minh cho kháng nghị của Viện kiểm sát là có căn cứ và hợp pháp.
Thời hạn kháng nghị
– Thời hạn kháng nghị đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm của Viện kiểm sát cùng cấp là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 01 tháng, kể từ ngày tuyên án. Trường hợp Kiểm sát viên không tham gia phiên tòa thì thời hạn kháng nghị tính từ ngày Viện kiểm sát cùng cấp nhận được bản án.
– Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp đối với quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm là 07 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 10 ngày, kể từ ngày Viện kiểm sát cùng cấp nhận được quyết định.
– Khi Tòa án nhận được quyết định kháng nghị của Viện kiểm sát mà quyết định kháng nghị đó đã quá thời hạn quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này thì Tòa án cấp sơ thẩm yêu cầu Viện kiểm sát giải thích bằng văn bản và nêu rõ lý do.
– Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị phải gửi ngay quyết định kháng nghị cho đương sự có liên quan đến kháng nghị.
– Người được
Hậu quả của việc kháng cáo, kháng nghị
– Bản án sơ thẩm, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm hoặc những phần bản án sơ thẩm, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì chưa được đưa ra thi hành, trừ trường hợp pháp luật quy định cho thi hành ngay.
– Bản án sơ thẩm, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm hoặc những phần bản án sơ thẩm, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
Gửi hồ sơ vụ án và kháng cáo, kháng nghị
Tòa án cấp sơ thẩm phải gửi hồ sơ vụ án, đơn kháng cáo, quyết định kháng nghị và tài liệu, chứng cứ bổ sung kèm theo cho Tòa án cấp phúc thẩm trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày:
– Hết thời hạn kháng nghị;
– Hết thời hạn kháng cáo, người kháng cáo đã nộp cho Tòa án cấp sơ thẩm biên lai thu tiền tạm ứng án phí phúc thẩm.
Thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị
– Trường hợp chưa hết thời hạn kháng cáo theo quy định tại Điều 273 của
Trường hợp chưa hết thời hạn kháng nghị theo quy định tại Điều 280 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì Viện kiểm sát đã kháng nghị có quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị mà không bị giới hạn bởi phạm vi kháng nghị ban đầu.
– Trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, người kháng cáo có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo, Viện kiểm sát đã kháng nghị có quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị, nhưng không được vượt quá phạm vi kháng cáo, kháng nghị ban đầu, nếu thời hạn kháng cáo, kháng nghị đã hết.
– Trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, người kháng cáo có quyền rút kháng cáo, Viện kiểm sát đã kháng nghị hoặc Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền rút kháng nghị.
Tòa án cấp phúc thẩm đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với những phần của vụ án mà người kháng cáo đã rút kháng cáo hoặc Viện kiểm sát đã rút kháng nghị.
Việc đình chỉ xét xử phúc thẩm trước khi mở phiên tòa do Thẩm phán chủ tọa phiên tòa quyết định, tại phiên tòa do Hội đồng xét xử quyết định.
– Việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị trước khi mở phiên tòa phải được lập thành văn bản và gửi cho Tòa án cấp phúc thẩm. Tòa án cấp phúc thẩm phải thông báo cho các đương sự về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị, thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo.
Việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị tại phiên tòa phải được ghi vào biên bản phiên tòa.
4. Quy định của Bộ luật tố tụng Dân sự về việc kháng nghị của Viện kiểm sát:
Thẩm quyền kháng nghị:
Quy định trong Bộ luật Tố tụng Dân sự: Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp và cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị bản án sơ thẩm, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm.
Quyết định kháng nghị của Viện kiểm sát:
Quyết định kháng nghị của Viện kiểm sát phải bằng văn bản và có các nội dung chính sau đây:
– Ngày, tháng, năm ra quyết định kháng nghị và số của quyết định kháng nghị;
– Tên của Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị;
– Kháng nghị toàn bộ hoặc phần của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật;
– Lý do của việc kháng nghị và yêu cầu của Viện kiểm sát;
– Họ, tên của người ký quyết định kháng nghị và đóng dấu của Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị.
