Quyết định công nhận ly hôn thuận tình là kết quả của quá trình ly hôn đồng thuận. Vậy kháng cáo quyết định công nhận thuận tình ly hôn được không?
Mục lục bài viết
1. Kháng cáo quyết định công nhận thuận tình ly hôn được không?
Theo các quy định của
– Thuận tình ly hôn: tại Điều 55 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về thuận tình ly hôn, theo điều này thì trong trường hợp vợ chồng cùng nhau yêu cầu ly hôn, nếu như xét thấy cả hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và cũng đã thỏa thuận về việc chia tài sản, về việc ai là người sẽ trực tiếp trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên các cơ sở là bảo đảm được các quyền lợi chính đáng của vợ và con thì khi đó Tòa án sẽ công nhận thuận tình ly hôn; nếu như cả hai vợ chồng không thỏa thuận được hoặc là có các thỏa thuận nhưng không bảo đảm được các quyền lợi chính đáng của vợ và con thì lúc này Tòa án sẽ giải quyết việc ly hôn.
– Đơn phương ly hôn: tại Điều 56 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về ly hôn theo yêu cầu của một bên, theo điều này thì:
+ Khi vợ hoặc chồng thực hiện yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án mà không thành thì khi đó Tòa án sẽ giải quyết cho ly hôn nếu như có các căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc có vi phạm nghiêm trọng về quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng khiến cho hôn nhân của vợ chồng lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
+ Trong trường hợp là vợ hoặc chồng của người đã bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì khi này Tòa án sẽ giải quyết cho ly hôn.
+ Trong trường hợp mà có yêu cầu ly hôn theo các quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì lúc này Tòa án sẽ giải quyết cho ly hôn nếu như có các căn cứ về việc chồng, vợ có các hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, đến sức khỏe, đến tinh thần của người kia.
Qua quy định trên thì ta có thể hiểu thuận tình ly hôn đó chính là trường hợp ly hôn theo yêu cầu của hai vợ chồng khi cả hai vợ chồng đã thỏa thuận được tất cả những vấn đề như là vấn đề về quan hệ vợ chồng; vấn đề về quyền nuôi con, cấp dưỡng; vấn đề về chia tài sản;vấn đề về việc trông nom nuôi dưỡng, giáo dục con trên cơ sở là bảo đảm được các quyền, lợi ích chính đáng của vợ và con thì khi này Tòa án sẽ công nhận đồng thuận ly hôn.
Theo quy định tại Điều 213
– Quyết định công nhận về sự thỏa thuận của những đương sự sẽ có hiệu lực pháp luật ngay sau khi mà được ban hành và sẽ không bị kháng cáo, bị kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
– Quyết định công nhận sự thỏa thuận của những đương sự chỉ có thể sẽ bị kháng nghị theo thủ tục gíam đốc thẩm nếu như có các căn cứ cho rằng những sự thỏa thuận đó là do bị nhầm lẫn, bị lừa dối, bị đe dọa, bị cưỡng ép hoặc có vi phạm các điều cấm của luật, trái với đạo đức xã hội.
Trường hợp mà khi nhận quyết định ly hôn mà vợ, chồng muốn thay đổi lại các nội dung của quyết định công nhận thuận tình ly hôn thì:
– Trường hợp là quyết định công nhận thuận tình ly hôn mà sai lỗi chính tả, bị ghi sai thông tin cá nhân, các thông tin của hai vợ chồng đã được ghi ở bản cam kết khai tại Tòa án lúc mà giải quyết thủ tục thuận tình ly hôn thì các đương sự có quyền yêu cầu Tòa án cấp lại về quyết định công nhận thuận tình ly hôn đúng với các thông tin thực tế.
– Trường hợp mà muốn thay đổi lại các nội dung mà đã thỏa thuận như là thay đổi quyền trực tiếp nuôi con, về mức cấp dưỡng, hoặc là kháng cáo toàn bộ vụ án nhằm để thay đổi quyết định công nhận thuận tình ly hôn thì sẽ căn cứ theo Điều 213 của
Như vậy, Quyết định công nhận sự thỏa thuận ly hôn của hai vợ chồng sẽ không được kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm mà sẽ chỉ có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nếu như có các căn cứ cho rằng sự thỏa thuận ly hôn đó là do bị nhầm lẫn, bị lừa dối, bị đe dọa, bị cưỡng ép hoặc là có vi phạm các điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội. Theo đó, những người mà có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm ở đây có bao gồm: là Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, là Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao sẽ có quyền để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm về bản án, quyết định mà đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, của Tòa án nhân dân cấp huyện mà trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.
2. Thời điểm có hiệu lực của quyết định công nhận thuận tình ly hôn:
Tại khoản 1 Điều 212 Bộ Luật Dân sự 2015 có quy định về ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự, theo quy định này thì hết thời hạn là 07 ngày, kể từ ngày mà lập biên bản hòa giải thành mà không có một đương sự nào thay đổi về ý kiến về sự thoả thuận đó thì khi đó Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải hoặc là một Thẩm phán mà được Chánh án Tòa án phân công sẽ phải ra quyết định công nhận về sự thoả thuận của các đương sự.
Thêm nữa, tại Điều 57 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về thời điểm chấm dứt hôn nhân và trách nhiệm gửi bản án, quyết định ly hôn, theo quy định này thì:
– Quan hệ hôn nhân của hai vợ chồng sẽ phải chấm dứt kể từ ngày mà bản án hay quyết định ly hôn của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
– Tòa án đã giải quyết về vấn đề ly hôn sẽ phải gửi bản án, quyết định ly hôn mà đã có hiệu lực pháp luật cho các cơ quan đã thực hiện việc đăng ký kết hôn nhằm để ghi vào sổ hộ tịch; cả hai bên ly hôn; các cá nhân, các cơ quan, các tổ chức khác theo các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự và những luật khác có liên quan.
Như vậy, một trong hai bên vợ chồng hoặc là cả hai bên vợ chồng chỉ có thể thay đổi về việc thỏa thuận về việc ly hôn thuận tình trong thời hạn là 07 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành. Nếu như trường hợp cả hai bên thống nhất được việc ly hôn thuận tình và đã được Tòa án thụ lý giải quyết và đac đưa ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn thì về quyết định này sẽ có hiệu lực ngay kể từ ngày ban hành. Đồng thời là quan hệ hôn nhận của cả hai vợ chồng sẽ chính thức chấm dứt. Đây chính là căn cứ thể hiện cả hai bên hiện đã trong tình trạng là chưa kết hôn.
3. Thuận tình ly hôn có được vắng mặt không?
Pháp luật về tố tụng dân sự Việt Nam cho phép các đương sự được vắng mặt ở trong một số trường hợp nhất định mà Tòa án vẫn sẽ tiến hành giải quyết vụ việc.
Tại đây, theo quy định tại Điều 397 của Bộ luật Dân sự 2015, Tòa án sẽ tiến hành hòa giải để cho vợ chồng đoàn tụ. Các bên mà có yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn sẽ không được ủy quyền cho những người khác tham gia vào buổi hòa giải này (căn cứ khoản 4 Điều 85 của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015).
Nếu một trong các bên mà vắng mặt tại buổi hòa giải này thì khi đó Tòa án sẽ không có căn cứ để xác định về ý chí, về mong muốn, về nguyện vọng của các bên. Do vậy mà Tòa có thể sẽ ra quyết định đình chỉ về giải quyết việc dân sự và sẽ chuyển sang giải quyết vụ án dân sự theo các quy định tại khoản 5 Điều 397 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
– Một trong hai bên có yêu cầu ly hôn thuận tình vắng mặt tại phiên họp giải quyết việc dân sự
Nếu một trong các bên mà vắng mặt tại phiên họp giải quyết về việc dân sự, thì sẽ căn cứ vào quy định tại khoản 2 Điều 367 của Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 thì người yêu cầu hoặc là người đại diện hợp pháp, hay người bảo vệ quyền và các lợi ích hợp pháp của họ sẽ phải tham gia phiên họp theo giấy triệu tập của chính Tòa án. Người yêu cầu mà vắng mặt lần thứ nhất thì khi đó Tòa án sẽ hoãn phiên họp, trừ trường hợp là người yêu cầu đề nghị Tòa án thực hiện giải quyết việc dân sự vắng mặt họ. Trường hợp mà người yêu cầu đã được Toà án gửi giấy triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà họ vẫn vắng mặt thì họ sẽ bị coi là từ bỏ yêu cầu và Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự; ở trong trường hợp này thì quyền yêu cầu Tòa án thực hiện giải quyết việc dân sự đó theo đúng thủ tục do Bộ luật này quy định vẫn được bảo đảm.
Quy quy định trên, ta thấy:
– Một trong những bên vắng mặt lần thứ nhất: khi này Tòa án có thẩm quyền sẽ thực hiện hoãn phiên họp giải quyết việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn;
– Một trong những bên vắng mặt lần thứ hai: Tòa án có thẩm quyền sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự do có sự vắng mặt của một trong hai bên mà được coi là từ bỏ yêu cầu.
Như vậy, để được ly hôn thuận tình, cả hai vợ chồng không thể vắng mặt tại những buổi làm việc theo giấy triệu tập hợp lệ của Tòa án bởi vì:
– Tòa án sẽ có thể ra quyết định đình chỉ giải quyết về việc dân sự về công nhận thuận tình ly hôn, các thỏa thuận nuôi con, về phân chia tài sản khi ly hôn và sẽ thụ lý vụ án để giải quyết theo đúng thủ tục chung, nếu như cả hai bên không có mặt tại buổi hòa giải (do các bên đều không thể có sự thỏa thuận về vấn đề hôn nhân, về vấn đề nuôi dưỡng con cái, tài sản chung…) theo các quy định tại khoản 5 Điều 397 của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
– Ngoài ra, khi mà được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất mà hai vợ chồng vắng mặt thì Tòa án sẽ hoãn phiên họp giải quyết về việc dân sự, còn nếu như hai vợ chồng được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ 2 mà cả hai vẫn vắng mặt thì Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự theo các quy định tại Điều 367 của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
4. Hồ sơ xin thuận tình ly hôn:
Khi hai vợ chồng đều đồng thuận ly hôn thì cả hai bên đều chuẩn bị hồ sơ giấy tờ sau để nộp lên toà án:
– Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn (đơn này hai vợ chồng có thể lên toà án nơi thẩm quyền giải quyết để xin mua);
– Giấy đăng ký kết hôn (bản chính);
– Giấy chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu của cả hai vợ chồng (bản sao chứng thực);
– GIấy đăng ký kết hôn (bản chính);
– Giấy tờ chứng minh về nơi cư trú;
– Giấy khai sinh của con (bản sao chứng thực).
Các văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
– Luật Hôn nhân và gia đình 2014;
– Bộ luật tố tụng dân sự 2015.