Quyết định kháng nghị phải được gửi ngay cho Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng nghị để Tòa án cấp sơ thẩm tiến hành các thủ tục do Bộ luật này quy định và gửi hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp phúc thẩm theo quy định tại Điều 283 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Kèm theo quyết định kháng nghị là tài liệu, chứng cứ bổ sung (nếu có) để chứng minh cho kháng nghị của Viện kiểm sát là có căn cứ và hợp pháp.
Phạm vi kháng nghị:
Viện kiểm sát có thể kháng nghị toàn bộ hay một phần bản án hoặc quyết định đối với tất cả bị cáo và những người tham gia tố tụng khác hay chỉ với một số người. Viện kiểm sát có quyền yêu cầu toà án giải quyết lại vụ án theo hướng tăng nặng hoặc giảm nhẹ hình phạt, tăng hay giảm mức bồi thường… cho phù hợp với pháp luật, đường lối, chính sách của Nhà nước và thực tế khách quan của vụ án (Điều 336
Thời hạn kháng nghị:
– Thời hạn kháng nghị đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm của Viện kiểm sát cùng cấp là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 01 tháng, kể từ ngày tuyên án. Trường hợp Kiểm sát viên không tham gia phiên tòa thì thời hạn kháng nghị tính từ ngày Viện kiểm sát cùng cấp nhận được bản án.
– Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp đối với quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm là 07 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 10 ngày, kể từ ngày Viện kiểm sát cùng cấp nhận được quyết định.
– Khi Tòa án nhận được quyết định kháng nghị của Viện kiểm sát mà quyết định kháng nghị đó đã quá thời hạn quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này thì Tòa án cấp sơ thẩm yêu cầu Viện kiểm sát giải thích bằng văn bản và nêu rõ lý do.“
Thông báo về việc kháng nghị:
– Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị phải gửi ngay quyết định kháng nghị cho đương sự có liên quan đến kháng nghị.
– Người được thông báo về việc kháng nghị có quyền gửi văn bản nêu ý kiến của mình về nội dung kháng nghị cho Tòa án cấp phúc thẩm. Văn bản nêu ý kiến của họ được đưa vào hồ sơ vụ án.
Hậu quả của việc kháng nghị:
Bản án sơ thẩm, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm hoặc những phần bản án sơ thẩm, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng nghị thì chưa được đưa ra thi hành, trừ trường hợp pháp luật quy định cho thi hành ngay.
Gửi hồ sơ vụ án và kháng cáo, kháng nghị:
Tòa án cấp sơ thẩm phải gửi hồ sơ vụ án quyết định kháng nghị và tài liệu, chứng cứ bổ sung kèm theo cho Tòa án cấp phúc thẩm trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn kháng nghị.
Thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị:
– Trường hợp chưa hết thời hạn kháng nghị theo quy định tại Điều 280 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì Viện kiểm sát đã kháng nghị có quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị mà không bị giới hạn bởi phạm vi kháng nghị ban đầu.
– Trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, Viện kiểm sát đã kháng nghị có quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị, nhưng không được vượt quá phạm vi kháng cáo, kháng nghị ban đầu, nếu thời hạn kháng cáo, kháng nghị đã hết.
– Trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, Viện kiểm sát đã kháng nghị hoặc Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền rút kháng nghị.
Tòa án cấp phúc thẩm đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với những phần của vụ án mà Viện kiểm sát đã rút kháng nghị.
Việc đình chỉ xét xử phúc thẩm trước khi mở phiên tòa do Thẩm phán chủ tọa phiên tòa quyết định, tại phiên tòa do Hội đồng xét xử quyết định.
– Việc thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị trước khi mở phiên tòa phải được lập thành văn bản và gửi cho Tòa án cấp phúc thẩm.
Việc thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị tại phiên tòa phải được ghi vào biên bản phiên tòa.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
–
– Bộ luật tố tụng dân sự 2015.